Biện pháp 5: Xây dựng quy trình thanh tra chuyên môn

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động thanh tra chuyên môn ở trường đại học sư phạm đại học thái nguyên (Trang 78)

8. Cấu trúc của luận văn

3.2.5. Biện pháp 5: Xây dựng quy trình thanh tra chuyên môn

Cơ sở đề xuất biện pháp

Chính phủ ban hành Nghị định số 42/2013/NÐ-CP về tổ chức và hoạt động thanh tra giáo dục. Nghị định này quy định về tổ chức hoạt động thanh tra giáo dục bao gồm: tổ chức thanh tra giáo dục; hoạt động thanh tra giáo dục; thanh tra viên, cộng tác viên thanh tra giáo dục; trách nhiệm và mối quan hệ của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan hoạt động thanh tra giáo dục.

Thực hiện nội dung thanh tra chuyên ngành quy định tại Điều 14 Nghị định số 42/2013/NĐ-CP, trong đó cần tập trung vào một số nội dung cụ thể sau:

Thanh tra việc thực hiện cam kết thành lập trƣờng; mở ngành đào tạo, liên kết đào tạo, liên kết đào tạo có yếu tố nƣớc ngoài; việc thực hiện quy định công khai chất lƣợng giáo dục, các điều kiện bảo đảm chất lƣợng giáo dục; việc thực hiện quy định về chỉ tiêu tuyển sinh; việc kiểm định chất lƣợng giáo dục; việc thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong quản lý tài chính, tài sản, cơ sở vật chất đƣợc giao theo quy định của pháp luật; việc thực hiện quy hoạch và phát triển nguồn nhân lực theo nhu cầu của xã hội;

Mục tiêu của biện pháp

Xây dựng và tổ chức hoạt động thanh tra chuyên môn theo trình tự, thủ tục đƣợc pháp luật quy định nhằm kết luận đúng sai, đánh giá ƣu khuyết điểm, phát huy nhân tố tích cực, phòng ngừa và xử lý các vi phạm, góp phần hoàn thiện cơ chế quản lý.

Nội dung thực hiện và cách thức tiến hành

Bƣớc 1: Xác định nhiệm vụ trọng tâm năm học.

Ngay từ đầu năm học, Phòng chức năng đã trình kế hoạch hoạt động của năm trên cơ sở nhiệm vụ năm học mà Nhà trƣờng đã đƣa ra và hƣớng dẫn thực

Tiến hành thanh tra các kỳ thi trong và ngoài trƣờng, kịp thời xử lý các trƣờng hợp vi phạm quy chế; có nhiều biện pháp xiết chặt kỷ cƣơng, nền nếp học tập.

Chủ đề năm học: “Xiết chặt kỷ cương, nâng cao chất lương giáo dục”, “Giảm chỉ tiêu tuyển sinh các hệ, đảm bảo chất lượng và tăng cường thanh tra”

Về chuyên môn: Tập trung xây dựng chƣơng trình và nâng cao chất lƣợng dạy học thông qua việc hoàn thiện học liệu của giảng viên và tăng cƣờng các điều kiện giảng dạy.

Bƣớc 2: Sơ bộ đánh giá thực trạng của nhà trƣờng; xác định điểm mạnh, điểm yếu để xác định nội dung thanh tra.

Dƣới sự chỉ đạo của nhà trƣờng phòng Thanh tra, Khảo thí và Đảm bảo chất lƣợng GD tổng hợp kết quả thanh tra của những năm trƣớc để khi Đoàn thanh tra xem xét, đôn đốc các đơn vị trong toàn trƣờng khắc phục những tồn tại và kiến nghị với Ban Giám hiệu những khó khan mà đơn vị đó gặp phải. Từ đó, nhà trƣờng sẽ có giải pháp tích cực giúp các đơn vị hoàn thanh nhiệm vụ đƣợc giao.

Bƣớc 3: Xác định mục đích thanh tra, nội dung thanh tra. Xác định mục đích thanh tra:

Mục đích hoạt động thanh tra nhằm phát hiện sơ hở trong cơ chế quản lý nhằm kết luận đúng, sai, đánh giá ƣu khuyết điểm, phát huy nhân tố tích cực, phòng ngừa, xử lý các vi phạm, góp phần hoàn thiện cơ chế quản lý, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Nội dung thanh tra: Thanh tra nội bộ về việc thực hiện các quy định của nhà nƣớc, các quy chế, quy định của đơn vị; việc thực hiện mục tiêu, chƣơng trình, quy mô, kế hoạch đào tạo, công tác quản lý đào tạo và nghiên cứu khoa

học, hoạt động của cán bộ, giảng viên, nhân viên; việc học tập của ngƣời học thuộc các hệ đào tạo, bồi dƣỡng của đơn vị; việc thực hiện các công tác khác của đơn vị.

Bƣớc 4: Lập kế hoạch thanh tra.

Trƣởng đoàn thanh tra có trách nhiệm tổ chức việc xây dựng kế hoạch tiến hành thanh tra trình ngƣời ra quyết định thanh tra phê duyệt. Kế hoạch tiến hành thanh tra phải xác định rõ mục đích, yêu cầu, nội dung cuộc thanh tra; phƣơng pháp tiến hành thanh tra; tiến độ thực hiện.

Bƣớc 5: Tổ chức hoạt động thanh tra.

Tổ chức xây dựng chƣơng trình, kế hoạch công tác thanh tra, kiểm tra hàng năm của nhà trƣờng theo hƣớng dẫn công tác thanh tra năm học của Bộ GD&ĐT.

Bƣớc 6: Chỉ đạo hoạt động thanh tra.

Hiệu trƣởng chỉ đạo các hoạt động thanh tra trong phạm vi trách nhiệm của Hiệu trƣởng; thanh tra việc thực hiện mục tiêu, kế hoạch, nội dung, phƣơng pháp giáo dục, quy chế đào tạo, quy chế thi cử, cấp văn bằng, chứng chỉ; việc thực hiện các quy định về giáo trình, đề cƣơng bài giảng; việc quản lý tài chính, tài sản, khoa học công nghệ, công tác tổ chức cán bộ và điều kiện cần thiết khác đảm bảo chất lƣợng giáo dục.

Bƣớc 7: Tổng kết các kết quả thanh tra.

Đoàn thanh tra phải có văn bản báo cáo kết quả thanh tra: - Kết luận cụ thể về từng nội dung đã tiến hành thanh tra;

- Xác định rõ tính chất, mức độ vi phạm, nguyên nhân, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm (nếu có);

- Các biện pháp xử lý theo thẩm quyền đã đƣợc áp dụng; kiến nghị biện pháp xử lý.

Kết luận và khuyến nghị.

3.2.6. Mối quan hệ giữa các biện pháp được đề xuất

Để nâng cao hiệu quả công tác thanh tra hoạt động giảng dạy ở các Khoa/ Bộ môn trong trƣờng ĐHSP - ĐHTN, chúng tôi đã đề xuất một số biện pháp quản lý nêu trên. Những biện pháp này tuy có tính độc lập tƣơng đối song chúng có tính hỗ trợ, lệ thuộc và tác động lẫn nhau. Trong đó:

- Biện pháp 1 là cơ sở quan trọng không thể thiếu để thực hiện các biện pháp sau. Có nhận thức đúng về thanh tra giáo dục sẽ gíúp các cấp quản lý có sự chỉ đạo đúng đắn; cán bộ thanh tra đƣợc tạo điều kiện bồi dƣỡng chuyên môn nghiệp vụ, đƣợc trang bị các phƣơng tiện kỹ thuật phục vụ hoạt động thanh tra để thực hiện nhiệm vụ theo đúng chức năng, thẩm quyền; đối tƣợng thanh tra phối hợp và chấp hành tốt các yêu cầu về thanh tra.

- Biện pháp 2 là biện pháp quan trọng có tính chất quyết định đến hiệu quả công tác thanh tra hoạt động giảng dạy của giảng viên. Biện pháp này nhằm trang bị cho cán bộ làm thanh tra có đủ các kiến thức về pháp luật, có phẩm chất và năng lực để hoàn thành tốt nhiệm vụ giao, đặc biệt là vai trò đánh giá và tƣ vấn chuyên môn.

- Biện pháp 3 mang tính điều kiện, là biện pháp cần thiết tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ thanh tra thực hiện nhiệm vụ của mình theo đúng văn bản qui định, kết quả đánh giá khách quan, trung thực và hiệu quả cao.

- Biện pháp 4 mang tính hỗ trợ nhằm đảm bảo việc thu thập thông tin của cán bộ thanh tra về hoạt động giảng dạy của giảng viên một cách khách quan, giúp cán bộ thanh tra có những thông tin cần thiết để nhận xét, đánh giá sát với thực tế.

- Biện pháp 5 Xây dựng quy trình thanh tra ở trƣờng Đại học Sƣ phạm - Đại học Thái Nguyên mang tính thúc đẩy, nhằm đảm bảo cho hoạt động thanh tra giảng dạy ở trƣờng thực hiện đúng chức năng, quyền hạn của mình với việc tăng cƣờng tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của nhà trƣờng và chịu sự giám sát kiểm tra của thanh tra ĐHTN.

3.3. Tổ chức khảo nghiệm

3.3.1. Mục đích khảo nghiệm

Thử nghiệm một số biện pháp quản lý thanh tra hoạt động giảng dạy của giảng viên nhằm góp phần khẳng định tính đúng đắn của các biện pháp và có thể áp dụng triển khai trong thực tiễn.

3.3.2. Đối tượng khảo nghiệm

Qui mô và địa bàn khảo nghiệm: Chúng tôi đã tiến hành lấy ý kiến của 30 cán bộ quản lý thanh tra, cán bộ thanh tra và 100 giảng viên đại học đang công tác tại trƣờng ĐHSP - ĐHTN

3.3.3. Nội dung khảo nghiệm

Nội dung khảo nghiệm: Tính cần thiết và tính khả thi của 5 biện pháp quản lý thanh tra hoạt động giảng dạy của giảng viên.

3.3.4. Các phương pháp khảo nghiệm

- Khảo nghiệm đƣợc thông qua hệ thống phiếu hỏi đơn giản, dễ hiểu đối với các đối tƣợng nói trên theo các bƣớc

+ Lấy ý kiến phiếu hỏi

+ Trao đổi trực tiếp với cán bộ quản lý, cán bộ thanh tra và giảngviên. + Tổng hợp các ý kiến thu đƣợc.

3.3.5. Kết quả khảo nghiệm

Bảng 3.1: Ý kiến nhận xét về mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp Các biện pháp Mức độ Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Rất khả

thi Khả thi Không khả thi SL % SL % SL % SL % SL % SL % Biện pháp 1 91 70,0 39 30,0 0 0 37 28,5 93 71,5 0 0 Biện pháp 2 89 68,5 41 31,5 0 0 40 30,8 90 69,2 0 0 Biện pháp 3 68 52,3 62 47,7 0 0 37 28,5 71 54,6 22 16,9 Biện pháp 4 63 48,5 65 50,0 2 1,5 34 26,2 82 63,0 14 10,8 Biện pháp 5 55 42,3 71 54,6 4 3,1 38 29,2 76 58,5 16 12,3 Cả 5 biện pháp đề xuất đều rất cần thiết cho hoạt động thanh tra giảng dạy của giảng viên.Ba biện pháp đầu đƣợc đánh giá ở mức độ cao (rất cần thiết và cần thiết 100%). 70 68.5 52.3 48.5 42.3 0 10 20 30 40 50 60 70 80 BP1 BP2 BP3 BP4 BP5

Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, cán bộ thanh tra và đội ngũ giảng viên về thanh tra giáo dục là yếu tố không thể thiếu trong hoạt động thanh tra giảng dạy hiện nay ở trƣờng ĐHSP - ĐHTN. Chỉ có nhận thức đúng về hoạt động này, TTGD mới thực sự quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên. Cán bộ quản lý thanh tra có thể chỉ đạo, điều hành hoạt động thanh tra theo đúng yêu cầu đặt ra

Biện pháp 2 cũng là biện pháp hết sức quan trọng đƣợc tất cả các đối tƣợng trong nhà trƣờng quan tâm vì nó tác động trực tiếp đến chất lƣợng và hiệu quả hoạt động thanh tra giảng dạy của giảng viên. Biện pháp này nhằm trang bị cho đội ngũ cán bộ TTGD những kiến thức về pháp luật, những qui định trong hoạt động giảng dạy, những kỹ năng cần thiết và nghiệp vụ thanh tra cơ bản giúp họ có đủ khả năng và tự tin hoàn thành tốt nhiệm vụ đƣợc giao, đảm bảo đúng nhiệm vụ, thẩm quyền theo qui định.

Biện pháp 3 là biện pháp tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ thanh tra có căn cứ cần thiết để thực hiện đúng nhiệm vụ của minh với việc ra đƣợc những kết luận chính xác, khách quan, trung thực. 2 biện pháp còn lại cũng thu đƣợc kết quả đánh giá khá cao. Tuy nhiên biện pháp 4 có 5 ý kiến đánh giá là không thực sự cần thiết, trong đó biện pháp 4 có 02 ý kiến cho rằng vì công tác thống kê, trang bị phƣơng tiện kỹ thuật là việc làm bắt buộc, tất nhiên và kết luận cuối cùng vẫn phụ thuộc vào những kết luận của cán bộ thanh tra. Biện pháp 5 có 04 ý kiến cho rằng không cần thiết vì có lẽ họ cho rằng đây là việc làm đƣơng nhiên theo qui định của hệ thống TTGD trong ĐHTN hoặc thẩm quyền thanh tra trong các nhà trƣờng là thuộc Hiệu trƣởng, Hiệu trƣởng tự chịu trách nhiệm là chính.

71.5 69.2 54.6 63 58.5 0 10 20 30 40 50 60 70 80 BP1 BP2 BP3 BP4 BP5

Hình 3.2. Mức độ rất khả thi của các biện pháp

Nói chung cả 5 biện pháp đƣa ra lấy ý kiến đều có tính khả thi cao. Biện pháp 1, biện pháp 2 chiếm tỷ lệ 100% về mức độ khả thi và rất khả thi. Biện pháp 3 có tỷ lệ 54,6; Biện pháp 4 có tỷ lệ 63,0; Biện pháp 5 có tỷ lệ 58,5 ý kiến ở mức độ khả thi cũng tƣơng đối cao.

Đây cũng là 5 biện pháp hết sức cần thiết trong công tác thanh tra hoạt động giảng dạy của giảng viên ở trƣờng Đại học Sƣ phạm nói riêng và các trƣờng thành viên của Đại học Thái Nguyên nói chung.

Kết luận chƣơng 3

Dựa vào số liệu thu thập đƣợc qua lấy ý kiến nhận xét về thanh tra giảng dạy của giảng viên ở trƣờng ĐHSP - ĐHTN, chúng tôi đề xuất 6 nguyên tắc và 5 biện pháp thanh tra giáo dục:

Nguyên tắc hoạt động thanh tra:

1. Tuân theo pháp luật; đảm bảo chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ, kịp thời.

2. Không trùng lập về phạm vi, đối tƣợng, nội dung, thời gian thanh tra giữa các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra; không làm cản trở hoạt động bình thƣờng của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tƣợng thanh tra.

Từ những nguyên tắc về thanh tra giáo dục chúng tôi xin đề xuất 5 biện pháp quản lý hoạt động thanh tra nhƣ sau:

Biện pháp 1:Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, cán bộ thanh tra và đội ngũ giảng viên về thanh tra giáo dục.

Biện pháp 2: Tăng cƣờng bồi dƣỡng nâng cao kiến thức về pháp luật chuyên môn nghiệp vụ cho các cán bộ làm công tác thanh tra.

Biện pháp 3: Xây dựng ban hành hệ thống văn bản chi tiết hƣớng dẫn hoạt động thanh tra chuyên môn, phù hợp với điều kiện thực tiễn của nhà trƣờng.

Biện pháp 4: Đảm bảo công tác thống kê, thông tin về thanh tra hoạt động giảng dạy, trang bị các phƣơng tiện kỹ thuật phục vụ tốt công tác thanh tra.

Biện pháp 5: Xây dựng quy trình thanh tra chuyên môn.

Kết quả khảo sát cho thấy 5 biện pháp này có thể áp dụng đƣợc trong thực tiễn và có tính khả thi cao.

Để năm biện pháp trên thực hiện có hiệu quả trong thực tiễn, ngoài sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Hiệu trƣởng, các cấp quản lý sự nỗ lực cố gắng của phòng Thanh tra, Khảo thí và Đảm bảo chất lƣợng giáo dục còn cần phải có sự ủng hộ, phối hợp của đội ngũ giảng viên và tất cả các lực lƣợng trong nhà trƣờng.

Tuy nhiên, biện pháp quản lý hoạt động thanh tra chuyên môn của Hiệu trƣởng không chỉ dựa trên cơ sở lý thuyết mà còn dựa trên cơ sở thực tiễn của trƣờng ĐHSP -ĐHTN.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận

Việc nghiên cứu quản lý hoạt động thanh tra giảng dạy của giảng viên ở trƣờng ĐHSP thuộc ĐHTN là một vấn đề mới mẻ, có tính cấp thiết, cần có sự quan tâm của tất cả những ngƣời làm công tác thanh tra giáo dục, các cán bộ quản lý và đội ngũ giảng viên của nhà trƣờng. Những hoạt động thanh tra này có ý nghĩa quan trọng đối với việc nâng cao chất lƣợng giảng dạy của giảng viên nhằm đạt đƣợc mục tiêu giáo dục của nhà trƣờng đề ra.

Hoạt động thanh tra: do Đoàn thanh tra, Thanh tra viên và ngƣời đƣợc giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành thực hiện.

Quản lý hoạt động thanh tra: thể hiện ở việc quản lý mục tiêu; nội dung; chƣơng trình; kế hoạch; kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học và giáo dục trong các nhà trƣờng.

Thực trạng công tác thanh tra chuyên môn nói chung, thanh tra hoạt động giảng dạy của giảng viên ở các trƣờng đã có nhiều cố gắng song còn tồn tại nhiều bất cập, kết quả thanh tra chƣa đạt đƣợc nhƣ mong muốn. Để đáp ứng nhu cầu đổi mới thanh tra giáo dục trong thời gian tới cần phải có những biện pháp phù hợp về thanh tra giáo dục.

Xuất phát từ thực tiễn hoạt động thanh tra chuyên môn ở trƣờng ĐHSP - ĐHTN, chúng tôi đƣa ra một số biện pháp quản lý nhằm góp phần nâng cao chất lƣơng đào tạo của nhà trƣờng.

Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, cán bộ thanh tra và

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động thanh tra chuyên môn ở trường đại học sư phạm đại học thái nguyên (Trang 78)