13 Báo cáo 5 năm thi hành Luật doanh nghiệp, CIEM, 2005.
3.2.2.2. Phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ
Một điểm yếu nghiêm trọng của Việt Nam nói chung và Vĩnh Phúc nói riêng so với các nước trong khu vực thời gian qua là thiếu ngành công nghiệp phụ trợ. Nguyên nhân của vấn đề là do nhận thức về sự phân công, hợp tác và môi trường thực tiễn của quá trình điều tiết các mối quan hệ hợp tác này tại Việt Nam sau thời gian dài của cơ chế bao cấp, tính tự chủ kinh doanh của doanh nghiệp bị hạn chế trong các kế hoạch, theo các chỉ tiêu pháp lệnh hoặc chỉ tiêu hướng dẫn. Hơn nữa, hệ thống chính sách kinh tế chưa đề cập đầy đủ đến hình thức thầu phụ công nghiệp hay thực sự quan tâm phát triển ngành công nghiệp phụ trợ. Quan hệ giữa ngành chính và ngành hỗ trợ và liên quan không được xem xét như tiêu chuẩn cần có trong các dự án. Việc thiếu một ngành công nghiệp phụ trợ sẽ gây khó khăn rất nhiều cho các công ty lớn, nhất là các công ty nước ngoài trong lĩnh vực lắp ráp, điện tử...Vì vậy, ngay từ bây giờ, tỉnh có thể thực hiện các giải pháp sau:
Dành một khoản kinh phí để mời các chuyên gia nước ngoài, những người tình nguyện viên cao cấp đã đến tuổi nghỉ hưu ở các nước đã phát triển khá thành
công về lĩnh vực này, chẳng hạn Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan...để họ tư vấn hướng phát triển này;
Lập chế độ thưởng đặc biệt cho các công ty (kể cả quốc doanh, tư nhân, công ty có vốn FDI) có thành tích cao về sản xuất và cung cấp các phụ tùng, những sản phẩm trung gian cho các công ty có vốn FDI đang đầu tư tại Việt Nam hoặc xuất khẩu ra nước ngoài;
Một giải pháp nữa là cần đặc biệt chú trọng sự liên kết giữa khu vực kinh tế trong nước và ngoài nước phát triển; tăng cường tác động lan tỏa của đầu tư nước ngoài đối với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác. Có những chính sách tăng cường, đẩy mạnh vai trò của các DNVVN với tư cách là những nhà cung cấp nguyên liệu đầu vào cho các doanh nghiệp FDI. Trước mắt, do không còn KCN nào để đầu tư phát triển các ngành này, nên tỉnh có thể tập trung vào các công ty; Cơ sở sản xuất các ngành hỗ trợ của những tư nhân hay quốc doanh để ưu tiên cấp vốn và tạo điều kiện cho họ đổi mới thiết bị, thay đổi công nghệ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư nước ngoài mà còn giảm được chi phí sản xuât.
Về lâu dài, trong kế hoạch xây dựng các KCN tập trung của tỉnh, chỉ định ra một vài KCN dành riêng cho phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ và dồn hết mọi khả năng để thu hút vào đây tất cả các công ty có thể sản xuất ra các linh kiện, bộ phận và các sản phẩm trung gian nhằm cung cấp cho các công ty có vốn FDI trên địa bàn và các tỉnh lân cận cũng như cho xuất khẩu. Hiện nay, chưa có tỉnh, thành phố nào xây dựng được một KCN với mục đích như thế này; khuyến khích tư nhân, các DNNVV đầu tư vào các ngành hỗ trợ bằng cách ưu đãi về vốn vay để các công ty này có đủ điều kiện đầu tư mua sắm máy móc, trang thiết bị hiện đại nhằm sản xuất ra các sản phẩm đáp ứng được yêu cầu của các công ty có vốn FDI; Nếu tỉnh mà phát triển được các ngành hỗ trợ này sẽ góp phần chủ động hơn cho các doanh nghiệp FDI trong việc đề ra các kế hoạch sản xuất, không phải phụ thuộc vào nhà
cung cấp từ nước ngoài như trước đây và họ cũng sẵn sàng nâng cao tỷ lệ nội địa hóa để giảm giá thành sản xuất. Đây là cũng điều mà nhà nước ta đang rất ủng hộ.
Vấn đề phát triển các ngành hỗ trợ tại Việt Nam vào thời điểm này không phải là việc dễ dàng thực hiện được ngay. Nhưng đây là điểm yếu của Việt Nam nói chung và từng địa phương trong cả nước nói riêng trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Do đó, giải pháp này cần phải được nhà nước cùng các địa phương quan tâm đóng góp, quan tâm hơn nữa để có được nhiều thành công hơn trong lĩnh vực thu hút FDI. Vấn đề này cần phải có sự quan tâm và đầu tư từ cấp Trung ương, phối hợp với chính quyền các địa phương để thực hiện.