Bài học từ kinh nghiệm Vĩnh Phúc.

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của tỉnh Vĩnh Phúc trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (Trang 101)

13 Báo cáo 5 năm thi hành Luật doanh nghiệp, CIEM, 2005.

2.3.3.Bài học từ kinh nghiệm Vĩnh Phúc.

Qua điều tra cũng như thực tế cho thấy, Vĩnh Phúc là một tỉnh điển hình về tôc độ thu hút FDI cùng với một số tỉnh phía Nam như Bình Dương, Đồng Nai, Bình Phước...Nhưng không phải bài học thành công của các tỉnh này đều như nhau. Cùng là nội dung để cải cách năng lực cạnh tranh của mình nhưng mỗi địa phương có cách làm riêng và quan trọng hơn là hiểu quả của những cách làm đó. Có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm từ những thành tựu nổi bật trong lĩnh vực thu hút FDI của Vĩnh Phúc:

Thứ nhất, bài học đậm nét và cũng là nguyên nhân quan trọng, một lý giải cho sự thành công trong thu hút đầu tư và phát triển các doanh nghiệp ở Vĩnh Phúc chính là đẩy mạnh cải cách hành chính, xây dựng chính quyền thân thiện,

đồng hành cùng doanh nghiệp. Điểm cần nhấn mạnh thêm là Vĩnh Phúc có môi

trường đầu tư tốt nhất so với các tỉnh lân cận (yếu tố này hầu như chỉ có các tỉnh phía Nam làm được) đã và đang tích cực cải cách hành chính từ trên xuống, coi đây là khâu đột phá trong hỗ trợ doanh nghiệp. Các cấp lãnh đạo cao nhất của Vĩnh Phúc đều tự mình gương mẫu và quán triệt cho cấp dưới theo quan điểm: coi khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải cũng chính là khó khăn của mình, phải kịp thời

nắm bắt và tháo gỡ cùng doanh nghiệp. Đội ngũ cán bộ công nhân viên chức trực tiếp làm công tác quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp FDI đều được đòi hỏi rất cao về tiêu chuẩn, phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn và lòng nhiệt tình với công việc. Vấn đề tiêu chuẩn hóa, đơn giản hóa, minh bạch hóa và công khai hóa các thủ tục, quy định hành chính, đồng thời mở rộng cơ chế “một cửa” đồng bộ từ khâu giới thiệu địa điểm, cấp phép, quản lý sau cấp phep...trên cơ sở tận tâm, tôn vinh và tạo thuận lợi nhất cho doanh nghiệp đã và đang trở thành đặc trưng của văn hóa quản lý mới trên địa bàn tỉnh. ở Vĩnh Phúc định kỳ hàng quý (đối với các ngành liên quan) và hàng năm (đối với lãnh đạo tỉnh) đều có hội nghị gặp gỡ, đối thoại với các doanh nghiệp để trao đổi và giải quyết những khó khăn vướng mắc trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Vĩnh Phúc thực hiện cấp phép đầu tư cho hầu hết các dự án FDI chỉ trong vòng 3 ngày thay vì 15 ngày theo quy định của Bộ Kế hoạch & Đầu tư. Một số dự án đầu tư của các doanh nghiệp lớn, quan trọng lãnh đạo tỉnh còn tổ chức trao giấy phép đầu tư với các nghi thức trang trọng nhằm tôn vinh doanh nghiệp. Có thể nói, tư tưởng coi doanh nghiệp là động lực mạnh mẽ thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn tỉnh và xây dựng chính quyền thân thiện, đồng hành cùng doanh nghiệp đang và ngày càng sẽ trở thành phương châm hành động chung và được cụ thể hóa trong các tác nghiệp hàng ngày của các cấp, ngành trên địa bàn tỉnh.

Thứ hai, Vĩnh Phúc đã những dành ưu đãi cao cho doanh nghiệp trong khuôn khổ thẩm quyền của địa phương được phân cấp; chủ trương tạo thuận lợi cao nhất cho các doanh nghiệp tiếp cận và thụ hưởng các ưu đãi hiện hành mà nhà nước dành cho doanh nghiệp cũng như trong khuôn khổ thẩm quyền quyết định của chính quyền địa phương được phân cấp. Trước hết và chủ yếu là trong lĩnh vực đất đai, đào tạo lao động, ưu đãi sau đầu tư, các loại phí và thời hạn giải quyết thủ tục quản lý nhà nước, sử dụng cơ sở hạ tầng và khuyến khích tự do hóa kinh doanh trong các lĩnh vực mà pháp luật không cấm. Các nhà đầu tư có dự án đầu tư trên địa bàn Vĩnh Phúc được miễn các loại phí và lệ phí liên quan đến thủ tục đầu tư, lập thủ tục giới thiệu địa điểm, cấp chứng chỉ quy hoạch, ký hợp đồng thuê đất, cấp

giấy phép xây dựng...Hàng năm, ngân sách tỉnh đều thực hiện hỗ trợ lãi suất sau đầu tư đối với khoản vốn vay từ các tổ chức tín dụng sau khi nhà đầu tư (không phân biệt các thành phần kinh tế) đã được hỗ trợ lãi suất sau đầu tư từ nguồn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước. Mức lãi suất hỗ trợ sau đầu tư từ ngân sách tỉnh bằng 50% mức lãi suất đầu tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước. Ngoài ra tỉnh còn miễn tiền thuê đất trong suốt thời gian thuê đất cho các dự án đầu tư vào địa bàn đặc biệt khó khăn, cac dự án đầu tư vào KCN thuộc huyện miền núi, thậm chí được miễn phí sử dụng cơ sở hạ tầng trong 5 năm. Để tránh hiện tượng đăng ký, giam giữ đất thuê, tỉnh còn thực hiện biện pháp cưỡng chế thu hồi đất cho thuê, nếu sau 2 năm được giao đất chủ đầu tư dự án không triển khai mà không có lý do chính đáng. Để tạo cho doanh nghiệp tham gia cạnh tranh bình đẳng và tránh ỷ lại, thụ động, Vĩnh Phúc đã sớm dỡ bỏ các hỗ trợ mang tính bao cấp từ ngân sách nhà nước cho doanh nghiệp.

Thứ ba, tỉnh cũng đã nhất quán phát triển công nghiệp theo quy hoạch KCN và tăng cường phân cấp, ủy quyền, nâng cao năng lực, trách nhiệm bộ máy quản lý KCN. Vĩnh Phúc rất coi trọng xây dựng và thống nhất quản lý công nghiệp theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền quy định. Mô hình các KCN được đa dạng hóa song Vĩnh Phúc cũng rất coi trọng việc hình thành quy hoạch dài hạn phát triển một số KCN tổng thể có quy mô lớn, phát triển đa ngành và được xây dựng đồng bộ, gắn với quy hoạch phát triển khu dân cư, các công trình dịch vụ kinh doanh và dịch vụ văn hóa xã hội cho người lao động theo yêu cầu phát triển bền vững. Bên cạnh đó, Vĩnh Phúc đã khuyến khích phát triển các khu, cụm công nghiệp vừa và nhỏ, tạo cơ hội cung cấp mặt bằng và quy tụ các DNVVN sản xuât kinh doanh các linh kiện, phụ tùng hỗ trợ cho các doanh nghiệp lớn. Hơn nữa, tỉnh rất coi trọng việc kiện toàn, tổ chức và phân cấp quản lý mạnh cho BQL các KCN. BQL các KCN được xin ý kiến trực tiếp các Bộ, ngành về những vấn đề chuyên môn, theo lĩnh vực được ủy quyền. BQL cũng tăng cường nhậ ủy quyền và phối hợp với các cơ quan chuyên môn của tỉnh về quản lý vốn, lao động, môi trường nhằm thực hiện

nhu cầu của nhà đầu tư. Các giấy phép đầu tư, xuất nhập khẩu, quyết định kế hoạch đấu thầu, quyết toán vốn...đều được xem xét, cấp ngay tại BQL theo cơ chế “một cửa”. BQL luôn tiêu chuẩn hóa và công khai hóa các quy trình quản lý nhà nước trong các lĩnh vực quản lý thuộc chức năng, nhiệm vụ của mình. Do đó, nhiều năm liền ít có hiện tượng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho doanh nghiệp. Đặc biệt, BQL các KCN Vĩnh Phúc còn chủ động đề nghị thành lập Hội đồng quản lý KCN mang tính liên ngành, với các thành viên là Giám đốc, Phó giám đốc các Sở, ngành địa phương. Cơ chế quản lý này góp phần tăng cường phối hợp liên ngành, giải quyết kịp thời, hiệu quả các khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp (trong đó có cả các công ty phát triển hạ tầng KCN) trên địa bàn tỉnh.

Thứ tư là coi trọng và đa dạng hóa hoạt động xúc tiến đầu tư và cung cấp các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp: Lãnh đạo tỉnh và cơ quan chức năng của tỉnh đều rất coi trọng thực hiện hoạt động xúc tiến đầu tư có địa chỉ cũng như cung cấp các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh cho các doanh nghiệp. Bên cạnh việc cử đoàn công tác vận động đầu tư ở nước ngoài hoặc thông qua các Hội nghị, hội thảo, gặp gỡ định kỳ cũng như qua các phương tiện thông tin đại chúng, qua mạng điện tử...Vĩnh Phúc đang ngày càng coi trọng hoạt động xúc tiến đầu tư tại chỗ, nghĩa là trực tiếp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp đang kinh doanh trên địa bàn. Từ đó thông qua tấm gương và phát biểu của các doanh nghiệp này, truyền đạt các thông điệp cần thiết và quảng bá sự hấp dẫn về môi trường và cơ hội đầu tư dến các doanh nghiệp khác vào làm ăn trên địa bàn. Lãnh đạo tỉnh cũng ý thức rõ rệt hơn về vai trò của chính quyền trong việc hỗ trợ và cung cấp các dịch vụ trực tiếp đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp như: vấn đề liên kết giữa doanh nghiệp với các cơ sở dạy nghề để đào tạo nghề cho lao động. Việc thành lập quỹ đất để hỗ trợ doanh nghiệp trong lựa chọn địa điểm đầu tư, xây dựng khu tái định cư và xây nhà ở không kinh doanh cho công nhân cũng được địa phương ngày càng quan tâm. Vĩnh Phúc còn rất coi trọng các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp trong việc xây dựng hệ thống chất lượng quản lý quốc tế (ISO 9000, ISO 14000, SA8000...)Việc xuất nhập cảnh và cư trú của nhà đầu tư nước ngoài cũng được đơn giản hóa hơn.

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của tỉnh Vĩnh Phúc trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (Trang 101)