nghiệp Việt Nam
Với chủ trương phát huy tối đa nội lực để phát triển kinh tế – xã hội, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế và chủ động hội nhập quốc tế, trong thời gian qua Chính phủ Việt Nam đã không ngừng cố gắng cải thiện môi trường kinh doanh và đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh của một nước đang phát triển và đang chuyển đổi, chất lượng môi trường kinh doanh ở nước ta còn nhiều hạn chế, tạo nên những bất lợi, trở ngại cho sự phát triển của doanh nghiệp. Những mặt yếu lớn nhất của môi trường kinh doanh ở nước ta hiện nay là:
Hệ thống luật pháp, chính sách chưa hoàn thiện, thiếu rõ ràng, không đồng bộ, không nhất quán và không ổn định, lại chưa được thực hiện nghiêm túc. Công tác xây dựng pháp luật, cơ chế chính sách, tạo môi trường pháp lý cho hoạt động của doanh nghiệp của nước ta còn yếu và hiệu quả thấp. Còn thiếu nhiều văn bản pháp quy điều tiết nền kinh tế thị trường và cạnh tranh, quá trình xây dựng và ban hành các văn bản dưới luật còn chậm ảnh hưởng đến kinh doanh của doanh nghiệp. Theo điều tra về cảm nhận của doanh nghiệp năm 2004 do Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam thực hiện, các doanh nghiệp được phỏng vấn vẫn chưa hài lòng với môi trường pháp lý và chính sách hiện tại, với điểm trung bình 2,09 trên thang điểm tối đa là 4, thể hiện mức nói chung không hài lòng. Hệ thống pháp luật và chính sách về kinh doanh hiện nay còn nhiều mâu thuẫn và thiếu đồng bộ. Mâu thuẫn không chỉ tồn tại trong bản thân các luật và chính sách mà còn xuất hiện thêm khi các luật và chính sách mới ra đời tồn tại song song với các văn bản cũ. Việc thực thi pháp luật là một khâu yếu nhất trong hệ
thống pháp luật của Việt Nam. Việc thực hiện pháp luật còn thiếu nhất quán, chưa thống nhất trong cả nước. Chính quyền địa phương ở một số nơi còn can thiệp vào hoạt động nội bộ của doanh nghiệp. Cũng trong điều tra nói trên của Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam, các doanh nghiệp đã bày tỏ mức độ hài lòng với việc thực thi luật pháp chỉ ở mức điểm trung bình là 1,85 trên thang điểm 4. Ví dụ, chế tài thực thi các quy định bảo đảm hiệu lực hợp đồng của Việt Nam là một chế tài được coi là kém hiệu quả nhất trong khu vực. Thời gian trung bình để giải quyết tranh chấp hợp đồng ở Việt Nam là 404 ngày với 37 thủ tục và chi phí lên đến 30% GDP trên đầu người – trong khi đó số liệu tương ứng ở Thái Lan là 390 ngày, 26 thủ tục và chi phí ở mức 13,4%. Nhìn chung hệ thống luật pháp, thể chế của ta về kinh tế còn chưa đồng bộ, chưa đầy đủ và chưa tương xứng với những nguyên tắc, định chế của hội nhập kinh tế quốc tế, chưa tạo lập môi trường pháp lý thực sự thuận lợi, bình đẳng, thông thoáng cho doanh nghiệp. Hệ thống hành chính cồng kềnh làm tăng chi phí kinh doanh và sản xuất của doanh nghiệp. Trong những năm qua, đã có nhiều tiến bộ trong lĩnh vực cải cách hành chính công, một ví dụ cụ thể là cho đến tháng 10 năm 2004, mô hình một cửa – một dấu đã được triển khai ở 40% các tỉnh, 86% các huyện và 12% các xã. Tuy nhiên, các thủ tục hành chính công vẫn được coi là một trong những yếu tố ảnh hưởng chính tới môi trường kinh doanh và những vấn đề thường được nhắc đến nhiều nhất là: thủ tục hành chính cho kinh doanh còn quá nhiều, có những thủ tục không cần thiết; sự can thiệp hành chính thái quá và tuỳ tiện của các cơ quan nhà nước vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; tình trạng cán bộ nhà nước sách nhiễu và gây khó khăn cho doanh nghiệp chưa giảm; sự thiếu minh bạch và thiếu trách nhiệm giải trình của các cơ quan hành chính. Một ví dụ cụ thể là việc đăng ký kinh doanh, mặc dù đã có rất nhiều cải thiện kể
từ khi có Luật Doanh nghiệp, nhưng hiện nay để đăng ký kinh doanh ở Việt Nam, doanh nghiệp vẫn cần phải chờ 56 ngày để hoàn thành 11 thủ tục với tổng chi phí chiếm khoảng 29% thu nhập bình quân đầu người/năm. Cũng với công việc đó ở Singapore, doanh nghiệp chỉ cần đợi 8 ngày, hoàn thành 7 thủ tục với chi phí chiếm khoảng 1% thu nhập bình quân đầu người/năm.
Tham nhũng đe doạ sự ổn định xã hội và phát triển kinh tế. Các doanh nghiệp trả lời điều tra về cảm nhận môi trường kinh doanh năm 2004 của Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam đều cho rằng đấu tranh chống tham nhũng phải là quan tâm hàng đầu trong chương trình nghị sự của Chính phủ trong những năm tới. Tham nhũng làm tăng chi phí kinh doanh và làm chệch hướng các chính sách, méo mó các điều kiện kinh tế. Theo một điều tra gần đây của Ban Nội chính Trung ương, kết quả sơ bộ cho thấy rằng tham nhũng đang lan tràn ở những lĩnh vực như đầu tư cơ sở hạ tầng, quản lý đất đai, thuế. Một loạt những vụ việc tham nhũng lớn ở các bộ ngành và tổng công ty (như dầu khí, thương mại…) được phát hiện, thể hiện quyết tâm chống tham nhũng của Chính phủ, mặt khác thể hiện mức độ trầm trọng và ảnh hưởng tiêu cực của tệ nạn này tới nền kinh tế và môi trường kinh doanh.
Chi phí kinh doanh cao. Các doanh nghiệp Việt Nam đều đang phải đối mặt với một vấn đề chung là chi phí kinh doanh cao, điều này đã ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động, cũng như năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Cộng đồng doanh nhân trong và ngoài nước cho rằng cơ sở hạ tầng yếu kém, chi phí đầu vào sản xuất cao đang làm ảnh hưởng nhiều tới khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Sự gia tăng chi phí kinh doanh không chỉ bắt nguồn từ những yếu tố như: năng suất lao động thấp, cơ sở hạ tầng kém, trình độ công nghệ yếu, mà còn do hầu hết các loại chi phí mà doanh nghiệp phải chịu trong quá trình kinh
doanh đều ở mức cao như: chi phí thuê văn phòng, thuê đất, vận tải, điện nước, các loại lệ phí. Bảng dưới đây so sánh chi phí dịch vụ hạ tầng tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và một số thành phố khác ở Châu Á, qua đó cho thấy Việt Nam có chi phí kinh doanh cao so với các đối thủ cạnh tranh chính trong khu vực.
Bảng 2.1
Chi phí dịch vụ hạ tầng ở một số thành phố của Châu Á
Đơn vị: USD
Năm Hà Nội Tp.HCM Singapore Bangkok Kuala Lumpur
Jakarta Manila
1. Thuê khu công nghiệp (m2/tháng)
1999 0,21 0,19 6,9 0,5 5,7-8,5 4,3-4,8 8,5 2001 0,22 2,75 0,64-2,66 4,36 --- 3,8-4,1 6,0-7,0 2003 0,22 0,08 0,66-2,75 4,6 --- 3,8-4,1 4,5-5,0 2. Thuê văn phòng (m2/tháng) 1999 18-21 14-16 49,91 10,09 17,0 19-20 27,58 2001 21-23 16 59,69 9,9 11,33- 14,16 18-25 10,27- 12,44 2003 21 21 45,77 10,13 15,58- 17 14-20 7,49 3. Phí lắp đặt điện thoại cố định
1999 110,33 124,12 28,79 149,08 164 48,26 70,04
2001 93,07 93,07 16,51 65,67 53,42-
165,26 32,96 67,25
2003 84,75 84,75 17,02 85,16 48,68-
160,53 49,94 65,54
4. Cước điện thoại quốc tế (3 phút tới Nhật)
1999 7,92 7,92 1,55 2,48 2,61 3,02 2,07
2001 6,93 6,93 0,97 2,29 2,6 1,92 1,2
2003 6,93 6,93 1,0 2,07 1,42 3,76 1,2
5. Giá điện cho kinh doanh (kwh)
1999 0,07- 0,1 0,07 0,07 0,04 0,05 0,0245- 0,0298 0,094 2001 0,07- 0,1 0,07-0,1 0,07 0,037- 0,039 0,05 0,03 0,036- 0,038 2003 0,05- 0,07 0,05- 0,07 0,07 0,04 0,05 0,04 0,03- 0,04
6. Giá nước cho kinh doanh (m3)
1999 0,21 0,28 1,05 0,22- 0,36 0,32 0,178- 0,3914 0,18- 0,22 2001 0,23- 0,43 0,23- 0,43 1,28 2,02- 2,38 0,47- 0,51 0,49 0,17- 0,21
2003 0,23 0,23 1,03-1,32 0,22-
0,36 0,47 0,58
0,17- 0,20
7. Vận chuyển container 40feet (nhà máy - cảng gần nhất - Yokohama)
1999 1500 1400 500-600 1350 670 970 1169
2001 1500 1500 540 1350 107-590 675 1084
2003 1470 1078 550 1304 884 820 700
Nguồn: CIEM - UNDP, dự án VIE 01/025.
Hệ thống hỗ trợ doanh nghiệp ở nước ta vừa thiếu, vừa yếu. Cả 3 tầng hỗ trợ doanh nghiệp của nhà nước, các tổ chức hiệp hội doanh nghiệp, các tổ chức chuyên cung cấp dịch vụ hỗ trợ kinh doanh ở nước ta đều chưa phát triển đầy đủ. Nhiều dịch vụ quan trọng còn thiếu nguồn cung, chất lượng lại thấp, giá cả cao như: thông tin, internet, tư vấn, đào tạo, kiểm toán,…Nhà nước chưa thật quan tâm đầu tư mở rộng hệ thống này, cũng chưa tạo điều kiện cho các hiệp hội của doanh nghiệp phát triển để hỗ trợ cho doanh nghiệp hoạt động, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Tóm lại, môi trường kinh doanh ở nước ta tuy đã được cải thiện nhiều trong những năm qua nhưng vẫn chưa tương xứng với yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Cơ chế cạnh tranh tuy bước đầu đã được hình thành trong nền kinh tế thị trường nhưng chưa theo một trật tự, chưa phát huy mạnh những mặt tích cực. Những yếu kém, bất lợi về môi trường kinh doanh đã hạn chế việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam, biểu hiện cụ thể là năng lực cạnh tranh cấp quốc gia của Việt Nam thấp kém so với năng lực cạnh tranh của các nước trong khu vực.
Bảng 2.2
Thứ hạng năng lực cạnh tranh tăng trƣởng của Việt Nam và một số nƣớc trong khu vực
Quốc gia Năm 2004
(trên 104 nước) Năm 2003 (trên 102 nước) Singapore 7 6 Malaysia 31 29 Thái Lan 34 32 Trung Quốc 46 44 Indonesia 69 72 Philippines 76 66 Việt Nam 77 60 Nguồn: WEF - 2003, 2004.