Các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 25)

Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng bù đắp chi phí, duy trì lợi nhuận và được đo bằng thị phần của sản phẩm và dịch vụ trên thị trường. Nó được xác định trên cơ sở 4 nhóm yếu tố chủ yếu sau:

(1) Chất lượng, khả năng cung ứng, mức độ chuyên môn hoá các đầu vào (2) Các ngành sản xuất và dịch vụ trợ giúp cho doanh nghiệp

(3) Nhu cầu đối với sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp, đến yêu cầu của khách hàng về chất lượng của sản phẩm, dịch vụ

(4) Mức độ cạnh tranh trên lĩnh vực mà doanh nghiệp kinh doanh, vị thế của doanh nghiệp so với các doanh nghiệp tham gia cạnh tranh

Nhóm yếu tố thứ nhất bao gồm các yếu tố liên quan đến chất lượng, khả năng cung ứng, mức độ chuyên môn hoá các đầu vào của doanh nghiệp như:

- Nguồn nhân lực

- Nguồn vốn (hệ thống ngân hàng, thị trường chứng khoán) - Kết cấu hạ tầng kỹ thuật

- Hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước - Kết cấu hạ tầng về thông tin

- Các tài nguyên thiên nhiên

Sự phong phú dồi dào của yếu tố sản xuất có vai trò nhất định đối với lợi thế cạnh tranh. Các doanh nghiệp có thể có được lợi thế cạnh tranh nếu họ sử dụng các nhân tố đầu vào có chi phí thấp, chất lượng cao và có vai trò quan trọng trong cạnh tranh. Tuy nhiên, có những trường hợp sự dồi dào về nhân tố sản xuất lại làm giảm lợi thế cạnh tranh nếu như chúng không được phân bổ hợp lý và sử dụng có hiệu quả. Việc duy trì lợi thế cạnh tranh đầu vào phụ thuộc nhiều vào việc đầu vào đó là đầu vào cơ bản hay cao cấp; được sử dụng phổ biến hay mang tính chất chuyên ngành. Đầu vào cơ bản bao gồm: nguồn tài nguyên thiên nhiên, lao động giản đơn, nguồn vốn tài chính. Đầu vào cao cấp gồm: hệ thống hạ tầng viễn thông hiện đại, lao động có tay nghề và trình độ cao. Tầm quan trọng của đầu vào cơ bản trong việc tạo ra lợi thế cạnh tranh ngày một giảm do khả năng cung ứng và nhu cầu sử dụng chúng giảm dần. Ngược lại, các đầu vào cao cấp hiện đang là những đầu vào quan trọng giúp các doanh nghiệp tạo được lợi thế cạnh tranh dựa vào tính chất độc đáo của sản phẩm và công nghệ.

Nhóm yếu tố thứ hai liên quan đến các ngành sản xuất và dịch vụ trợ giúp cho doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả như dịch vụ vận tải, xây dựng, nhà ở hay các doanh nghiệp sản xuất các chi tiết để lắp ráp thành một sản phẩm hoàn chỉnh. Đối với mỗi doanh nghiệp, các ngành sản xuất hỗ trợ là những ngành sản xuất cung ứng đầu vào cho chuỗi hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Trong khi đó, các ngành sản xuất liên quan là những ngành mà doanh nghiệp có thể phối hợp hoặc chia sẻ các hoạt động thuộc chuỗi hoạt động sản xuất kinh doanh; việc chia sẻ hoạt động thường diễn ra ở các khâu như: phát triển kỹ thuật, sản xuất, phân phối, tiếp thị hoặc dịch vụ. Nói chung, một quốc gia có lợi thế cạnh tranh trong nhiều ngành hỗ trợ và liên quan sẽ tạo ra lợi thế

cạnh tranh cho doanh nghiệp. Lợi thế cạnh tranh của các ngành cung ứng và liên quan sẽ tạo ra lợi thế tiềm tàng cho các doanh nghiệp như cung cấp trong thời gian ngắn và với chi phí thấp; duy trì quan hệ hợp tác liên tục; các nhà cung ứng giúp doanh nghiệp nhận thức các phương pháp và cơ hội mới để áp dụng công nghệ mới. Ngược lại, doanh nghiệp ở khâu sau có cơ hội tác động tới những nỗ lực về kỹ thuật của các nhà cung ứng và là nơi kiểm chứng những cải tiến của nhà cung ứng.

Nhóm yếu tố thứ ba liên quan đến nhu cầu đối với sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp, đến yêu cầu của khách hàng về chất lượng của sản phẩm, dịch vụ. Nhu cầu và sức mua có lớn không, thị trường có mức đàn hồi lớn không, khách hàng có đòi hỏi thay đổi sản phẩm thường xuyên không. Thông qua nhu cầu của khách hàng mà doanh nghiệp xác định mức đầu tư, tốc độ và động cơ đổi mới. Nhu cầu của khách hàng thường được chia thành nhiều phân đoạn. Một phân đoạn thị trường có dung lượng lớn có thể thu hút sự chú ý và ưu tiên đáp ứng của doanh nghiệp và cho phép họ khai thác hiệu quả lợi thế kinh tế nhờ quy mô. Tốc độ tăng trưởng nhu cầu nhanh sẽ kích thích doanh nghiệp áp dụng các công nghệ mới nhanh hơn. Bên cạnh đó, nhu cầu bão hòa nhanh chóng cũng có thể tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp, tăng cường mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, nó buộc các doanh nghiệp phải tiếp tục đổi mới và cải tiến, tạo sức ép giảm giá, tạo ra các đặc tính mới của sản phẩm, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Qua đó, sẽ loại bỏ các doanh nghiệp yếu, không đủ sức cạnh tranh và số doanh nghiệp còn lại sẽ ít hơn nhưng là những doanh nghiệp mạnh hơn.

Nhóm yếu tố thứ tư liên quan đến mức độ cạnh tranh trên lĩnh vực mà doanh nghiệp kinh doanh, vị thế của doanh nghiệp so với các doanh nghiệp tham

gia cạnh tranh (về vốn, công nghệ, nguồn nhân lực,...). Môi trường có cạnh tranh

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 25)