Cấu trúc của bài giảng điện tử theo quan điểm sư phạm

Một phần của tài liệu Xây dựng bài giảng điện tử hóa học hữu cơ lớp 12, chương trình nâng cao (Trang 43)

10. Cấu trúc luận văn

2.2.1. Cấu trúc của bài giảng điện tử theo quan điểm sư phạm

Xét theo quan điểm sư phạm có thể coi BGĐT là tổ hợp các thành tố nội dung và phương pháp dạy học cho một bài học, chương học cụ thể. Tuy nhiên, BGĐT không chỉ đơn thuần là sự tập hợp các thông tin, dữ liệu, được số hoá kèm theo đa phương tiện. Mỗi BGĐT cần được coi như là sự trợ giúp cho người học chiếm lĩnh hệ thống các vấn đề lí thuyết, hình thành những

33

thao tác, kỹ năng cụ thể theo một hệ mục tiêu định sẵn, thông qua các con đường tri nhận, tư duy, minh hoạ, tra cứu, chỉ dẫn, luyện tập, kiểm tra và ra quyết định.

Về tổng thể, mô hình của BGĐT có thể bao gồm các phần:

 Thông tin chung về bài giảng (người dạy, mục tiêu, lịch trình, các hoạt động dạy học…).

 Giáo trình, sách giáo khoa điện tử (văn bản, nguồn tài liệu phục vụ dạy học, nội dung bài học, tư liệu tham khảo…đã được số hoá).

 Sách chỉ dẫn điện tử (văn bản, từ điển chú giải thuật ngữ… đã được số hoá).

 Hệ thống luyện tập, ôn tập, thực hành (các phần mềm mô phỏng, thí nghiệm ảo ...).

 Hệ thống kiểm tra đánh giá.

Mô hình này có thể được điều chỉnh về tỉ lệ và dung lượng phù hợp với yêu cầu đặc thù của từng chương, bài, môn học, chuyên ngành cụ thể.

Một BGĐT hiệu quả sẽ phải được cấu trúc thành những bài giảng con dưới dạng các khối nội dung nhỏ như: “Khối nội dung nghiên cứu”, “Khối thực hành”, “Khối sáng tạo”, đảm bảo chứa đựng đầy đủ nội dung học liệu về các mặt như sự kiện, khái niệm, nguyên lý, quá trình, nguyên tắc…Mỗi “khối” chứa đựng các Module nhỏ như “Module lý thuyết”, “Module thực hành”, được thiết kế tuân thủ theo nguyên tắc sao cho người học có khả năng tự do lựa chọn, liên kết chéo, tạo hướng giải quyết mở, đảm bảo giao tiếp và phản hồi …

Một phần của tài liệu Xây dựng bài giảng điện tử hóa học hữu cơ lớp 12, chương trình nâng cao (Trang 43)