8. Cấu trúc của luận văn
2.3.4. Kiểm tra đánh giá kết quả thanh tra
Hiệu trƣởng chỉ đạo Đoàn thanh tra kiểm tra văn bản, hồ sơ quản lý đào tạo của Khoa/ Bộ môn:
Các văn bản quản lý:
- Văn bản giao các môn học cho các khoa quản lý (CV218/QĐ-ĐT ngày 16/2/2012 kèm theo danh sách các môn học do Khoa quản lý nội dung đào tạo của ĐHSP).
- Quy định về đào tạo Tín chỉ (Theo QĐ số 595/QĐ-ĐT này 14/4/2011 của ĐHSP).
- Quy định về công tác HS-SV (Theo Quyết định 809/QĐ-ĐHTN này 03/8/2012 của ĐHTN).
- Quy chế thực tập sƣ phạm (Theo QĐ số 2158/QĐ-ĐHSP ngày 10/10/2011 của ĐHSP).
- Các văn bản quy định về xây dựng ngân hàng đề thi của Trƣờng (Số 2611/TTr, KT ngày 18/10/2010; số 2172/KH-KT ngày 11/9/2011; Kết luận cuộc họp về xây dựng ngân hàng đề thi 12/2012).
Hồ sơ sinh hoạt chuyên môn:
- Kế hoạch năm học của các bộ môn.
- Biên bản họp của các bộ môn (định kỳ và đột xuất). - Kế hoạch và biên bản dự giờ của năm học.
- Biên bản họp rà soát, điều chỉnh chƣơng trình đào tạo.
- Bản phân công hƣớng dẫn GV tập sự, GV mới tuyển dụng (hoặc GV trẻ). - Biên bản giao nhiệm vụ và kiểm tra mức độ hoàn thành nhiệm vụ đối với GV tập sự, GV mới tuyển dụng, GV trẻ.
- Các minh chứng khác về hoạt động chuyên môn của Khoa và các bộ môn. - Có biên bản và kết quả thanh tra, kiển tra của Đoàn thanh tra.
Kết quả của hoạt động thanh tra được kết luận như sau:
- Đoàn thanh tra của nhà trƣờng đã thanh tra hoạt động đào tạo của 13 Khoa và 02 Tổ bộ môn.
- Thanh tra giờ dạy của giảng viên trên giảng đƣờng là: 02 buổi/ một tuần. - Dự giờ đột xuất 12 giảng viên trên giảng đƣờng.
Trƣờng Đại học Sƣ phạm đã tổ chức cuộc họp tổng kết đợt thanh tra hoạt động đào tạo của các đơn vị năm học 2012 - 2013. Tham dự cuộc họp có: Ban
Giám hiệu, các Trƣởng phòng, Trƣởng khoa/ Bộ môn trực thuộc. Sau khi nghe báo cáo của Đoàn Thanh tra và ý kiến của các thành viên tham dự, Hiệu trƣởng nhà trƣờng đã có kết luận sau:
1. Công tác thanh tra, kiểm tra nội bộ có vai trò quan trọng đối với công tác quản lý của nhà trƣờng. Trong những năm học tới, công việc này cần tiến hành với mật độ thƣờng xuyên hơn, tập trung vào những vấn đề còn tồn tại của các đơn vị và thanh tra sâu một số mặt hoạt động có những tồn tại chƣa đƣợc giải quyết dứt điểm.
2. Công tác thanh tra giúp các đơn vị nâng cao nhận thức về công tác quản lý và triển khai thực hiện nhiệm vụ; tránh tình trạng đối phó, hình thức.Các đơn vị cần tìm hiểu, trao đổi về những tồn tại đã nêu trong báo cáo của Đoàn thanh tra để chủ động khắc phục. Từ hoạt động thanh tra của nhà trƣờng, cần đẩy mạnh hoạt động tự thanh tra của cá đơn vị.
3. Căn cứ vào báo cáo thanh tra, các đơn vị: Phòng Đào tạo, Phòng Quản trị - phục vụ, Phòng Thanh tra - Khảo thí và Đảm bảo chất lƣợng giáo dục, Phòng kế hoạch tài chính, Phòng Quản lý khoa học và quan hệ quốc tế, Phòng công tác HS - SV, Trung tâm công nghệ thông tin - Thƣ viện cần xây dựng kế hoạch khắc phục tồn tại cụ thể để nâng cao chất lƣợng quản lý và công tác phục vụ đào tạo nhà trƣờng.
4. Trong giải pháp khắc phục tồn tại, các đơn vị cần thực hiện giao nhiệm vụ gắn với trách nhiệm cá nhân. Các Trƣởng bộ môn tăng cƣờng hơn nữa trách nhiệm của mình theo quy định tại điều lệ trƣờng đại học. Các tồn tại trong khâu chấm thi phải đƣợc xử lý dứt điểm, không để tái diễn; những hành vi vi phạm cố ý, có tính vụ lợi cần xử lý nghiêm. Kết quả thanh tra sẽ đƣợc Hội đồng thi đua khen thƣởng Trƣờng sử dụng khi xen xét, đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ năm học của đơn vị và cá nhân.
Kết luận chƣơng 2
Việc phân tích thực trạng trên đây, công tác thanh tra giảng dạy của giảng viên ở trƣờng ĐHSP - ĐHTN hiện nay có nhiều thuận lợi nhƣng cũng không ít những khó khăn, thách thức đòi hỏi cần phải giải quyết kịp thời.
Thuận lợi:
Thanh tra hoạt động chuyên môn của nhà trƣờng hiện nay là một hoạt động hết sức quan trọng, nhằm đảm bảo và nâng cao chất lƣợng giáo dục. Đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên thông qua thanh tra giúp cho giảng viên biết đƣợc việc giảng dạy của mình có hiệu quả hay không và cán bộ quản lý biết đƣợc các môn học có thu hút đƣợc nhiều sinh viên hay không. Từ đó giúp Hiệu trƣởng, trƣởng Khoa/ trƣởng Bộ môn có đƣợc minh chứng cụ thể trong việc đánh giá đội ngũ giảng viên của mình.
Bộ máy thanh tra giáo dục đã đƣợc xây dựng, kiện toàn tử Đại học Thái Nguyên đến các trƣờng đại học thành viên. Với sự phân cấp mạnh cho các nhà trƣờng; Bộ phận thanh tra của các nhà trƣờng đã thực hiện tốt chức năng giúp Hiệu trƣởng thực hiện nhiệm vụ thanh tra nội bộ trong đơn vị mình một cách chủ động, sáng tạo, phù hợp với tình hình cụ thể của đơn vị. Chức năng quan trọng của quản lý chuyên môn là hoạt động thanh tra giảng dạy của giảng viên, giúp cho lãnh đạo nhà trƣờng thu hồi những thông tin ngƣợc chiều trong quản lý giảng viên.
Việc thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; Cuộc vận động “Nói không với đào tạo không đạt chuẩn và không đáp ứng nhu cầu xã hội”và cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là tấm gương về đạo đức, tự học và sáng tạo” và việc phổ biến, quán triệt đến từng cán bộ, giảng viên, học viên, sinh viên trong Trƣờng.
Đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra của trƣờng ĐHSP- ĐHTN có phẩm chất đạo đức tốt, nhiệt tình trong công việc giải quyết, tháo gỡ những vứng mắc của giảng viên và sinh viên trong trƣờng.
Khó khăn:
Một số cán bộ quản lý, giảng viên và sinh viên chƣa có nhận thức đúng về công tác thanh tra nên còn khó khăn trong việc chỉ đạo, huy động lực lƣợng tham gia thanh tra cũng nhƣ giúp đỡ bộ phận thanh tra của Trƣờng thực hiện nhiệm vụ khi họ là đối tƣợng thanh tra.
Cán bộ của phòng thanh tra khảo thí của Trƣờng còn thiếu chƣa đủ về số lƣợng, gặp nhiều khó khăn trong việc thực hiện nhiệm vụ; chƣa có đội ngũ cộng tác viên thanh tra ổn định; chính sách hiện nay đối với cán bộ thanh tra còn chƣa thu hút đƣợc các cán bộ khác trong trƣờng tham gia.
Chƣơng 3
CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THANH TRA CHUYÊN MÔN