tƣ trực tiếp nƣớc ngoài
Những phân tích trên cho thấy, FDI là một nguồn vốn vô cùng quan trọng, có tác động tích cực trên nhiều mặt đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế của mỗi địa phương. Làm thế nào để thu hút ngày càng nhiều nguồn vốn đó vào địa phương mình? Đây là một bài toán hóc búa cho từng địa phương ở Việt Nam. Bởi tại sao một số tỉnh có vị trí địa lí, khí hậu, nguồn lao động, tài nguyên thiên nhiên gần như nhau lại có tốc độ tăng trưởng khác nhau? Hay tỉnh có địa thế tốt như Quảng Ninh lại tạo ra số lượng việc làm là khoảng gần 60.000 việc làm, ít hơn Long An (70.000 việc làm) - một tỉnh nông nghiệp tại Đồng Bằng Sông Cửu Long trong cùng kỳ 2002 – 2003.6 Đây là những vấn đề liên quan đến năng lực cạnh tranh của các Tỉnh, xuất phát từ cách làm của mỗi địa phương. Mặt khác, năng lực cạnh tranh bao gồm rất nhiều các yếu tố và nhóm yếu tố. Một địa phương không thể có tất cả các yếu tố cùng tốt như nhau. Vậy làm thế nào để kết hợp hài hoà và phát triển đồng đều các yếu tố đó thì năng lực cạnh tranh mới đạt ưu thế cao.
Có thể nhận thấy rằng, các chính sách quản lý nguồn lực của chính quyền địa phương (là một trong những yếu tố cấu thành nên năng lực cạnh tranh địa phương) trực tiếp ảnh hưởng đến sức hút đầu tư của tỉnh. Các nghiên cứu đều cho thấy khả năng tiếp cận các nguồn nhân lực cơ bản như đất đai, tín dụng, cơ sở hạ tầng như điện, nước…ảnh hưởng lớn đến quyệt định lựa chọn địa điểm đầu tư của doanh nghiệp. Chẳng hạn, về đất đai, ở hầu hết các địa phương, có tới 70% doanh nghiệp nước ngoài được hỏi, cho biết nếu tiếp cận được đất đai cho sản xuất dễ dàng hơn thị họ sẽ có điều kiện mở rộng quy mô sản xuất. Nhưng một số tỉnh phía Bắc lại có xu hướng hạn chế chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp, khiến giá đất ở đó cao hơn hẳn một số tỉnh khác ở phía Nam và nằm ngoài khả năng tiếp cận của doanh nghiệp hoặc gây cho cho họ một khoản chi phí cao. Chẳng hạn, giá đất ở một khu đô thị của tỉnh Bắc Ninh nằm cách Hà Nội 30km với hệ thống giao thông tốt lên tới 2.000USD/m2 trong khi đó giá đất tại Đồng Nai cách Thành Phố Hồ Chí Minh chưa tới 50km chỉ là 10USD/m2, Trong khi đó thu nhập bình quân đầu người ở Đồng Nai còn cao hơn nhiều so với ở Bắc Ninh.7
Sự khác biệt lớn này phần nào giải thích được tại sao Đồng Nai lại đạt được “bước thần kỳ” về thu hút FDI so với các tỉnh khác nói chung và Bắc Ninh nói riêng. Hay nói cách khác, xét ở khía cạnh này, Đồng Nai có năng lực cạnh tranh cao hơn rất nhiều trong việc thu hút FDI so với Bắc Ninh;
Một biểu hiện nữa cho thấy vai trò của năng lực cạnh tranh địa phương rất quan trọng trong việc thu hút FDI là tính năng động của chính quyền các địa phương có thể hỗ trợ doanh nghiệp phát triển. Khi một chính sách hay điều luật do Trung ương ban hành xuống địa phương còn chưa cụ thể hay rõ ràng, chính quyền địa phương có thể hành động theo những cách khác nhau. Một là, diễn giải và thực thi theo hướng có thể gây cản trở cho doanh nghiệp; Hai là, không làm gì và chờ đợi sự thay đổi hay hướng dẫn từ Trung ương; Ba là, tìm cách diễn giải theo hướng thuận lợi nhất cho doanh nghiệp.
Tính năng động của chính quyền địa phương ở một số tỉnh Miền Nam như Thành Phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Bình Dương, Đồng Nai, Long An được các
doanh nghiệp FDI đánh giá khá cao vì chính quyền ở đây thường áp dụng các chính sách của nhà nước theo hướng thuận lợi nhất cho doanh nghiệp. Đôi khi một số đã “phá rào”- vượt qua những quy định chung của Nhà nước để hỗ trợ doanh nghiệp. Như một trích dẫn từ bài viết của David Dapice, bí quyết thành công của Bình Dương không nằm ở bất kỳ công cụ hành chính nào.
“Đôi khi chúng ta nhận thấy một số (rất) ít các tỉnh nơi thu hút đầu tư và vượt lên hẳn các tỉnh khác. Bình Dương là một trong số các tỉnh này và được trung nghiên cứu nhiều. Nhưng hầu hết các nghiên cứu đều không trúng vấn đề. Không phải những thủ tục hành chính cụ thể là điều bí mật. Điểm then chốt là thái độ của lãnh đạo ở địa phương và thái độ này được các cơ quan cấp dưới chia sẻ. Lãnh đạo Bình Dương đã nhận ra rằng bản thân họ cũng như cả tỉnh sẽ không thể đi lên được nếu không tạo điều kiện dễ dàng cho các nhà đầu tư. Do vậy, mỗi sáng tỉnh dạy họ đều đặt ra câu hỏi
“Chúng ta phải làm gì để tạo dễ dàng hơn cho các nhà đầu tư”. Họ cải thiện khả năng tiếp cận đối với đất đai, tín dụng và lao động. Khi các tỉnh khác có cùng tưởng căn bản này, thì các tỉnh đó sẽ tìm ra những hướng đi để hành động theo cùng một cách tương tự. Nhưng chi tiết của vấn đề là đáng quan tâm nhưng không phai là điều trọng yếu. Điểm trọng yếu là thái độ”.8
Kết quả của tính năng động này là nguồn vốn FDI tại các địa phương này đã tăng rất nhanh chóng và đứng trong top 10 tỉnh thu hút FDI nhiều nhất. Trong khi đó, doanh nghiệp FDI ở các tỉnh phía Bắc như Hà Tây, Nam Định, Bắc Giang cho rằng chính quyền địa phương của họ thường có xu hướng thận trọng hơn nên nguồn vốn FDI tại các địa phươn8g này cũng kém phát triển hơn. Thực tế cho thấy chính quyền địa phương và môi trường kinh doanh của từng địa phương là những yếu tố quan trọng nhất dẫn đến sự khác biệt về kết quả thu hút nguồn vốn FDI.
8David Dapice, “Success and Failure: Choosing the Right Path to Export-Led Growth (Thành công và thất bại: Lựa chọn đường đi đúng cho sự tăng trưởng dựa vào xuất khẩu”)TP.HCM: Chương trình giảng dạy Kinh bại: Lựa chọn đường đi đúng cho sự tăng trưởng dựa vào xuất khẩu”)TP.HCM: Chương trình giảng dạy Kinh tế Fulright, Harvard, tháng 6, 2002
Sự phối hợp giữa các cơ quan Nhà nước cấp tỉnh đóng vai trò quan trọng đối với cạnh tranh thu hút FDI. Số lượng lớn các cơ quan Nhà nước cấp tỉnh (bao gồm UBND tỉnh, Hội đồng nhân dân, Ban quản lý KCN, cơ quan thuế, các Sở, ngành trực thuộc Bộ khác…)đã tạo ra tình trạng thiếu nhất quán và ách tắc trong quá trình ra quyết định khi vấn đề có liên quan đến nhiều cơ quan. Những tỉnh thường xuyên tổ chức các cuộc gặp gỡ, trao đổi giữa các doanh nghiệp và cơ quan quản lý địa phương nhằm đạt được sự đồng thuận trong quá trình thực thi chính sách Nhà nước và địa phương, sẽ giảm được chi phí giao dịch và những thủ tục hành chính phiền hà cho các nhà đầu tư. Thiếu sự phối hợp này sẽ tạo ra tình trạng nhà đầu tư mất nhiều thời gian và công sức để xin được đủ chấp thuận, phê duyệt cần thiết để khởi sự kinh doanh. Đối với mọi lĩnh vực, sự phối hợp tốt là chìa khóa của sự thành công, giảm chi phí khởi sự kinh doanh, nâng cao khả năng tiếp cận đất đai và hạn chế các cuộc thanh tra, kiểm tra. Sự phối hợp nâng cao tính minh bạch thông qua việc nguồn thông tin được cung cấp tập trung. Chi phí kinh doanh của nhà đầu tư giảm do số lượng các cơ quan nhà nước mà nhà đầu tư phải trực tiếp tiếp xúc giảm xuống, từ đó giảm cơ hội cho tình trạng hối lộ. Cuối cùng, sự phối hợp thúc đẩy tính năng động, tiên phong của tỉnh khi các sở ngành và chính quyền địa phương có thể thực hiện tốt những chính sách mà chính quyền tỉnh đã quyết định.
Những minh chứng trên đây đã chứng tỏ vai trò của năng lực cạnh tranh có ảnh hưởng rất lớn tới sức hút đầu tư của tỉnh cũng như là niềm tin của nhà đầu tư. Tuy nhiên, thực tế lại khá phức tạp là một số tỉnh trong những năm gần đây đã cố gắng cải thiện môi trường đầu tư bằng những chính sách quản lý nguồn lực, độ minh bạch và tính trách nhiệm của bộ máy quản lý địa phương hay tính năng động của chính quyền…nhưng lại có tốc độ phát triển kinh tế cũng như tốc độ thu hút FDI khác nhau? Nghĩa là những thực tiễn phổ biến tại các tỉnh thực hiện tốt có thể lại ít phát huy tác dụng đối với tỉnh kém hơn dù nỗ lực là như nhau. Một địa phương, dù là thành công, một yếu tố nào đó cải thiện nhưng ở một tỉnh khác kém hơn, yếu tố đó lại được thực hiện khá hiệu quả. Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai, là những tỉnh thu hút FDI khá thành công nhưng các thủ tục đăng ký kinh doanh của
các tỉnh này chưa thật sự đơn giản và hiệu quả theo quy định của Luật mới. Trong khi các tỉnh được đánh giá là kém hơn như Ninh Bình, Hà Nam lại thực hiện rất tốt các quy định về đăng ký kinh doanh.
Vì vậy, vấn đề quan trọng là phải cố gắng cải thiện những yếu tố dễ thay đổi nhưng mang lại tác dụng cao nhất. Đó có thể là tính minh bạch, giảm chi phí giao dịch bằng tiền. Trên cơ sở đó dần dần cải thiện những yếu tố khó thay đổi hơn. Từ đó kết hợp các yếu tố để tạo cho địa phương một môi trường kinh doanh thực sự năng động, cởi mở, hấp dẫn các nhà đầu tư.
Những yếu tố như tiềm năng thị trường, cơ sở hạ tầng, nhân công, tài nguyên thiên nhiên, thể chế, chính sách…luôn được các nhà đầu tư sử dụng để tìm ra những địa điểm tốt nhất một cách tương đối cùng những phương thức hữu hiệu nhất để triển khai chiến lược đầu tư ở các địa phương đó. Địa phương nào sở hữu những yếu tố cho phép chiến lược đầu tư đạt mức tối ưu sẽ chiến thắng trong cạnh tranh. Các yêu cầu này ràng buộc chặt chẽ với nhau nhằm đảm bảo tính liên tục của vấn đề. Một địa phương được đánh giá là có tiềm năng thị trường, trình độ và thái độ nhân công là điểm mạnh nhưng lại yếu kém về cơ sở hạ tầng, giá cả chất lượng các dịch vụ thì khả năng cạnh tranh lại bị hạn chế.
Cần hiểu rằng , các nhà đầu tư đến với Việt Nam cũng như mọi địa phương khác không chỉ đơn thuần là do môi trường đầu tư ở đây hấp dẫn mà họ tới các địa phương làm ăn là do kỳ vọng vào lợi ích của việc đầu tư nơi đây. Họ cũng có thể quan tâm đến tất cả các yếu tố cấu thành nên năng lực cạnh tranh của địa phương nói chung và môi trương đầu tư nói riêng. Nhưng yếu tố nào là quan trọng nhất thì lại phải gắn chặt với khả năng đảm bảo tính hiện thực của chiến lược đầu tư. Do vậy, đối với mỗi địa phương, ngay cả khi nó có nhiều yếu tố không tốt bằng các địa phương khác, nhưng lại thoả mãn một cách xuất sắc yếu tố mà nhà đầu tư đang cần, thì địa chỉ này hoàn toàn có thể dành quyền vào vòng lựa chon tiếp theo của nhà đầu tư. Vấn đề phải quan tâm nhất tại thời điểm này là Việt Nam nói chung và các địa phương nói riêng cần phải tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh theo hướng giúp
các nhà đầu tư hiện thực hoá chiến lược đầu tư của mình thông qua việc giảm thiểu các khó khăn và rủi ro khi đầu tư tại đây. Tăng cường tính trong sáng của hệ thống pháp luật, giảm thiểu tham nhũng trong bộ máy công quyền, đảm bảo một môi trường kinh doanh tuân thủ theo luật định chính là cốt lõi của vấn đề khi đề cập sự ổn định chính trị trong thu hút FDI hiện nay.
Các địa phương cần nhận thức được rằng: đối với một nền kinh tế, toàn cầu hoá là không thể cưỡng nổi và không thể đứng ngoài cuộc cạnh tranh. Tuy nhiên, môi trường kinh doanh của một địa phương được đánh giá tốt hay xấu tuỳ thuộc vào nhận thức, mục đích của nhà đầu tư. Một địa phương có sức hút lớn đối với các nhà đầu tư như Bình Dương, Đà Nẵng, Vĩnh Phúc nếu không có những nỗ lực cải thiện tiếp theo sẽ không thể luôn đứng trong tốp dẫn đầu danh sách điểm đến đầu tư vì các tỉnh này cũng luôn phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt, quyết liệt của các địa phương khác trong việc thu hút nguồn vốn quan trọng này.