Quan điểm về bài giảng điện tử

Một phần của tài liệu Xây dựng bài giảng điện tử hóa học hữu cơ lớp 12, chương trình nâng cao (Trang 29)

10. Cấu trúc luận văn

1.2.1. Quan điểm về bài giảng điện tử

Trong những năm gần đây, máy vi tính được sử dụng rộng rãi trong nhà trường với tư cách là phương tiện dạy học với nhiều loại phần mềm được thiết kế dưới các quan điểm khác nhau. Hình thức dạy học sử dụng máy vi tính rất đa dạng và phong phú. Tuy nhiên, bài giảng điện tử là một hình thức sử dụng phổ biến hiện nay. BGĐT có thể được thiết kế dưới bất kì ngôn ngữ lập trình nào, tuỳ theo trình độ công nghệ thông tin của người thiết kế hoặc dựa vào các phần mềm trình diễn sẵn có như FrontPage, Publisher, Powerpoint…

Chúng ta thường bắt gặp những khái niệm như: bài giảng số hoá, bài giảng qua mạng, bài giảng kết nối (trực tuyến, ngoại tuyến). Cách hiểu như vậy về BGĐT mới chỉ dừng lại ở hình thức thể hiện, chưa lột tả hết được bản chất của nó. BGĐT có thể được hiểu theo hai cách:

Thứ nhất, BGĐT như một sản phẩm điện tử, được số hoá (giáo trình điện tử, giáo án điện tử, hồ sơ dạy học, học liệu điện tử …) được thiết kế, tổ chức theo ý đồ, mục tiêu sư phạm nhất định. Dạng thức số hoá có thể là văn bản, âm thanh, hình ảnh, đồ hoạ, kí hiệu, thí nghiệm mô phỏng …Sản phẩm này có thể được dùng một cách độc lập hoặc kết hợp với các bài giảng truyền thống hiện nay (thay vì lên lớp với các tập giáo trình đồ sộ, người dạy chỉ cần một chiếc USB chứa dữ liệu, pen driver, phần mềm chuyên dụng, máy tính

19

xách tay, máy chiếu LCD Projector). Ngược lại, người học vì một lí do gì đó, do chưa hiểu hết được vấn đề nội dung, có thể “thao tác” lặp đi lặp lại với nội dung qua máy tính, đĩa CD- Rom băng hình.

BGĐT là một hình thức tổ chức bài lên lớp mà ở đó toàn bộ kế hoạch hoạt động dạy học đều được chương trình hoá thông qua môi trường đa phương tiện (multimedia). Cần lưu ý BGĐT không phải đơn thuần là các kiến thức mà đó là toàn bộ hoạt động dạy và học, tất cả các tình huống sẽ xảy ra trong quá trình dạy học. BGĐT càng không phải là một công cụ để thay thế “bảng đen phấn trắng” mà nó phải đóng vai trò định hướng trong tất cả các hoạt động trên lớp. Các đơn vị của bài học đều phải được số hoá. Multimedia được hiểu là đa phương tiện, đa môi trường, đa truyền thông. Trong môi trường multimedia, thông tin được truyền dưới các dạng: văn bản, đồ họa, ảnh động, ảnh tĩnh, âm thanh và phim video.

Thứ hai, BGĐT như một “quá trình” dạy học được điện tử hoá, số hoá. Quá trình dạy học “không truyền thống” này cho phép người học, người dạy và nội dung tri thức tương tác với nhau trong một môi trường số hoá (thường là mạng Internet) ở mọi lúc, mọi nơi.

BGĐT là một tập hợp các học liệu được tổ chức lại theo một kết cấu sư phạm để có thể cung cấp kiến thức và kĩ năng cho người học một cách hiệu quả thông qua sự trợ giúp của các phần mềm quản lý học tập. Một bài giảng điện tử thường tương ứng với một học phần hoặc một môn học.

BGĐT trong thực tế hiện nay có thể được triển khai dưới nhiều hình thức như: truyền hình hai chiều, cầu truyền hình, mạng Internet, dạy học điện tử, hội thảo, thảo luận trực tuyến, thư điện tử, các phần mềm ICT hỗ trợ, (MS Powerpoint TurnimgPoint, Multimedia, Simulation Software, các phần mềm chuyên dụng được đóng gói), băng video, đĩa CD-Rom, VCD.

Một phần của tài liệu Xây dựng bài giảng điện tử hóa học hữu cơ lớp 12, chương trình nâng cao (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)