Kĩ thuật tạo chữ

Một phần của tài liệu Xây dựng bài giảng điện tử hóa học hữu cơ lớp 12, chương trình nâng cao (Trang 63)

10. Cấu trúc luận văn

2.5.2. Kĩ thuật tạo chữ

Các trang web học tập có sự cân đối và tác động qua lại lẫn nhau giữa các kiểu chữ trên trang, cân xứng trực quan giúp người sử dụng hiểu được đầy đủ ý nghĩa nội dung trang web. Điều này có được khi người xây dựng bài giảng điện tử không chỉ quan tâm tới việc phân tích tính hợp lý của cấu trúc tài liệu và tính hợp lý về kỹ thuật tạo chữ và thiết kế đồ hoạ. Đầu tiên người đọc sẽ xem lướt trang; xem xét mô hình tổng thể; sau đó đọc nội dung và phân tích ngôn ngữ. Kỹ thuật tạo chữ tốt sẽ thiết lập được một hệ thống phân cấp trực quan; diễn tả được đoạn văn bản thông qua dấu chấm câu; màu sắc và các điểm nhấn đồ hoạ. Nhờ vậy mà người đọc hiểu được mối quan hệ giữa đoạn văn, hình ảnh, giữa dòng tiêu đề và các khối văn bản.

Đặc điểm cần quan tâm với các chữ trên các trang là hay bị biến đổi. Các trang được xây dựng mỗi khi được tải vào trình duyệt Web, các dòng văn bản, tiêu đề, từng font chữ được tái hiện thông qua tương tác phức tạp của trình duyệt Web và hệ điều hành máy tính của người đọc. Trong quá trình này có thể xảy ra các lỗi không xác định trước được: Font chữ bị mất do trình duyệt quá cũ, do người thiết kế chọn font chữ không phổ biến…

53

Tính dễ đọc:

Các trang trình bày dễ đọc ngoài sự phụ thuộc vào tính hợp lý về cấu trúc thông tin trong trang, còn phụ thuộc vào độ tương phản trực quan giữa các font chữ, các khối văn bản, các tiêu đề và khoảng trắng xung quanh. Các yếu tố làm tăng tính dễ đọc như sau:

* Căn lề: Lề nhằm xác định khu vực đọc của trang bằng cách tách biệt

phần văn bản chính với môi trường xung quanh, tạo nên nét nổi bật trực quan đối với các văn bản. Lề tạo ra sự thống nhất trong toàn bộ site bằng cách xây dựng một cấu trúc nhất quán. Các kiểu căn lề như sau

Căn lề cân đối (Justify): Văn bản được căn chỉnh khớp cả 2 lề trái và phải, tạo ra một hình chữ nhật. Tuy nhiên các chương trình bố trí trang thường bị rơi vào tình trạng khoảng giãn quá hẹp hoặc quá rộng và đôi khi phải điều chỉnh bằng phương pháp thủ công. Các trình duyệt trước đây không hỗ trợ việc căn lề cân đối này, chỉ những trình duyệt gần đây nhất mới có khả năng này. Vì vậy ta thấy rằng tài liệu trên Web sẽ gặp rắc rối khi điều chỉnh căn lề ở dạng cân đối.

Căn lề trái (Align left): Văn bản căn lề trái dễ đọc nhất vì lề trái bằng phẳng, dễ dự đoán được, lề phải khấp khểnh tạo thêm tính đa dạng không ảnh hưởng đến tính dễ đọc.

Căn giữa và căn lề phải (Center and Align right): các khối văn bản căn giữa và căn phải rất khó đọc vì người đọc đọc từ lề trái, các văn bản căn giữa và căn phải làm người đọc phải đi tìm đầu dòng mới.

* Độ dài dòng văn bản: Ở khoảng cách đọc bình thường độ trải của

mắt khoảng 3 inch, vì vậy người thiết kế cố gắng chia các đoạn văn bản thành các cột không quá rộng khiến người đọc phải quay đầu hoặc căng mắt để theo kịp những dòng văn bản dài ảnh hưởng đến khả năng đọc.

54

* Chữ viết hoa và chữ viết thường: Chúng ta đọc cơ bản bằng cách

nhận biết tổng thể, chứ không nhận biết từng từ, những từ chỉ toàn chữ hoa tạo nên một hình chữ nhật đơn điệu. Khi đọc chúng ta chỉ lướt qua phần đỉnh của từ:

Ví dụ: Xây dựng trang Web, nếu gõ toàn chữ hoa, sẽ làm gián đoạn quá trình đọc lướt và nhận dạng từ của người đọc.

 Khoảng trắng và khoảng thụt đầu dòng: Khoảng trắng theo chiều dọc trong một khối văn bản gọi là độ dãn dòng, đó là khoảng cách từ một dòng đến dòng tiếp theo. Giãn dòng tác động mạnh đến tính dễ đọc của khối văn bản, độ giãn quá lớn sẽ làm mắt khó xác định dòng tiếp theo, còn độ giãn quá nhỏ sẽ khiến các dòng lẫn lộn với nhau.

Phương thức kỹ thuật cổ điển dùng các đoạn thụt đầu dòng để đánh dấu phần đầu của một đoạn mới. Tuy nhiên ngày nay xu hướng sử dụng các khoảng trắng giữa các đoạn để phân chia các đoạn. Cả hai cách này đều có thể áp dụng được miễn là các đoạn được thực hiện nhất quán trong toàn bộ Site.

 Font chữ: Trên màn hình có một số Font chữ dễ đọc hơn các Font chữ khác. Một số Font chữ như Times New Roman dễ đọc nhất trên giấy nhưng trên màn hình lại quá nhỏ hoặc trông không bình thường. Tính dễ đọc của Font chữ phụ thuộc độ cao và kích thước tổng thể của Font chữ. Các kiểu chữ như Geogia và Verdana được thiết kế đặc biệt dễ đọc trên màn hình máy tính.

Ngoài các yếu tố kiểu Font chữ, các yếu tố khác của Font chữ cũng có tác dụng làm nổi bật các đoạn văn bản để làm tăng sự chú ý của người đọc: Chữ nghiêng, chữ đậm, gạch chân, màu sắc...

Đặc biệt đối với chữ Việt, do các yếu tố khác biệt về bảng mã, máy tính cài đặt bảng mã chữ Việt này lại không đọc được các trang Web thiết kế cho các bảng mã khác, hiện nay ở Việt Nam có khoảng vài chục bảng mã chữ Việt và vẫn chưa tìm được sự thống nhất giữa các miền trong toàn quốc. Mặc dù

55

đã có những quy định bộ mã chuẩn là theo tiêu chuẩn TCVN3, nhưng hiện nay một số trang vẫn thường dùng bảng mã VNI hay các bảng mã khác. Theo dự đoán, trong tương lai bảng mã được phổ dụng sẽ là bảng mã Unicode.

Tính nhất quán: Các trang trong Website tuân thủ các thiết lập mẫu chữ cho toàn bộ Site. Nếu không có sự nhất quán sẽ khiến cho người đọc bối rối khi xác định ý nghĩa của các đoạn văn bản. Gần đây áp dụng biểu mẫu xếp tầng (Cascading Style Sheet - css) quản lý toàn bộ định dạng về kiểu chữ trong các trang; Css là công cụ rất mạnh để duy trì tính nhất quán về kiểu chữ trong toàn Site.

Một phần của tài liệu Xây dựng bài giảng điện tử hóa học hữu cơ lớp 12, chương trình nâng cao (Trang 63)