Biện pháp 3: Xây dựng ban hành hệ thống văn bản chi tiết

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động thanh tra chuyên môn ở trường đại học sư phạm đại học thái nguyên (Trang 73)

8. Cấu trúc của luận văn

3.2.3. Biện pháp 3: Xây dựng ban hành hệ thống văn bản chi tiết

dẫn hoạt động thanh tra chuyên môn, phù hợp với điều kiện thực tiễn của nhà trường

Cơ sở đề xuất biện pháp

- Chỉ thị số 33/2006/ CT- TTg ngày 08/9/2006 của Thủ tƣớng Chính phủ về chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục.

- Chỉ thị số 56/2008/CT- BGD&ĐT ngày 03/10 năm 2008 về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục đại học.

- Nghị định 85 của Chính phủ, điều 14 về nội dung thanh tra chuyên ngành qui định: "Kiến nghị các biện pháp bảo đảm thi hành pháp luật về giáo dục, đề nghị sửa đổi, bổ sung các chính sách và qui định của nhà nƣớc về giáo dục".

- Quyết định số 14/2006/BGDĐT của Bộ GD&ĐT tại điều 5 cũng chỉ rõ "Qua hoạt động thanh tra đề xuất, kiến nghị, sửa đổi, bổ sung những chính sách, qui định về giáo dục không phù hợp với thực tế".

Mục tiêu của biện pháp

- Cụ thể hóa các văn bản của nhà nƣớc, của Bộ GD&ĐT về công tác thanh tra chuyên môn đối với hoạt động giảng dạy của giảng viên, tạo hành lang pháp lý để cán bộ quản lý, cán bộ thanh tra thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của mình.

- Đảm bảo tính pháp chế XHCN, nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục. - Thực hiện khách quan, công bằng, chính xác trong thanh tra hoạt động giảng dạy.

Nội dung thực hiện và cách tiến hành

- Bộ phận TTGD các trƣờng tham mƣu cho Ban Thanh tra Giáo dục ĐHTN xây dựng văn bản hƣớng dẫn tạm thời phù hợp với điều kiện thực tế của các trƣờng. Văn bản hƣớng dẫn phải đƣợc xây dựng dựa trên các văn bản pháp qui về thanh tra giáo dục: Luật Thanh tra, Luật Giáo dục, Nghị định số 85 của Chính phủ, Quyết định số 14 của Bộ GD&ĐT, các văn bản của ĐHTN về công tác TTGD. Văn bản đó nhất thiết phải qui định rõ trách nhiệm chỉ đạo của từng bộ phận, từng thành viên, trách nhiệm của Ban Thanh tra Giáo dục ĐHTN, phòng Thanh tra, Khảo thí và Đảm bảo chất lƣợng các trƣờng đại học thành viên; trách nhiệm của đoàn thanh tra, thành viên thanh tra; Các nội dung về thanh tra hoạt động giảng dạy.

- Đánh giá giảng dạy là nội dung chủ yếu của đánh giá giảng viên. Đánh giá tiết dạy trên lớp là khâu quan trọng nhất trong việc đánh giá giảng dạy. Vi vậy, để đánh giá giảng dạy của giảng viên một cách khách quan, chính xác phải có những tiêu chí cụ thể để làm công cụ đánh giá. Để thực hiện công việc này, trƣờng ĐHSP - ĐHTN tổ chức lấy ý kiến khảo sát của cán bộ quản lý, cán bộ thanh tra, khảo thí và giảng viên để xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên theo các kênh thông tin khác nhau làm công cụ đánh giá trong hoạt động thanh tra.

Việc đánh giá giảng viên đƣợc tiếp cận từ nhiều góc độ khác nhau: Thanh tra đánh giá giờ dạy trên lớp, giảng viên tự đánh giá; đồng nghiệp đánh giá; sinh viên đánh giá. Mỗi hình thức đƣợc đánh giá theo các mức độ, thang bậc khác nhau.

+ Đối với phiếu thanh tra đánh giá giờ dạy trên lớp của giảng viên

Căn cứ vào đặc thù các môn học của trƣờng mà xây dựng các tiêu chí cho phù hợp trên cơ sở căn cứ vào các mặt: Việc chuẩn bị bài giảng, nội dung bài giảng, phƣơng pháp, phƣơng tiện giảng dạy, tổ chức lớp học của giảng viên.

+ Đối với phiếu giảng viên tự đánh giá, đồng nghiệp đánh giá về hoạt

động giảng dạy bao gồm các nội dung:

1. Mức độ hoàn thành chức trách, nhiệm vụ giảng dạy;

2. Mức độ bài giảng đáp ứng mục tiêu và yêu cấu của chƣơng trình đào tạo.

3. Mức độ bài giảng cập nhật thông tin, kiến thức mới có liên quan. 4. Mức độ phù hợp của phƣơng pháp giảng dạy đã áp dụng.

5. Mức độ phù hợp của phƣơng pháp đánh giá kết quả học tập của sinh viên. 6. Chất lƣợng biên soạn đề thi đánh giá kết quả học tập của sinh viên. 7. Kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy (nếu có).

8. Chia sẻ kinh nghiệm và hợp tác với đồng nghiệp trong giảng dạy. 9. Đánh giá chung về hoạt động giảng dạy.

+ Đối với loại phiếu sinh viên đánh giá giảng viên cần đi sâu vào 4 vấn

đề lớn:

1. Chƣơng trình môn học

2. Phƣơng pháp và kỹ năng giảng dạy của giảng viên. 3. Bảo đảm giờ dạy và quan hệ với sinh viên.

4. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập

Phòng thanh tra, khảo thí & đảm bảo chất lƣợng giáo dục, căn cứ vào chƣơng trình, kế hoạch giảng dạy của các Khoa/ Bộ môn để tham mƣu với nhà

trƣờng xây dựng bộ phiếu đánh giá giảng viên. Quá trinh xây dựng phiếu đánh giá thực hiện qua 5 bƣớc:

- Dự thảo bộ tiêu chí đánh giá.

- Lấy ý kiến góp ý của nhà Trƣờng các Khoa/ Bộ môn. - Điều chỉnh phiếu đánh giá.

- Ra Quyết định ban hành phiếu đánh giá.

- Ban hành phiếu đánh giá và áp dụng trong thực tiễn hoạt động thanh tra của nhà Trƣờng.

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động thanh tra chuyên môn ở trường đại học sư phạm đại học thái nguyên (Trang 73)