Nguyên tắc tuân theo pháp luật

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động thanh tra chuyên môn ở trường đại học sư phạm đại học thái nguyên (Trang 68)

8. Cấu trúc của luận văn

3.1.1. Nguyên tắc tuân theo pháp luật

Nguyên tắc cơ bản của thanh tra giáo dục là việc thực hiện theo các quyết định thanh tra; Tổ chức thanh tra và cán bộ thanh tra phải am hiểu pháp luật nghiêm chỉnh chấp hành các qui định của pháp luật.

3.1.2. Nguyên tắc coi trọng công tác chính trị - tư tưởng

Cán bộ thanh tra phải nắm chắc các văn bản pháp luật về thanh tra giáo dục; phải có tƣ tƣởng chính trị vững vàng, thực hiện chế độ báo cáo theo quy định và phối hợp chặt chẽ với các tổ chức, cơ quan có liên quan để hoàn thành tốt nhiệm vụ đƣợc giao.

3.1.3. Nguyên tắc Công khai dân chủ

Hoạt động thanh tra giáo dục phải tuân theo nguyên tắc dân chủ, phải công khai về mục tiêu; nội dung; phƣơng pháp, hình thức; chƣơng trình; kế hoạch và mục đích của hoạt động thanh tra.

3.1.4. Nguyên tắc hiệu quả cao

Hiệu quả của công tác thanh tra giáo dục gồm hiệu quả của các biện pháp quản lý của lãnh đạo tổ chức thanh tra, biện pháp nghiệp vụ của cán bộ thanh tra nhằm đạt đƣợc những mục tiêu đã đề ra. Trong đó, làm sao cho thời gian, sức lực và chi phí ít nhất nhƣng kết quả thu đƣợc cao nhất.

3.1.5. Nguyên tắc tính giáo dục

Đối tƣợng của quản lý giáo dục chủ yếu là con ngƣời, thực hiện thanh tra giáo dục dựa trên cơ sở phải hiểu con ngƣời, giúp đỡ, chia sẻ, động viên, giáo

3.2. Những biện pháp cụ thể

Căn cứ vào kết quả nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý, quản lý giáo dục, quản lý thanh tra chuyên môn ở chƣơng 1 và thực trạng công tác thanh tra chuyên môn ở trƣờng Đại học Sƣ phạm - Đại học Thái Nguyên ở chƣơng 2; dựa trên cơ sở một số nguyên tắc về thanh tra giáo dục chúng tôi xin đề xuất một số biện pháp quản lý nhƣ sau:

3.2.1. Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, cán bộ thanh tra và đội ngũ giảng viên về thanh tra giáo dục tra và đội ngũ giảng viên về thanh tra giáo dục

Cơ sở đề xuất biện pháp

Nguyên tắc của hoạt động thanh tra là: “Tuân theo pháp luật; bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ, kịp thời”.

Trong hoạt động thanh tra phải công khai về mục đích, chƣơng trình, nội dung. Các trƣờng và cơ sở giáo dục phải tích cực tuyên truyền pháp luật về thanh tra để hiểu rõ quy định về quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân về hoạt động thanh tra giáo dục; từ đó cán bộ quản lý, cán bộ thanh tra và giảng viên có kiến thức đầy đủ để thực hiện tốt yêu cầu của thanh tra giáo dục.

Mục tiêu của biện pháp

Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, cán bộ thanh tra và đội ngũ giảng viên trong trƣờng Đại học Sƣ phạm - Đại học Thái Nguyên về thanh tra giáo dục nhằm thống nhất về mặt chính trị, tƣ tƣởng trên cơ sở hiểu rõ về mục đích, thẩm quyền, nội dung của thanh tra hoạt động giảng dạy từ đó giúp cho lãnh đạo nhà trƣờng có sự chỉ đạo đúng đắn hoạt động thanh tra và để cán bộ thanh tra thực hiện tốt nhiệm vụ đƣợc giao.

Nội dung thực hiện và cách tiến hành

Hiệu trƣởng chỉ đạo phòng thanh tra thực hiện phổ biến các văn bản pháp luật về thanh tra giáo dục: Luật Giáo dục 2005, Luật thanh tra 2004, luật

thanh tra 2010, Nghị định 85/2006 NĐ-CP và quyết định số 14/2006/QĐ- BGD& ĐT; các văn bản của Đại học Thái Nguyên về phân cấp quản lý thanh tra, về hƣớng dẫn công tác thanh tra nhằm mục đích giúp cho mỗi cán bộ quản lý, cán bộ thanh tra và giảng viên coi công tác thanh tra giáo dục là một chức năng cần thiết của công tác quản lý trong mỗi nhà trƣờng và trong các cơ sở giáo dục.

Cách tiến hành nội dung thực hiện trên, việc tuyên truyền đƣợc thông quan các hình thức sau:

* Thông qua các văn bản pháp quy về thanh tra giáo dục.

* Thông qua hoạt động thanh tra thực tế ở trƣờng Đại học Sƣ phạm - Đại Thái Nguyên từ năm 2006 đến nay.

* Thông qua việc chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc hoạt động thanh tra của Đại học Thái Nguyên đối với các trƣờng thành viên (trong đó có trƣờng Đại học Sƣ phạm)

* Thông qua các lớp tập huấn đƣợc tổ chức tại ĐHTN hoặc do Bộ GD&ĐT tổ chức.

* Thông qua các bản tin và các chƣơng trình phát thanh của nhà trƣờng về các nội dung của TTGD.

* Thông qua việc đƣa thông tin về TTGD lên hệ thống mang nội bộ của nhà trƣơng.

3.2.2. Biện pháp 2: Tăng cường bồi dưỡng nâng cao kiến thức về pháp luật chuyên môn nghiệp vụ cho các cán bộ làm công tác thanh tra

Cơ sở đề xuất biện pháp

Cùng với quá trình đổi mới của đất nƣớc, hệ thống giáo dục đại học Việt Nam đã có nhiều đổi mới, đạt một số kết quả quan trọng, là nơi cung cấp chủ

Ngành giáo dục và đào tạo xác định mục tiêu phát triển giáo dục đại học giai đoạn 2010-2020. Vì vậy, Nghị định số 14/2005/NQ - CP ngày 02/11/2005 của chính phủ về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006-2020 đã nêu rõ đổi mới về chất công tác quản lý giáo dục đại học: hoàn thiện và tổ chức thực hiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, trong đó đặc biệt lƣu ý đến các văn bản quy định về trách nhiệm quản lý nhà nƣớc về giáo dục; Phải tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra. Để thực hiện tôt nhiệm vụ này, ngƣời cán bộ thanh tra phải có đủ phẩm chất đạo đức và năng lực giúp thủ trƣởng đơn vị quản lý điều hành góp phần nâng cao hiệu quả của việc quản lý giáo dục.

Trong Luật giáo dục năm 2005 ở điều 8 có quy định về bồi dƣỡng nghiệp vụ đối với nhà giáo. Nhƣ vậy, bồi dƣỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ thanh tra cũng là nội dung bồi dƣỡng giáo viên đƣợc luật qui định.

Điều 11 Quyết định số 14/2006/QĐ-BGD&ĐT ngày 25/4/2006 của Bộ GD&ĐT chỉ rõ “Cán bộ làm công tác thanh tra đƣợc học tập, bồi dƣỡng và tự học tập, bồi dƣỡng nghiệp vụ thanh tra…”.

Mục tiêu của biện pháp

Nâng cao sự hiểu biết về pháp luật, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ lãnh đạo thanh tra và đội ngũ cán bộ thanh tra của trƣờng để họ thực hiện nhiệm vụ theo đúng chức năng, thẩm quyền quy đinh.

Nâng cao vị thế uy tín của ngƣời cán bộ thanh tra đối với đội ngũ giảng viên, học sinh - sinh viên giúp cho họ thực hiện tốt nhiệm vụ của mình.

Nội dung thực hiện và cách tiến hành

Nhà trƣờng cũng luôn tạo điều kiện về kinh phí, thời gian hợp lý cho cán bộ làm công tác thanh tra đi dự tập huấn về TTGD do Bộ GD&ĐT hoặc ĐHTN tổ chức.

- Bồi dƣỡng nghiệp vụ thanh tra cho đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra với các nội dung:

+ Trƣớc hết, Thƣờng xuyên cập nhật các văn bản pháp luật; phải tăng cƣờng phổ biến giáo dục pháp luật cho cán bộ thanh tra, cán bộ giảng viên, HS - SV trong trƣờng, giúp họ hiểu đúng và làm theo pháp luật. Giúp cán bộ thanh tra có kỹ năng đánh giá chính xác, khách quan và trung thực, để đội ngũ giảng viên tin tƣởng vào sự đánh giá đó.

+ Giúp cán bộ thanh tra thực hiện thuần thục các thao tác, qui trình, trình tự các bƣớc tiến hành trong thanh tra, kỹ thuật ghi biên bản và trình bày, báo cáo kết quả thanh tra; Xử lý tốt các tình huống nảy sinh và có khả năng thuyết phục đối tƣợng thanh tra.

+ Phƣơng pháp nghiên cứu sản phẩm (nghiên cứu hồ sơ chuyên môn, đề cƣơng bài giảng bài giảng, đồ dùng dạy học và bài kiểm tra của sinh viên..); + Phƣơng pháp phỏng vấn (Cách thức trao đổi với cán bộ quản lý, với giảng viên là đối tƣợng thanh tra

+ Phƣơng pháp quan sát hoạt động thực tiễn (Đánh giá giờ giảng, hoạt động của tổ chuyên môn...).

Cách tiến hành nhƣ sau:

- Nhà trƣờng mời giảng viên là cán bộ thanh tra có uy tín của các trƣờng đại học khác, hoặc cán bộ thanh tra của Bộ GD&ĐT; chuyên gia nƣớc ngoài giảng dạy các lớp tập huấn theo kế hoạch hàng năm.

- Tổ chức Hội thảo, rút kinh nghiệm về hoạt động thanh tra sau mỗi năm học đối với cán bộ quản lý và cán bộ thanh tra trong trƣờng.

3.2.3. Biện pháp 3: Xây dựng ban hành hệ thống văn bản chi tiết hướng dẫn hoạt động thanh tra chuyên môn, phù hợp với điều kiện thực tiễn của dẫn hoạt động thanh tra chuyên môn, phù hợp với điều kiện thực tiễn của nhà trường

Cơ sở đề xuất biện pháp

- Chỉ thị số 33/2006/ CT- TTg ngày 08/9/2006 của Thủ tƣớng Chính phủ về chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục.

- Chỉ thị số 56/2008/CT- BGD&ĐT ngày 03/10 năm 2008 về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục đại học.

- Nghị định 85 của Chính phủ, điều 14 về nội dung thanh tra chuyên ngành qui định: "Kiến nghị các biện pháp bảo đảm thi hành pháp luật về giáo dục, đề nghị sửa đổi, bổ sung các chính sách và qui định của nhà nƣớc về giáo dục".

- Quyết định số 14/2006/BGDĐT của Bộ GD&ĐT tại điều 5 cũng chỉ rõ "Qua hoạt động thanh tra đề xuất, kiến nghị, sửa đổi, bổ sung những chính sách, qui định về giáo dục không phù hợp với thực tế".

Mục tiêu của biện pháp

- Cụ thể hóa các văn bản của nhà nƣớc, của Bộ GD&ĐT về công tác thanh tra chuyên môn đối với hoạt động giảng dạy của giảng viên, tạo hành lang pháp lý để cán bộ quản lý, cán bộ thanh tra thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của mình.

- Đảm bảo tính pháp chế XHCN, nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục. - Thực hiện khách quan, công bằng, chính xác trong thanh tra hoạt động giảng dạy.

Nội dung thực hiện và cách tiến hành

- Bộ phận TTGD các trƣờng tham mƣu cho Ban Thanh tra Giáo dục ĐHTN xây dựng văn bản hƣớng dẫn tạm thời phù hợp với điều kiện thực tế của các trƣờng. Văn bản hƣớng dẫn phải đƣợc xây dựng dựa trên các văn bản pháp qui về thanh tra giáo dục: Luật Thanh tra, Luật Giáo dục, Nghị định số 85 của Chính phủ, Quyết định số 14 của Bộ GD&ĐT, các văn bản của ĐHTN về công tác TTGD. Văn bản đó nhất thiết phải qui định rõ trách nhiệm chỉ đạo của từng bộ phận, từng thành viên, trách nhiệm của Ban Thanh tra Giáo dục ĐHTN, phòng Thanh tra, Khảo thí và Đảm bảo chất lƣợng các trƣờng đại học thành viên; trách nhiệm của đoàn thanh tra, thành viên thanh tra; Các nội dung về thanh tra hoạt động giảng dạy.

- Đánh giá giảng dạy là nội dung chủ yếu của đánh giá giảng viên. Đánh giá tiết dạy trên lớp là khâu quan trọng nhất trong việc đánh giá giảng dạy. Vi vậy, để đánh giá giảng dạy của giảng viên một cách khách quan, chính xác phải có những tiêu chí cụ thể để làm công cụ đánh giá. Để thực hiện công việc này, trƣờng ĐHSP - ĐHTN tổ chức lấy ý kiến khảo sát của cán bộ quản lý, cán bộ thanh tra, khảo thí và giảng viên để xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên theo các kênh thông tin khác nhau làm công cụ đánh giá trong hoạt động thanh tra.

Việc đánh giá giảng viên đƣợc tiếp cận từ nhiều góc độ khác nhau: Thanh tra đánh giá giờ dạy trên lớp, giảng viên tự đánh giá; đồng nghiệp đánh giá; sinh viên đánh giá. Mỗi hình thức đƣợc đánh giá theo các mức độ, thang bậc khác nhau.

+ Đối với phiếu thanh tra đánh giá giờ dạy trên lớp của giảng viên

Căn cứ vào đặc thù các môn học của trƣờng mà xây dựng các tiêu chí cho phù hợp trên cơ sở căn cứ vào các mặt: Việc chuẩn bị bài giảng, nội dung bài giảng, phƣơng pháp, phƣơng tiện giảng dạy, tổ chức lớp học của giảng viên.

+ Đối với phiếu giảng viên tự đánh giá, đồng nghiệp đánh giá về hoạt

động giảng dạy bao gồm các nội dung:

1. Mức độ hoàn thành chức trách, nhiệm vụ giảng dạy;

2. Mức độ bài giảng đáp ứng mục tiêu và yêu cấu của chƣơng trình đào tạo.

3. Mức độ bài giảng cập nhật thông tin, kiến thức mới có liên quan. 4. Mức độ phù hợp của phƣơng pháp giảng dạy đã áp dụng.

5. Mức độ phù hợp của phƣơng pháp đánh giá kết quả học tập của sinh viên. 6. Chất lƣợng biên soạn đề thi đánh giá kết quả học tập của sinh viên. 7. Kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy (nếu có).

8. Chia sẻ kinh nghiệm và hợp tác với đồng nghiệp trong giảng dạy. 9. Đánh giá chung về hoạt động giảng dạy.

+ Đối với loại phiếu sinh viên đánh giá giảng viên cần đi sâu vào 4 vấn

đề lớn:

1. Chƣơng trình môn học

2. Phƣơng pháp và kỹ năng giảng dạy của giảng viên. 3. Bảo đảm giờ dạy và quan hệ với sinh viên.

4. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập

Phòng thanh tra, khảo thí & đảm bảo chất lƣợng giáo dục, căn cứ vào chƣơng trình, kế hoạch giảng dạy của các Khoa/ Bộ môn để tham mƣu với nhà

trƣờng xây dựng bộ phiếu đánh giá giảng viên. Quá trinh xây dựng phiếu đánh giá thực hiện qua 5 bƣớc:

- Dự thảo bộ tiêu chí đánh giá.

- Lấy ý kiến góp ý của nhà Trƣờng các Khoa/ Bộ môn. - Điều chỉnh phiếu đánh giá.

- Ra Quyết định ban hành phiếu đánh giá.

- Ban hành phiếu đánh giá và áp dụng trong thực tiễn hoạt động thanh tra của nhà Trƣờng.

3.2.4. Biện pháp 4: Đảm bảo công tác thống kê, thông tin về thanh tra hoạt động giảng dạy, trang bị các phương tiện kỹ thuật phục vụ tốt công tác động giảng dạy, trang bị các phương tiện kỹ thuật phục vụ tốt công tác thanh tra

Cơ sở đề xuất biện pháp

- Điều 23 của Nghị định 85 qui định: "Thanh tra giáo dục đƣợc bố trí trụ sở làm việc, trang bị phƣơng tiện thông tin liên lạc, phƣơng tiện thanh tra và các thiết bị kỹ thuật khác phục vụ công tác thanh tra".

- Theo điều 11, Quyết định số 14/2006/BGDĐT: "Cán bộ làm công tác thanh tra đƣợc trang bị phƣơng tiện làm việc, đƣợc tạo điều kiện về thời gian, cơ sở vật chất và tài chính để hoàn thành nhiệm vụ thanh tra"

- Phòng thanh tra của trƣờng luôn thu thập thông tin bằng nhiều hình thức để điều chỉnh mối quan hệ giữa cán bộ thanh tra với giảng viên, sinh viên, giữa đoàn thanh tra với Hiệu trƣởng nhà trƣờng..

- Hoạt động thanh tra giáo dục trong nhà trƣờng để đạt đƣợc kết quả cao phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố về cơ sở vật chất. do vậy, việc trang bị cơ sở vật chất, kỹ thuật phù hợp phục vụ công tác thanh tra là hết sức cần thiết.

Mục tiêu của biện pháp

Giúp Hiệu trƣởng nhà trƣờng, đoàn thanh tra, cán bộ thanh tra có đƣợc những thông tin kịp thời, chính xác từ nhiều kênh khác nhau về hoạt động giảng dạy của giảng viên làm cơ sở cho việc điều chỉnh các quyết định quản lý, điều hành công tác thanh tra cũng nhƣ việc đánh giá, kết luận trong thanh tra.

Nội dung thực hiện và cách tiến hành

- Làm tốt công tác thống kê về TTGD với đầu mối là bộ phận thanh tra của của nhà trƣờng. Các kết quả thanh tra phải đƣợc định lƣợng trên cơ sở những kết luận chính xác, khách quan.

- Thực hiện chế độ báo cáo thƣờng xuyên những công việc theo kế

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động thanh tra chuyên môn ở trường đại học sư phạm đại học thái nguyên (Trang 68)