Khái niệm và các quan điểm đánh giá trình độ tập luyện:

Một phần của tài liệu đánh giá trình độ tập luyện vận động viên nữ 16-17 tuổi môn xe đạp đường trường của thành phố hồ chí minh sau một năm tập luyện (Trang 25)

TĐTL là một trạng thái động luơn luơn phát triển tuân theo các quy luật phát triển của TTTT. Với tầm quan trọng trên, vậy TĐTL là gì? Khái niệm này được các tác giả trong và ngồi nước hiểu theo những gĩc độ khác nhau như Aulic I.V. [1], Xmirơnốp [42], Dietric Harre [13], Nguyễn Ngọc Cừ [8], Trịnh Trung Hiếu và Nguyễn Sĩ Hà [16], Lưu Quang Hiệp

[14], Nguyễn Tốn và Phạm Danh Tốn [33], Nguyễn Thế Truyền, Nguyễn Kim Minh và Trần Quốc Tuấn [35], Nguyễn Quang Vinh, từ điển TDTT Trung Quốc xuất bản năm 1991, Nguyễn Kim Lan (thể dục nghệ thuật), Nguyễn Kim Xuân (thể dục dụng cụ), Nguyễn Danh Thái và Nguyễn Tiên Tiến (bĩng bàn), Dương Nghiệp Chí và cộng sự (bĩng đá), Lê Nguyệt Nga (bĩng rổ), Chung Tấn Phong (bơi lội) …[41].

Qua các khái niệm trên thì quá trình biến đổi lâu dài của TĐTL luơn luơn gắn liền với phạm trù “phát triển” và “thích nghi”. Phát triển là một quá trình những biến đổi trạng thái của tất cả các thành tố tạo nên thực thể trong tự nhiên và xã hội, diễn ra theo quy luật nhất định. Sự biến đổi các thực thể đĩ cĩ mối quan hệ tương hỗ về lượng và chất, tính ngẫu nhiên, tính đa dạng của những biến đổi đĩ theo xu hướng chung và tồn tại lâu dài. Sự phát triển TĐTL nhờ tác dụng lâu dài của LVĐ tạo nên những biến đổi về chức năng và cấu trúc trong cơ quan và các hệ thống cơ thể.

Thích nghi – thích ứng “thích ứng là sự biến đổi của các hệ thống chức năng tâm lý và sinh lý trên một trình độ cao hơn, sự thích nghi với các điều kiện chuyên mơn bên ngồi. Sự thích nghi về sinh lý và tâm lý luơn được coi là một quá trình thống nhất” [13, tr 121].

Quá trình phát sinh giai đoạn thích nghi cũng gần giống như sự phát triển TĐTL song giữa TĐTL và giai đoạn thích nghi cũng cĩ sự khác nhau. TĐTL cĩ trạng thái động, nĩ tạo cơ sở để phát triển khơng ngừng các TTTT, trong khi đĩ giai đoạn thích nghi đánh dấu những kết quả đã đạt được của khả năng thích nghi của cơ thể ở mức độ ổn định cụ thể nào đĩ và giai đoạn này chỉ nĩi lên khả năng cĩ thể nâng cao LVĐ lên nữa – Visu.A.A. (1980).

Nếu xem xét những luận điểm cơ bản về lý thuyết phát triển trên cơ sở lý thuyết thích nghi chúng ta nhận thấy rằng sự phát triển TĐTL thực chất là chu kỳ của những phản ứng thích nghi. Như vậy, quá trình thích nghi là một trong những mặt quan trọng của quá trình phát triển TĐTL lâu dài [35, tr 9].

Trong mỗi chu kỳ phát triển TĐTL cĩ một giai đoạn thích ứng lâu dài với những biến đổi hình thái, chức năng tương ứng trong các cơ quan và hệ thống cơ thể. Những biến đổi về cấu trúc chịu sự tác động nhiều lần khơng thể diễn ra tức thời mà địi hỏi một thời gian nhất định.

Sự biến đổi của TĐTL theo thời gian khơng diễn ra theo một lộ trình tuyến tính, ngay cả khi nâng LVĐ tập luyện một cách hệ thống, mà diễn ra cĩ tính chất giai đoạn và thang bậc khác nhau. Bởi vậy trong lý luận cũng như trong thực tiễn phải cĩ những thơng tin đầy đủ kịp thời về sự biến động diễn ra trong quá trình tập luyện lâu dài của các biến đổi về chức năng, hình thái và sinh hố trong các cơ quan và hệ thống khác nhau của cơ thể [35, tr 13].

Từ các quan điểm nêu trên, TĐTL của VĐV được các nhà khoa học nhìn nhận qua những luận điểm chính sau đây:

TĐTL là một trạng thái động luơn luơn phát triển tuân theo các quy luật phát triển của TTTT tuỳ thuộc vào đặc điểm giới tính, độ tuổi và mơn thể thao chuyên sâu.

TTTT là thành tố cơ bản, quan trọng nhất phản ánh TĐTL.

TĐTL bao gồm nhiều mặt, nhiều thành phần như: y sinh, tâm lý, trí tuệ, sư phạm, kỹ thuật, chiến thuật, thể lực, thi đấu. Trong đĩ chức năng sinh học là nền tảng của TĐTL.

TĐTL được nâng cao thơng qua con đường tập luyện thể thao.

Tĩm lại, TĐTL được các nhà khoa học nhìn nhận ở nhiều gĩc độ khác nhau, nĩ tuỳ thuộc vào mơn thể thao chuyên mơn. Tuy nhiên họ cũng thống nhất ở các yếu tố chung nhất của TĐTL là: sư phạm, sinh học và tâm lý. Trong đĩ, yếu tố sư phạm là trình độ kỹ thuật, chiến thuật và thể lực (chung và chuyên mơn); yếu tố sinh học là những thay đổi về cấu trúc và chức năng của các cơ quan và hệ thống của cơ thể; cịn yếu tố tâm lý là các trạng thái tâm lý, phẩm chất tâm lý, trí tuệ, năng lực chú ý và sự nổ lực ý chí của con người .v.v.

Căn cứ vào tính chất đặc trưng của mơn XĐĐT, mục đích và nhiệm vụ huấn luyện cho VĐV XĐĐT 16 – 17 tuổi. Tơi cho rằng TĐTL của VĐV XĐĐT 16 – 17 tuổi là tổng hịa các yếu tố y – sinh học, thể lực, kỹ thuật, chiến thuật, tâm lý của VĐV XĐĐT thích nghi ngày càng cao với quá trình tập luyện và thi đấu được phản ánh cụ thể thơng qua sự phát triển của TTTT.

Một phần của tài liệu đánh giá trình độ tập luyện vận động viên nữ 16-17 tuổi môn xe đạp đường trường của thành phố hồ chí minh sau một năm tập luyện (Trang 25)