- t: thời gian 5 giây đầu Tính thêo đơn vị phút ,5 giây= 0,0833phút.
2.1.6. Phương pháp kiểm tra chức năng thần kinh – tâm lý:
Nguyễn Thị Tuyết [2], [5], [7], [35].
Test khả năng phản xạ đơn (Bơikơ – nhà Sinh lý học người Nga). Phản xạ đơn (ms) với âm thanh:
Mục đích: đánh giá trạng thái hoạt động của hệ thần kinh trung ương
và các cơ quan phân tích. Từ kết quả đo được, cho phép đánh giá năng lực vận động của vận động viên.
Trang thiết bị: máy đo phản xạ Whole Body Reaction Type II, Item
Nguyên lý đo: Khi tín hiệu phát ra (âm thanh theo quy định) vận
động viên phải bật nhẩy (càng nhanh càng tốt)
Thiết bị sẽ đo khoảng thời gian từ khi phát tín hiệu đến khi cĩ phản xạ bật nhảy (thời gian tiềm tàng phản xạ).
Cách thức kiểm tra: Đối tượng kiểm tra đứng đặt hai chân lên thảm, gối
khụy, người hơi cúi xuống trong tư thế chuẩn bị. Khi nghe “sẵn sàng”, cơ thể đứng trong tư thế sẵn sàng bật nhảy: hai đầu gối hơi chùng xuống, mắt nhìn vào hộp phát tín hiệu. Khi nghe tín hiệu thì lập tức nhảy ra khỏi thảm khoảng 10-20 (cm), cố gắng nhảy càng nhanh càng tốt; phải thực hiện 15 lần.
Những lưu ý khi thực hiện:
Chú ý, âm thanh phát ra với khoảng cách khơng đều (bất thường khơng theo một quy luật nào).
Sử dụng thiết bị cảm biến (cảm biến âm thanh phát ra rất nhanh rồi tự tắt).
Vận động viên thực nghiệm trong trạng thái tâm lý thoải mái. Khơng thực hiện khi vận động viên vừa dùng chất kích thích và vừa vận động nặng. Người kiểm tra khi sử dụng chuỗi phát lệnh khơng nên để đối tượng cĩ thể đốn được trước thời gian.
Đối tượng kiểm tra phải được làm quen với thiết bị từ 3 đến 5 lần.
Xử lý kết quả – đánh giá
Bỏ đi kết quả lần nhanh nhất và chậm nhất. Tính trung bình cộng của 13 lần cịn lại.
Mục đích: Trong chuỗi kích thích, cán bộ kiểm tra khơng dùng một kích thích mà dùng 3 kích thích khác nhau (ánh sáng vàng, đỏ và xanh). Trên cơ sở thời gian phản xạ của đối tượng, chúng ta khảo sát được quá trình ức chế phân biệt và quá trình tồn lưu hưng phấn. Nếu như trong quá trình kiểm tra cĩ cài bẫy (ít nhất là 5 bẫy) ta cịn đánh giá được tính chất quá trình thần kinh của đối tượng như tính cân bằng, tính linh hoạt, tính cường độ.
Trang thiết bị: máy đo phản xạ Whole Body Reaction Type II, Item No.1264 – II của Nhật, giấy, viết.
Cách thức kiểm tra: Sau khi kiểm tra máy, yêu cầu đối tượng kiểm tra ngồi vào vị trí sao cho thoải mái cả về tư thế và tinh thần; ngĩn tay trỏ của bàn tay thuận đặt nhẹ lên phím ngắt của máy. Tín hiệu sẽ phát với ba màu sắc khác nhau. Đối tượng kiểm tra chỉ ấn phím tắt khi ánh sáng xanh xuất hiện (khi thấy ánh sáng đỏ hoặc vàng thì khơng tắt), cố gắng phản ứng nhanh và chính xác. Tín hiệu sẽ được phát 50 lần.
Chú ý: người kiểm tra khơng được để đối tượng đốn được thời gian
phát lệnh và loại tín hiệu.
Tâm lý đối tượng phải thoải mái, phịng thực nghiệm yên tĩnh và đủ ánh sáng. Làm theo cùng một chương trình cho mọi đối tượng.
Xử lý kết quả và đánh giá.
Tính ms trung bình và độ lệch chuẩn của tốc độ phản xạ (ms) của từng vận động viên để đánh giá tốc độ phản xạ và độ ổn định.
Xác định chỉ số max và min của tốc độ phản xạ (ms) của từng vận động viên và của nhĩm.
Tính tổng thời gian của 10 phản xạ trước rồi trừ đi tổng thời gian của 10 phản xạ sau. Kết quả cho phép xác định độ bền vững của chú ý (chú ý tăng hay giảm trong quá trình thực hiện bài tập thực nghiệm). Nếu là số dương chứng tỏ vận động viên cĩ độ bền vững của chú ý (mức tập trung chú ý tăng về cuối). Nếu là số âm, chứng tỏ mức tập trung chú ý giảm về cuối.
Tính % mắc bẫy (B) để xác định tính cân bằng của quá trình thần kinh (nếu B > 50% thì quá trình thần kinh khơng cân bằng).