13 Báo cáo 5 năm thi hành Luật doanh nghiệp, CIEM, 2005.
2.2.2. Phát triển các Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) trong chuỗi cung ứng cho các doanh nghiệp có vốn đầu tu trực tiếp nƣớc ngoài.
cung ứng cho các doanh nghiệp có vốn đầu tu trực tiếp nƣớc ngoài.
Bất kể một Quốc gia hay địa phương nào muốn thu hút FDI, công nghiệp phụ trợ phải đi trước một bước, tạo nên cơ sở hạ tầng để cung cấp sản phẩm đầu vào cần thiết cho các ngành công nghiệp lắp ráp. Bởi vì bản thân các tập đoàn và các công ty lớn về lắp ráp hiện cũng chỉ giữ lại trong quy trình của mình các khâu nghiên cứu, phát triển sản phẩm và lắp ráp thay vì tất cả gói gọn trong một công ty.Theo đánh giá của các nhà đầu tư trong các KCN thì không chỉ có tỉnh Vĩnh Phúc mà cả Việt Nam nói chung điều kiện của các ngành công nghiệp phụ trợ còn ở mức kém phát triển, chỉ đáp ứng một phần rất nhỏ nhu cầu sản xuất. Chẳng hạn, ở Việt Nam ngành sản xuất ô tô hiện chỉ có 49 doanh nghiệp cung cấp các phụ tùng đơn giản, trong khi con số này của Malayxia là 385 hay và của Thái Lan là 2500 doanh nghiệp.
Hầu như tất cả các nhà đầu tư đều hy vọng và trông đợi vào nguồn cung cấp linh, phụ kiện dồi dào, chất lượng cao ngay tại trong nước để hạ tổng giá thành của sản phẩm. Thông thường, 1 chiếc xe ô tô có 20000 đến 30000 chi tiết và cần tới hàng nghìn nhà cung cấp linh. Một doanh nghiệp ô tô cần tối thiểu 20 nhà cung cấp
thuộc ngành công nghiệp lắp ráp là tập đoàn HONDA và tập đoàn TOYOTA. Đây là hai tập đoàn lớn rất có nhu cầu mua hàng lớn từ các DNNVV sản xuất linh kiện. Nhưng thực tế thì TOYOTA Vĩnh Phúc cũng chưa thể có đến 20 nhà cung cấp linh kiện trong nước. Phần lớn các nhà cung cấp linh kiện cho 2 tập đoàn sản xuất này nói riêng và các tập đoàn có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên cả nước nói chung lại là các công ty FDI. Thực tế, Toyota chỉ có 3 đến 4 nhà cung cấp linh kiện trong nước nhưng chủ yếu là những sản phẩm đơn giản như săm, lốp, dây điện. Những nhà sản xuất các phụ tùng này cũng không được đặt tại Vĩnh Phúc. Điều này đã làm tăng thêm một khoản chi phí vận chuyển cho các nhà đầu tư.
Theo đánh giá của một số chuyên gia thì ngành công nghiệp phụ trợ là điểm yếu chung của cả nền kinh tế Việt Nam. Hầu hết các linh kiện phục vụ các doanh nghiệp có vốn ĐTTTNN cũng như nguyên liệu đều phải nhập khẩu từ nước ngoài. Nguyên nhân của tình trạng các DNNVV của Việt Nam nói chung và ở Vĩnh Phúc nói riêng không thể phát triển thành một mạng lưới trong chuỗi cung ứng cho các doanh nghiệp có vốn ĐTTTNN là:
Trước hết là, ngay từ cấp Trung ương chưa có một quy hoạch tổng thể hay một chương trình hành động cụ thể nào nhằm phát triển các DNVVN với vai trò là các nhà cung ứng linh kiện, phụ tùng. Thực tế thì các DNVVN ở Việt Nam cũng có những điều kiện nhất định để hoạt động trong ngành công nghiệp phụ trợ như nguồn nguyên – nhiên liệu ở Việt Nam khá phong phú, giá lao động rẻ, trình độ nhân công để sản xuất các sản phẩm tinh xảo khá đông. Hơn nữa là tại Việt Nam đang có hàng trăm DNNVV hoạt động trong ngành cơ khí, chế tạo máy, đó là chưa kể đến lực lượng hùng hậu các xưởng, cơ sở cơ - kim khí, làng nghề. Nhưng vấn đề khó khăn mà các doanh nghiệp này gặp phải chính là thiếu vốn, kỹ thuật khiến cho các DNNVV này không đáp ứng được yêu cầu về chất lượng, mẫu mã cho các doanh nghiệp lớn. Trong khi các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng yêu cầu rất cao về chất lượng, độ chính xác của sản phẩm cũng như các dịch vụ cung cấp đúng hạn.
Các DNNVV với vai trò thúc đẩy những doanh nghiệp thực hiện hợp đồng thầu phụ, hoạt động như những vệ tinh cho các doanh nghiệp lớn, nhất là công ty có vốn ĐTTTNN nên trong những năm gần đây, cùng với những nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh thuận lợi, Vĩnh Phúc đã bắt đầu triền khai các hoạt động xúc tiến phát triển DNNVV như:
Trước hết là, triển khai và phát triển các chương trình đào tạo về “khởi sự doanh nghiệp”. Giảng dạy được tập trung chủ yếu vào kỹ năng quản lý: kế toán, quản lý tài chính, marketing...Các chương trình này cho phép các DNNVV có điều kiện làm chủ các kỹ thuật quản lý. Trong những năm gần đây, Hội doanh nghiệp Vĩnh Phúc đã bước đầu tổ chức những khoá học chuyên sâu “dạy” cho các nhà quản lý doanh nghiệp thái độ và tinh thần kinh doanh cần thiết để tạo dựng một doanh nghiệp nhỏ. Đó là tinh thần, ý chí quyết tâm tạo dựng một hoạt động kinh doanh nhỏ, vừa và tận dụng các cơ hội để đưa doanh nghiệp tăng trưởng và phát triển, dám chấp nhận rủi ro và mạo hiểm.
Tỉnh đã tạo điều kiện để phát huy vai trò của Hội doanh nghiệp trong việc phát triển của hệ thống các DNNVV tại địa phương để đại diện cho tiếng nói của các DNNVV trong mối quan hệ với chính quyền, tham gia ý kiến với chính quyền vào quá trình hoạch định chính sách phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp. Hội doanh nghiệp Vĩnh Phúc còn hỗ trợ các doanh nghiệp nâng cao khả năng kinh doanh cũng như kỹ năng quản lý, đổi mới công nghệ, cung cấp thông tin, tìm kiếm thị trường, giá cả và tiếp cận thị trường vốn...Những hoạt động này có ý nghĩa hết sức thiết thực đã giải quyết phần nào khó khăn, hạn chế về năng lực khi đóng vai trò là thầu phụ công nghiệp cho các doanh nghiệp lớn. Tính đến cuối năm 2006 toàn tỉnh đã xây dựng được 5/10 cụm công nghiệp tập trung và 4/24 cụm công nghiệp làng nghề sẽ là cơ sở để phát triển các DNNVV với mục đích làm vệ tinh cho các doanh nghiệp FDI của tỉnh. Trong 5 năm qua, trên địa bàn tỉnh đã có trên 1000 doanh nghiệp mới được thành lập, trong đó có 30% doanh nghiệp hoạt động ở lĩnh vực sản xuất công nghiệp và đã có khoảng 10% doanh nghiệp đang hoạt động cung cấp
nguyên vật liệu, lắp ráp linh kiện phụ trợ cho các doanh nghiệp FDI.19 Và khi ngày càng nhiều các doanh nghiệp FDI được thành lập trên địa bàn lại tạo điều kiện phát triển các DNNVV hoạt động trong các ngành công nghiệp phụ trợ.