Đánh giá chung

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 55)

Nhìn chung, môi trường kinh doanh trong nước đã được cải thiện, môi trường cạnh tranh đã dần hình thành qua hơn 10 năm đổi mới, song vẫn còn nhiều ách tắc, bất cập chưa đáp ứng được yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Do vậy, chưa trở thành động lực mạnh thúc đẩy, hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Trong những năm qua, chúng ta không thể phủ nhận rằng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam đã có bước tiến đáng kể, nhiều doanh nghiệp có bước phát triển nhanh về năng lực quản lý, khả năng phát triển thị trường, hiệu quả sản xuất kinh doanh ngày một tăng. Một số doanh nghiệp đã áp dụng công nghệ hiện đại, sản xuất ra những sản phẩm có mẫu mã đẹp, chất lượng cao, giá thành hạ. Vì vậy, trong 3 năm từ 2001 đến 2003, doanh thu thuần của các doanh nghiệp Việt Nam tăng bình quân 21,6%/năm, tổng nguồn vốn tăng bình quân 16,2%/năm. Cùng với sự gia tăng về số lượng, hoạt động của các doanh nghiệp ngày càng đạt được những tiến bộ về hiệu quả sản xuất kinh doanh với tổng mức lỗ liên tục giảm: từ 11.392 tỷ đồng năm 2001 xuống còn 10.959 tỷ đồng năm 2002 và đến năm 2003 tổng mức lỗ chỉ còn là 10.852 tỷ đồng; tổng mức lãi đã tăng đáng kể: từ 58.637 tỷ đồng năm 2001 lên 73.196 tỷ đồng năm 2002 và đến năm 2003 tổng mức lãi đã là 89.054 tỷ đồng. Mức lỗ bình quân của một doanh nghiệp giảm mạnh, mức lãi tăng: năm 2001 mức lỗ bình quân của một doanh nghiệp là 1.115 triệu đồng thì đến năm 2002 và 2003 mức lỗ bình quân của một doanh nghiệp chỉ còn là 828 triệu đồng và 648

triệu đồng; mức lãi bình quân của một doanh nghiệp trong các năm 2001, 2002, 2003 lần lượt là 1.558 triệu đồng, 1.549 triệu đồng và 1764 triệu đồng.

Bảng 2.8

Số doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có lãi hoặc lỗ

Doanh nghiệp có lãi Doanh nghiệp lỗ Số doanh nghiệp (dn) Tổng mức lãi (tỷ đồng) Lãi bình quân 1 doanh nghiệp (triệu đồng) Số doanh nghiệp (dn) Tổng mức lỗ (tỷ đồng) Lỗ bình quân 1 doanh nghiệp (triệu đồng) 1 2 3=2/1 4 5 6=5/4 Năm 2001 37625 58637 1558 10213 -11392 -1115 Năm 2002 47267 73196 1549 13229 -10959 -828 Năm 2003 50492 89054 1764 16751 -10852 -648 Nguồn: Tổng cục Thống kê - 2005.

Tuy nhiên, so với các đối thủ cạnh tranh trong khu vực và trên thế giới thì năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung còn thấp. Những yếu kém, bất cập của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay là: Số lượng doanh nghiệp nhiều nhưng qui mô nhỏ, phân tán đi kèm với công nghệ kỹ thuật thủ công, lạc hậu. Nhiều doanh nghiệp phát triển còn mang tính tự phát, chưa có định hướng rõ ràng, nhất là các loại hình doanh nghiệp tư nhân. Năng lực tổ chức, quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh yếu kém; nhiều doanh nghiệp chưa

có chiến lược về nhân sự, chưa quan tâm đến đào tạo, bồi dưỡng lực lượng lao động. Khả năng phát triển thị trường, chiếm lĩnh thị phần, mở rộng quy mô kinh doanh còn hạn chế. Nhiều doanh nghiệp chưa chú trọng đến việc xây dựng và phát triển thương hiệu, chưa coi trọng đến công tác nghiên cứu thị trường. Trình độ công nghệ của các doanh nghiệp lạc hậu, cộng với việc đầu tư quá ít cho nghiên cứu và ứng dụng công nghệ mới dẫn đến sản phẩm tạo ra có chất lượng thấp, tính năng của sản phẩm không cao.

Qua việc phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam, chúng ta có thể thấy rằng, những hạn chế và yếu kém trên của doanh nghiệp do một số nguyên nhân chủ yếu sau:

- Môi trường kinh doanh ở nước ta trong những năm gần đây tuy đã được cải thiện đáng kể nhưng vẫn còn một số bất cập về khung khổ pháp lý và thể chế. Hệ thống luật pháp, cơ sở hạ tầng còn thiếu và chưa đồng bộ; bộ máy điều hành ở một số bộ và địa phương còn yếu.

- Việc sắp xếp, đổi mới tổ chức doanh nghiệp nhà nước diễn ra chậm. Đây là nguyên nhân chủ yếu, là nguồn gốc sâu xa gây ra những yếu kém của doanh nghiệp nhà nước.

- Sự yếu kém của các yếu tố đầu vào, cộng với chi phí cho hoạt động sản xuất kinh doanh có xu hướng gia tăng và ở mức cao hơn so với các nước trong khu vực.

- Năng lực quản lý, kinh nghiệm kinh doanh, sự hiểu biết về thị trường của các doanh nghiệp Việt Nam còn hạn chế; chất lượng lao động chưa cao, chưa có tính chuyên nghiệp. Trong bối cảnh thế giới đang có sự chuyển dịch cơ cấu hướng về những ngành sản xuất có hàm lượng tri thức và công nghệ cao thì sự

yếu kém này có thể nói là nguyên nhân chính gây nên tình trạng yếu kém trong năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam.

CHƢƠNG 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)