Nguyên tắc xây dựng bài giảng điện tử

Một phần của tài liệu Xây dựng bài giảng điện tử hóa học hữu cơ lớp 12, chương trình nâng cao (Trang 37)

10. Cấu trúc luận văn

1.3. Nguyên tắc xây dựng bài giảng điện tử

Khác với các phương tiện công nghệ dạy học truyền thống như bảng, vật mẫu, tranh ảnh, tivi, video, máy cassette, có thể coi BGĐT như một đa phương tiện cho phép làm trung gian giao tiếp giữa người dạy với người học và nội dung tri thức.

Trong giai đoạn hiện nay, các BGĐT chủ yếu được xây dựng trên hạ tầng kĩ thuật là công nghệ máy tính và phần mềm, công nghệ web. Vì vậy, trước hết cần phải tính đến nguyên tắc phân bổ tư liệu dạy học. Các nguồn thông tin, kiến thức dạy học có thể chia làm hai nhóm lớn sau: nhóm thông tin cục bộ của người học (người học đang sở hữu và có thể tuỳ ý sử dụng vào bất cứ lúc nào như sách điện tử, tư liệu bài giảng đã được định dạng số hoá và đóng gói); nhóm thông tin phân quyền đòi hỏi người học phải có một: “quyền sở hữu” có hạn định. Thông tin loại này (có thể được chỉ dẫn bằng những đường liên kết) được lưu giữ tại các cơ sở dữ liệu có bản quyền như cơ sở dữ liệu quốc gia, các thư viện lớn của các trường đại học, công ty.

Đối với thông tin thuộc nhóm thứ nhất, người học có thể mua “ đứt đoạn” một lần (các văn bản số hoá, sách điện tử, đĩa CD-Rom dữ liệu, video clip, phần mềm học tập đóng gói). Đối với nhóm thứ hai, người học phải đăng nhập vào những bài học (khoá học) cụ thể và được cấp quyền truy cập và chiết xuất thông tin.

Do đó khi xây dựng BGĐT ta cần phải đảm bảo các nguyên tắc sau:

Tính tương tác với nội dung dạy học.

Các văn bản được số hoá, hình ảnh, âm thanh, biểu đồ, ký hiệu, phần mềm mô phỏng, thí nghiệm ảo chứa đựng nội dung dạy học được tích hợp theo ý đồ sư phạm trong BGĐT sẽ tạo cơ hội giúp người học trở thành chủ thể tích cực trong chính quá trình dạy học. Những kiến thức và kĩ năng thu được ở người học sẽ tương ứng với mức độ tích cực, tính chủ động sáng tạo của

27

chính chủ thể hành động. Hơn nữa, mỗi người học sẽ có cơ hội lựa chọn cho mình khối lượng nội dung, tốc độ học tập phù hợp.

Trình bày nội dung bằng đa phương tiện

Điều này sẽ kích thích đa giác quan trong quá trình tiếp nhận, lưu giữ và xử lí thông tin, tăng sự chú ý, hứng thú và quan tâm ở người học. Thật vậy, học thuyết sư phạm tương tác (M. Roy & Denomme, 2005) dựa trên những kết quả nghiên cứu của khoa học thần kinh nhận thức đã chứng minh rằng mỗi người đều có một bộ máy học, có một cơ chế vận hành việc học của mình theo một cách riêng. Do vậy, nhờ đa phương tiện, người học có thể chiếm lĩnh các nội dung dạy học thông qua nhiều kênh giác quan khác nhau, phù hợp với đặc điểm riêng của bản thân về tâm sinh lý, nhu cầu, sở thích.

28

CHƢƠNG 2

XÂY DỰNG BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 12, CHƢƠNG TRÌNH NÂNG CAO

Một phần của tài liệu Xây dựng bài giảng điện tử hóa học hữu cơ lớp 12, chương trình nâng cao (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)