Thiết kế giao diện

Một phần của tài liệu Xây dựng bài giảng điện tử hóa học hữu cơ lớp 12, chương trình nâng cao (Trang 51)

10. Cấu trúc luận văn

2.3.Thiết kế giao diện

Giao diện người sử dụng bao gồm những cách thức tương tác, hình ảnh, biểu tượng để truyền tải ý nghĩa của các đối tượng trên màn hình máy vi tính. Ngoài ra, còn bao gồm đặc điểm hiển thị các chi tiết trong từng phần đồ hoạ và chuỗi tương tác chức năng theo thời gian, tạo ra giao diện của BGĐT.

Những thông tin giới thiệu cần có các yếu tố sau:

 Tiêu đề cung cấp thông tin.

 Đặc điểm nhận diện người thiết lập (tác giả hay tổ chức).

41

 Ít nhất một kết nối với một trang chủ cục bộ.

 Địa chỉ của trang chủ trên Menu chính của BGĐT

Giao diện còn được thiết kế để thoả mãn người sử dụng, giao diện thiết kế tốt phải làm cho người sử dụng dễ dàng tìm kiếm thông tin và thể hiện rõ nhất ý tưởng của người thiết kế. Các giao diện như thế phải thoả mãn các yêu cầu sau:

 Phương tiện hỗ trợ định hướng rõ ràng: Những tương tác người sử dụng chủ yếu liên quan đến những kết nối (hyperlink) giữa các tài liệu. Những biểu tượng phải rõ ràng, nhất quán, các nút đồ hoạ sẽ chỉ dẫn để người sử dụng biết họ đang ở đâu trong BGĐT? thường thì những thanh nút bấm được sử dụng để định hướng.

 Không có trang cụt: Các trang phụ nằm sâu trong hệ thống phân cấp Website không có các kết nối tới trang chủ hoặc các trang phụ khác làm cho người đọc không thể vào được các phần còn lại của bài giảng.

 Truy cập trực tiếp: Thông tin đem đến cho người sử dụng càng ít bước càng tốt, vì vậy cần thiết kế một hệ thống phân cấp thông tin ít nhất các bước thông qua các trang menu.

 Băng thông và tương tác: Đối với các BGĐT (với công nghệ Web) sử dụng trên các mạng diện rộng, kết nối thông qua modem thì vấn đề băng thông thì vấn đề băng thông và dung lượng của các trang Web gây trở ngại cho người sử dụng về thời gian truy cập mạng. Tuy nhiên đối với các mạng cục bộ của một trường học thì vấn đề dung lượng không cần đề cập đến, vì vậy nên dùng nhiều tính năng đa phương tiện.

 Đơn giản và thống nhất: Những mô phỏng giao diện nên đơn giản và thống nhất trong hầu hết các trang để tạo sự thân thuộc đối với người sử dụng. Các tiêu đề hỗ trợ định hướng cũng được áp dụng một cách thống nhất.

42

 Tính toàn vẹn và ổn định trong thiết kế: Tính ổn định có nghĩa là giữ nguyên các yếu tố tương tác của bài giảng và hoạt động một cách tin cậy.

 Phản hồi và đối thoại: Phản hồi có nghĩa là chuẩn bị để trả lời các yêu cầu, các đối thoại của người sử dụng.

Một phần của tài liệu Xây dựng bài giảng điện tử hóa học hữu cơ lớp 12, chương trình nâng cao (Trang 51)