Tìm kiếm các nguồn hỗ trợ để quảng bá hình ảnh của địa phương.

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của tỉnh Vĩnh Phúc trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (Trang 138)

13 Báo cáo 5 năm thi hành Luật doanh nghiệp, CIEM, 2005.

3.2.3.4. Tìm kiếm các nguồn hỗ trợ để quảng bá hình ảnh của địa phương.

Đây là vấn đề cuối cùng nhưng cũng khá quan trọng vào sự thành công cho việc quảng bá và xây dựng hình ảnh địa phương trong con mắt các nhà đầu tư. Tỉnh nên phát động phong trào này trong mọi thành phần: nhân dân, doanh nghiệp, lãnh đạo – chính quyền để nhận được sự hỗ trợ và hợp tác tích cực từ các thành phần này. Chẳng hạn như trong mỗi chuyến đi ra nước ngoài công tác, du lịch...các thành phần này có thể kết hợp để giới thiệu các hình ảnh tích cực của tỉnh về đầu tư cho các bạn bè, nhà đầu tư ở nước ngoài. Đặc biệt là đối với doanh nghiệp, đây là thành viên thường xuyên ra nước ngoài để gặp gỡ các đối tác nên tỉnh có thể hỗ trợ một phần kinh phí để họ kết hợp quảng bá cho tỉnh.

Đề ra các giải pháp về xúc tiến đầu tư chính là việc làm thế nào để các nhà đầu tư có thể nhận thấy được điểm mạnh, điểm hấp dẫn của môi trường đầu tư Vĩnh Phúc. Đó cũng là biện pháp để các nhà đầu tư thấy được sự nỗ lực của chính quyền tỉnh trong việc tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để đáp ứng nhiều nhu cầu khác nhau của các nhà đầu tư.

KẾT LUẬN

“Tương lai phát triển của các địa phương không tùy thuộc vào vị trí địa lý, khí hậu, tài nguyên thiên nhiên. Tương lai phát triển của địa phương tùy thuộc vào chuyên môn, kỹ năng đóng góp, phẩm chất của con người và tổ chức tại địa phương” (Philip Kotler). Do vậy các địa phương ngày nay phải tự thân vận động như một “doanh nghiệp” theo định hướng thị trường. Các nhà lãnh đạo địa phương cần biết xây dựng hình ảnh địa phương mình thật hấp dẫn đồng thời cần biết cách quảng bá những nét đặc thù đó một cách hiệu quả đến từng nhóm nhà đầu tư. Marketing địa phương là một trong những kỹ năng mới và cần thiết để các nhà đầu

tư nâng cao khả năng cạnh tranh của mình, nhất là khi địa phương đó đã có sản phẩm môi trường đầu tư tốt. Do đó, các địa phương cần phải xác định đươc những vấn đề cơ bản sau:

1. Việc đánh giá môi trường đầu tư Vĩnh Phúc không giống nhau giữa các Quốc gia khác nhau, thể hiện nhận thức giá trị của môi trường kinh doanh nơi đây khác nhau. Sự khác biệt này bắt nguồn từ những mong đợi của nhà đầu tư với những yếu tố cơ sở hạ tầng, kiến trúc thượng tầng trước những giá trị lợi ích mà Vĩnh Phúc hứa hẹn cung cấp cho họ. Với những lợi thế cạnh tranh về nhiều mặt như: thái độ tích cực với khu vực có vốn đầu tư trực tiêp nước ngoài sẽ loại bỏ được rất nhiều những rào cản để tăng trưởng và phát triển; sự cởi mở của đội ngũ cán bộ đảm bảo cho nhà đầu tư có đủ thông tin cần thiết để đưa ra các quyết định có lợi và giảm cơ hội để tham nhũng xảy ra; khả năng phối hợp giữa các cơ quan Nhà nước địa phương ở Vĩnh Phúc cho phép nhà đầu tư khởi sự nhanh chóng và tạo nhiều doanh thu. Vĩnh Phúc có thể thu hút nhanh hơn, nhiều hơn nữa các doanh nghiệp FDI có số vốn đầu tư lớn vào các ngành nghề sử dụng lao động chất xám nhiều hơn, tạo nhiều giá trị, lợi ích hơn cho người lao động, cho xã hội và đem lại nhiều lợi nhuận cho nhà đầu tư. Vĩnh Phúc cùng với các tỉnh lân cận phải được định hướng phát triển liên vùng, hỗ trợ và hợp tác để trở thành một khu vực kinh tế lớn với môi trường kinh doanh thân thiện hơn.

2. Đứng ở một góc nhìn khác, muốn thu hút được dòng FDI, cần nhận thức được rằng, đáp ứng được mọi yêu cầu của nhà đầu tư trong trường hợp này là điều không thể. Tuy nhiên, để xây dựng một môi trường đầu tư hấp dẫn, cần hiểu các nhà đầu tư đến với Việt Nam không hẳn là do môi trường đầu tư ở đây hấp dẫn họ mà họ tới Việt Nam hay Vĩnh Phúc làm ăn là do họ kỳ vọng vào lợi ích của việc đầu tư nơi đây. Họ cũng có thể quan tâm tới tất cả các yếu tố cấu thành nên môi trường đầu tư. Nhưng yếu tố nào là quan trọng nhất thì lại phải gắn chặt với khả năng đảm bảo tính hiện thực của dự án đầu tư. Do vậy, đối với mỗi địa phương, ngay cả khi nó có nhiều yếu tố không tốt bằng các địa phương khác, nhưng lại thỏa mãn một cách xuất sắc yếu tố mà các nhà đầu tư đang cần, địa chỉ này hoàn toàn có thể dành quyền đi

3. Những yếu tố như tiềm năng thị trường, sự đổi mới, tiên phong của đội ngũ lãnh đạo, tính minh bạch của môi trường kinh doanh, cơ sở hạ tầng, nhân công…luôn được các nhà đầu tư sử dụng để tìm ra những địa điểm tốt nhất để triển khai chiến lược đầu tư tại các địa phương đó. Địa phương nào sở hữu các yếu tố cho phép chiến lược đầu tư đạt mức tối ưu sẽ chiến thắng trong cạnh tranh. Những yếu tố như sự đổi mới, năng động và tiên phong của đội ngũ cán bộ tỉnh, tính minh bạch, thái độ của chính quyền Vĩnh Phúc được đánh giá là những điểm mạnh trong mối quan hệ với các địa phương khác của Việt Nam. Tuy nhiên, cần nỗ lực hơn nữa để đảm bảo cải thiện cơ sở hạ tầng và khai thác được các lợi thế đã có để Vĩnh Phúc là điểm đến được lựa chọn trong danh mục các địa chỉ tiềm năng của các nhà đầu tư.

4. Các nhà lãnh đạo tỉnh trong cả nước tìm cách nâng cao năng lực cạnh tranh của địa phương mình nhằm thu hút nhiều hơn nữa nguồn vốn FDI có thể sẽ thấy nhiều biện pháp và việc làm hữu hiệu ở Vĩnh Phúc. Tuy nhiên cần phải nhận thức rõ ràng rằng, các chính sách và giải pháp này không thể áp dụng ở khắp mọi nơi. Các tỉnh khác nhau có môi trường kinh doanh khác nhau. Do đó các tỉnh cần lựa chọn những chính sách phù hợp với điều kiện địa phương mình và quan trọng là trên tinh thần thân thiện, cởi mở, hợp tác.

5. Trong một xã hội phức tạp và rộng lớn như Việt Nam, mỗi tỉnh cần có bộ phận nghiên cứu chính sách riêng, tập trung các ý kiến mới để tạo nên một môi trường kinh doanh cởi mở, năng động. Càng có nhiều ý kiến và thử nghiệm, các nhà lãnh đạo địa phương càng có nhiều giải pháp để lựa chọ

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của tỉnh Vĩnh Phúc trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (Trang 138)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)