10. Cấu trúc luận văn
1.2.6. Quan hệ giữa việc khai thác và sử dụng Internet với việc thiết kế bà
giảng điện tử
Đặc trưng cơ bản nhất của thiết kế BGĐT là toàn bộ kiến thức của bài học, mọi hoạt động điều khiển đều được số hóa. Để số hóa, nội dung kiến thức cần phải có nguồn học liệu đa phương tiện bao gồm: hình vẽ, hình động, ảnh chụp, phim video, phim flash, audio… Để tạo ra nguồn này cần có các thiết bị như camera kỹ thuật số, máy tính tốc độ cao, nhiều phần mềm hỗ trợ và khả năng sử dụng các loại thiết bị và phần mềm này.
Khai thác từ nguồn có sẵn: các phần mềm dạy học, các phim video, sự chia sẻ từ đồng nghiệp…
Khai thác từ Internet: Đây là nguồn tài liệu rất to lớn. Do sự phát triển E-Learning ngày càng mạnh trên thế giới nên nguồn tài liệu trên Internet phục vụ cho việc dạy học ngày càng nhiều, công cụ hỗ trợ tìm kiếm ngày càng mạnh, kết nối Internet ngày càng mở rộng. Việc tìm kiếm nguồn tài liệu từ Internet phục vụ cho việc thiết kế BGĐT là hết sức cần thiết.
Từ Internet, chúng ta có thể khai thác được những tư liệu cần thiết để thiết kế BGĐT, như: các trang Web dạy học Hoá học, hoạt hình, video clip thí nghiệm, phần mềm mô phỏng, thí nghiệm ảo và các phần mềm khác có liên quan đến việc thiết kế BGĐT. GV có thể khai thác các trang Lesson-Plan để nghiên cứu và học tập thêm các PPDH được áp dụng ở các nước phát triển…
Tóm lại: Việc sử dụng nguồn tài liệu từ Internet phục vụ cho dạy học là hết sức cần thiết, đặc biệt đối với việc thiết kế BGĐT. Vì đây là nguồn thông tin, nguồn tri thức khổng lồ luôn được cập nhật, bổ sung.
26