Củng cố niềm tin cho các nhà đầu tư nước ngoài đang làm ăn trên địa bàn:

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của tỉnh Vĩnh Phúc trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (Trang 110)

13 Báo cáo 5 năm thi hành Luật doanh nghiệp, CIEM, 2005.

3.2.1.1. Củng cố niềm tin cho các nhà đầu tư nước ngoài đang làm ăn trên địa bàn:

Marketing với các nhà đầu tư nước ngoài tiềm năng. Đồng thời ban hành thêm một số chính sách mới để hấp dẫn các nhà đầu tư tiềm năng. Đây là nhóm giải pháp mang tính cấp bách cần phải tổ chức thực hiện ngay. Nhóm giải pháp này trước mắt góp phần cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh của Vĩnh Phúc trong việc thu hút FDI.

3.2.1.1. Củng cố niềm tin cho các nhà đầu tư nước ngoài đang làm ăn trên địa bàn: địa bàn:

Khoảng 6 tháng hay 1 năm, lãnh đạo tỉnh nên tổ chức một đến hai cuộc họp với sự tham gia của Đại diện ban quản lý khu công nghiệp, cụm công nghiệp; đại diện Sở kế hoạch đầu tư và thành phần không thể thiếu là đại diện các công ty có vốn đầu tư nước ngoài đóng trên địa bàn tỉnh, nhằm lấy ý kiến của các nhà đầu tư cũng như giải đáp những thắc mắc, tháo gỡ khó khăn cho họ, xem khó khăn của họ cũng chính là khó khăn của tỉnh.

Từ thực tế về tình trạng thu hút FDI với những thành công và hạn chế của Vĩnh Phúc, tỉnh nên tạo điều kiện và hỗ trợ để tổ chức một hiệp hội kinh doanh có hiệu quả dễ dàng nhất nếu đã có sẵn, tập họp doanh nghiệp nào đó. Kể cả nếu bắt đầu từ quy mô nhỏ, một hiệp hội năng động và nhiệt tình đáp ứng yêu cầu của các hội viên sẽ góp phần nâng cao uy tín cho tỉnh và giúp các doanh nghiệp trong tỉnh phát triển nhanh hơn. Với ngày càng nhiều hoạt động nổi bật, tỉnh sẽ dễ thu hút thêm các nhà đầu tư. Tỉnh cũng có nhiều điều kiện thuận lợi để thành lập các hiệp hội kinh doanh theo hướng phục vụ các thành viên. Dĩ nhiên là các hiệp hội này sẽ đóng vai trò đại diện cho các doanh nghiệp để chuyển tải những lo lắng đến các cấp chính quyền. Vai trò này rất quan trọng trong trường hợp các cán bộ địa phương (thôn, xã) ngày càng can thiệp nhiều và ít hỗ trợ doanh nghiệp như mong muốn của các cán bộ tỉnh. Thực tế đòi hỏi hình thành một cơ chế để giảm thiểu tình trạng lạm dụng chức quyền. Công tác này phải được coi là ưu tiên cao nhất cho tất cả các tỉnh. Hiệp hội này phải làm việc thường xuyên để các doanh nghiệp thành viên có thể liên hệ bất cứ lúc nào mà không gặp khó khăn gì. Đây là điều mà Bình Dương và Đồng Nai đã làm tốt trong thời gian qua và các nhà đầu thì cũng đã tỏ ra rất hài lòng. Theo hướng này, một hiệp hội doanh nghiệp thực sự hoạt động sẽ là một phần trong chiến lược giúp thay đổi phong cách làm việc ở mỗi tỉnh. Thay vì, chính quyền địa phương đề xuất và kêu gọi dự án, chính quyền có thể hỗ trợ các hiệp hội thu thập những thông tin các doanh nghiệp cần, nhằm xác định những hướng đầu tư "đúng đắn" theo quan điểm kinh doanh. Chắc chắn là khi nền kinh tế trở nên cạnh tranh hơn, các tỉnh với nhiều doanh nghiệp cạnh tranh và năng động hơn sẽ tốt hơn so với

Ở một thái cực khác, chính quyền và cộng đồng doanh nghiệp có thể cùng nhau hình thành một vài thể chế. Qua đó, hai khu vực tương tác với nhau bằng cách chia sẻ thông tin, truyền thông, đối thoại, thương lượng và hành động chung. Ví dụ như chương trình hỗ trợ tài chính. Sự tác động qua lại này sẽ làm tăng phúc lợi chung thông qua sự đồng thuận giữa các bên chủ yếu. Mặt khác, cũng qua đây, chính quyền cần tranh thủ những cuộc tiếp xúc gặp gỡ với nhà đầu tư đang làm ăn trên địa bàn để tăng cường vận động họ đầu tư thêm dự án mới hoặc mở rộng quy mô dự án đã được cấp phép, tăng thêm vốn đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ sản xuất. Những cuộc gặp gỡ này là rất cần thiết bởi nó là uy tín, là “cam kết” của chính quyền. Đồng thời tạo niềm tin cho các nhà đầu tư đang hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Nhanh chóng trả lời các kiến nghị và giải quyết cấp phép kinh doanh. Vì các công ty thường cảm thấy khó chịu vì sự trì hoãn kéo dài khi họ đề nghị các tổ chức phi chính phủ giải quyết một vấn đề nào đó. Các vấn đề đó thường liên quan đến các quyết định và khai thác cơ hội kinh doanh. Vì trong kinh doanh người đến trước là người được trước. Thông hiểu vấn đề này là rất quan trọng khi thu hút đầu tư, vì đôi khi sự chậm trễ đó sẽ gây trở ngại lớn hơn nhiều so với các quyết định có tính hạn chế khác. Vì thế rất cần thiết cho các địa phương đối thoại thường xuyên giữa doanh nghiệp và chính quyền địa phương, phòng thương mại, các hiệp hội doanh nghiệp và các tổ chức liên quan khác, không phải đợi đến cuối năm mới tổ chức một lần họp mặt.

Hình thành cơ quan cung cấp thông tin ban đầu: định hướng cho các công ty những loại giấy phép nào họ cần và họ phải xin chúng ở đâu. Và phải áp dụng cơ chế một cửa cũng như giảm thiểu các loại giấy phép.

Hỗ trợ hiệu quả cho nhà đầu tư trong quá trình làm việc với các cấp chính quyền địa phương.

Các tác nhân chính của địa phương phải có năng lực kinh tế và lòng hiếu khách. Phải có môi trường thân thiện giữa khu vực kinh tế trong nước và khu vực kinh tế có vốn ĐTTTNN.

Tranh thủ việc thực hiện Hiệp định thương mại Việt - Mỹ và gia nhập WTO để đẩy mạnh việc cải cách các thủ tục hành chính, nâng cao lực lượng quản lý của BQL. Điều này sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian, tiền bạc, giảm thiểu phiền hà cho nhà đầu tư trong thời gian tới. Để tổ chức quản lý tốt cơ chế "một cửa, tại chỗ", cần nghiên cứu, xác định đúng vị trí của Ban quản lý các khu công nghiệp cấp tỉnh trong hệ thống quản lý hành chính Nhà nước. Từ đó đưa ra mô hình tổ chức bộ máy phù hợp để có thể vận hành thành công cơ chế quản lý "một cửa, tại chỗ"; Tiến hành hệ thống hoá, rà soát lại các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến chủ trương, chính sách trog các khu công nghiệp để kiến nghị, điều chỉnh cho phù hợp và giảm bớt các thủ tục hành chính không cần thiết; xây dựng quy chế tăng cường phối hợp hoạt động giữa Ban quản lý khu công nghiệp với các cơ quan chuyên môn của tỉnh; nghiên cứu, phân cấp uỷ quyền cho ban quản lý ở một số lĩnh vực về quản lý vốn, lao động, môi trường.... để tạo điều kiện cho BQL giải quyết, tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn của doanh nghiệp một cách thuận lợi, nhanh chóng. Để thực hiện tốt cơ chế "một cửa, tại chỗ" cần quan tâm chú trọng đến đội ngũ cán bộ công chức, cần đào tạo, xây dựng đội ngũ công chức nói chung và công chức quản lý khu công nghiệp nói riêng, thành thạo chuyên môn nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức tốt và có tinh thần trách nhiệm cao đối với công việc. Bởi không có nguyên nhân nào làm các nhà đầu tư lo lắng hơn là nạn tham nhũng hay lạm dụng chức quyền sách nhiễu, gây phiền hà của cán bộ địa phương, gây mệt mỏi cho doanh nghiệp làm tăng chi phí và thậm chí huỷ hoại hoạt động kinh doanh. Uy tín tốt sẽ là điểm xuất phát tốt cho tất cả các tỉnh và nó đỏi hỏi nhiều hơn không chỉ là một hình ảnh cá nhân lãnh đạo năng nổ mà là nỗ lực chung của tất cả các cấp, các cán bộ cùng tham gia tạo ấn tượng tốt đẹp. Cần có biện pháp thống nhất trong tất cả chính quyền, loại bỏ những cán bộ có hành vi sai trái và có biện pháp kỷ luật. Hiện tại, đây chưa phải là việc các tỉnh đã làm được.

Tiếp tục nghiên cứu cải tiến hợp lý hoá quy trình xử lý công việc trong nội bộ BQL KCN để nâng cao hơn nữa về chất lượng và rút ngắn thời gian giải quyết hỗ

những thông tin phong phú, cần thiết cho doanh nghiệp; Phát triển các ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác chuyên môn; xây dựng cơ sở dữ liệu chuyên ngành, nghiên cứu thực hiện các "dịch vụ hành chính công" như: Dịch vụ cấp mới, gia hạn sửa đổi, thị thực cho chuyên gia nước ngoài làm việc trong khu công nghiệp, dịch vụ xin cấp hộ chiếu, thị thực cho công dân Việt Nam làm việc trong doanh nghiệp KCN đi đào tạo ở nước ngoài. Nghiên cứu thực hiện việc đăng ký kinh doanh đầu tư qua mạng. Nói tóm lại, việc thực hiện các dịch vụ đối với nhà đầu tư theo quan điểm: "Chúng ta cần nhà đầu tư chứ không phải nhà đầu tư cần chúng ta".

* Tập trung cải thiện cơ sở hạ tầng:

Hệ thống cơ sở hạ tầng của Vĩnh Phúc hiện đã được hình thành theo một số trục chính: Trục đường số 2, trục đường 18, trục đường đê sông Hồng. Một hệ thống các đường ngang đã được xây dựng, kết nối chúng với nhau. Tuy nhiên, về cơ bản, các tuyến đường này chưa có đường thay thế nên khi có sự cố sẽ bị ách tắc kéo dài. Do nguồn vốn có hạn, tỉnh cần tranh thủ các nguồn vốn, nhưng nên sử dụng một cách tập trung đầu tư từng bước, có trọng điểm đảm bảo cho các công trình giao thông chất lượng cao. Thiết kế các tuyến đường cần dựa trên nhu cầu dài hạn, ít nhất là phải có các khả năng đảm bảo lưu lượng giao thông trong 10 năm tới không cần phải sửa chữa lớn. Trọng tâm xây dựng nên được ưu tiên theo thứ: tự các tuyến đường kết nối các khu công nghiệp lớn với các trung tâm giao thông, các thị trường có sức mua lớn, các làng nghề có tiềm lực phát triển cao, các đô thị và các điểm dân cư lớn, các vùng chuyên canh, thâm canh nông nghiệp có sản lượng sản phẩm hàng hóa lớn. Việc đầu tư cho hệ thống đường giao thông và các điểm du lịch có tiềm năng nên được thực hiện một cách thận trọng, có chọn lọc. Điều này bắt nguồn từ yêu cầu đảm bảo hiệu quả kinh tế của dự án đầu tư trong điều kiện các nguồn vốn hạn chế. Để thực hiện tốt cần phải đầu tư tập trung, tránh dàn trải, đầu tư có trọng điểm, đề cao tính hiệu quả trong đầu tư; Huy động nguồn lực cho đầu tư phát triển, hỗ trợ đầu tư cho các dự án được cấp phép, tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa trong thủ tục hành chính về đăng ký kinh doanh, thuê đất, vay vốn... để các dự án nhanh đi vào sản xuất; Ưu tiên có trọng điểm đầu tư xây dựng hạ tầng, nhất là các khu đô thị, các khu, cụm

công nghiệp và 9 tuyến giao thông quan trọng; Ưu tiên các dự án có khả năng khai thác sớm và có hiệu quả. Tiếp tục đầu tư nâng cấp các tuyến đường giao thông quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ, các tuyến đường nội thị Vĩnh Yên, Phúc Yên và đường nội thi trung tâm các huyện lỵ. Đầu tư xây dựng, nâng cấp các bến phà, bến cảng.

Hạ tầng giao thông là một trong những yếu tố mà nhiều nhà đầu tư rất quan tâm bởi nó có liên quan đến chi phí của các doanh nghiệp này. Để tạo được quỹ đầu tư mạnh cho Vĩnh Phúc không chỉ trú trọng vào một nguồn vốn mà còn đòi hỏi phải huy động vốn từ mọi thành phần kinh tế trong và ngoài Vĩnh Phúc. Trong thời gian tới, Vĩnh Phúc nên tăng cường huy động FDI cho phát triển giao thông và cơ sở hạ tầng đô thị. Hiện nay, Vĩnh phúc có tỷ lệ thu hút FDI cao so với cả nước nhưng vẫn còn đang tháp hơn rất nhiều so với các tỉnh phía Nam như Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đà Nẵng... và thấp hơn so với tiềm năng.

Ngoài vấn đề cải thiện hạ tầng giao thông còn phải chú ý tới hệ thống cung cấp điện, nước hệ thống xử lý nước thải, điện thoại, Internet.. Theo kết quả thăm dò thì đa số các nhà Đầu tư nứơc ngoài đánh giá kém các vấn đề này, nên tỉnh cần phải tập trung cải thiện nhanh chóng.

Về hệ thống điện : ngoài việc đầu tư xây dựng thêm các trạm hạ thế trung gian 110kv là trạm biến áp Vĩnh Yên và trạm biến áp Phúc Yên, các trạm 220 KV dẫn đến các KCN để tránh quá tải, tỉnh cần có kế hoạch tách lưới điện KCN ra khỏi lưới điện phục vụ cho sinh hoạt ngoài KCN, nhằm đảm bảo tính ổn định của nguồn điện cho các hoạt động sản xuất kinh doanh tại đây.

Về hệ thống nước: Hiện Vĩnh Phúc có hai nhà máy nước lớn đang mở rộng và xây dựng bằng nguồn vốn ODA của Chính phủ Đan Mạch và Italia, đó là Nhà máy nước Vĩnh Yên và Nhà máy nước Phúc Yên. Trữ lượng nước ngầm, trước mắt đủ để cung cấp đủ cho sinh hoạt và sản xuất trên địa bàn. Nhưng vấn đề là cần phải sớm đầu tư mạng lưới đường ống nước dẫn đến các KCN. Vì hiện nay đa số các KCN lấy nước từ nguồn nước ngầm tự khai thác nên chi phí cao, đôi khi không cung cấp đủ công suất theo yêu cầu. Đối với hệ thống xử lý nước thải cần có sự giám sát

và tư vấn của Sở Kế hoạch và Công nghiệp tỉnh. Vì đa số Ban quản lý các khu công nghiệp chỉ nghĩ đến lợi ích trước mắt nên đầu tư hệ thống công nghệ, máy móc rẻ tiền, dẫn đến vụ việc xử lý các loại nước thải không đáp ứng được tiêu chuẩn công nghệ. Đây là vấn đề mà các nhà đầu tư nước ngoài cũng rất e ngại trước tình hình thực tế của một số khu công nghiệp.

Về dịch vụ Bưu chính viễn thông: Nhanh chóng phát triển mạng lưới và mở thêm các trung tâm bưu chính, các trung tâm khai thác vận chuyển tại những khu công nghiệp, khu đô thị mới. Đồng thời, không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin vào lĩnh vực này.

Để đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của nhà đầu tư về hạ tầng cơ sở bên trong và ngoài khu công nghiệp và các dịch vụ tiện ích đi kèm: Nhanh chóng cổ phần hoá các công ty kinh doanh cơ sở hạ tầng khu công nghiệp, nhằm thu hút vốn vào để phát triển mạnh các dịch vụ tiện ích như: Kho ngoại quan, ngân hàng, bưu điện.... Hỗ trợ hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty trong các khu công nghiệp này. Mặc dù các khu công nghiệp của tỉnh không cách xa nơi này lắm so với các tỉnh lần cận. Nhưng vì vấn đề giao thông đi lại từ các khu công nghiệp tới các nơi này rất khó khăn nên tại mỗi khu công nghiệp cần có dịch vụ tiện tích này. Ngoài ra, hệ thống đường xá, hệ thống xử lý nước thải bên ngoài hàng rào các khu công nghiệp cũng nên được chú trọng. Nó phải được hình thành trước hoặc song song với việc đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng hay mở rộng các khu công nghiệp. Các nhà đầu tư nước ngoài rất hài lòng với môi trường đầu tư của tỉnh Bình Dương một phần cũng nhờ vào yếu tố này. Tỉnh này đã phải bội chi ngân sách trong nhiều năm để có được một mạng lưới đường sá, điện, hệ thống thoát nước... khá hoàn chỉnh đến tận hàng rào các khu công nghiệp. Theo quan niệm của Trung Quốc thì đầu tư cơ sở hạ tầng khu công nghiệp là lót ổ cho gà đến đẻ và việc làm này chủ yếu là trách nhiệm của Chính phủ Trung Ương và chính quyền địa phương.

Vậy, cải thiện cơ sở hạ tầng là một hệ thống rất phức tạp trong đó có các yếu tố cấu thành liên hệ mật thiết với nhau. Giao thông, hệ thống thoát nước thải, cung

cấp nước sạch, sử dụng đất và môi trường là những yếu tố ràng buộc lẫn nhau.

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của tỉnh Vĩnh Phúc trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (Trang 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)