CBQL trƣờng THCS.
Để thấy được chính sách chế độ đối với CBQL trong mối liên hệ với chính
sách chế độ đối với giáo viên trường THCS; biện pháp này được đề xuất bao gồm cả việc thực hiện và phát triển chính sách đối với giáo viên nói chung và cán bộ quản lý trường cán bộ quản lý nói riêng.
3.2.4.1. Mục tiêu, ý nghĩa biện pháp
Thực sự coi giáo dục - đào tạo là quốc sách hàng đầu. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã khẳng định:
“Nhận thức sâu sắc về giáo dục đào tạo cùng với khoa học công nghệ là nhân tố quyết định tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội, đầu tư cho giáo dục đào tạo là đầu tư cho phát triển. Thực hiện các chính sách ưu tiên, ưu đãi đối với giáo dục đào tạo, đặc biệt là chính sách tiền lương".[41, tr.218].
Như vậy, các chính sách ưu tiên, ưu đãi, chính sách đầu tư, chính sách tiền lương, là những động lực để phát triển giáo dục. Mặt khác, muốn phát triển tốt sự nghiệp giáo dục đào tạo phải thường xuyên chăm lo và có các chính sách đãi ngộ thích hợp đối với đội ngũ nhà giáo và THCS giáo dục.
3.2.4.2. Nội dung biện pháp
+ Trước hết cần chi trả kịp thời, đầy đủ chế độ tiền lương và phụ cấp cho CBQL trường THCS.
+ Ngoài phụ cấp chức vụ, CBQL trường THCS phải được hưởng đầy đủ, kịp thời chế độ phụ cấp ưu đãi như giáo viên trực tiếp giảng dạy. Đồng thời cần phải ban hành các chế độ phụ cấp trách nhiệm đối với từng công việc cụ thể cho CBQL.
Trên cơ sở các chế độ này người CBQL có điều kiện thuận lợi và phấn khởi yên tâm hơn để làm quản lý, đây là một động lực cho sự phát triển.
+ Có thể coi quản lý là một nghề và là nghề đặc biệt. Vì vậy, phải có những chính sách để thu hút được những nhân tài, các giáo viên giỏi làm nghề quản lý để phát huy được tài năng của họ, có những chính sách ưu đãi đối với cán bộ quản lý giỏi, chính sách ưu tiên đối với cán bộ quản lý nữ. Như vậy mới có thể xây dựng được đội ngũ CBQL có chất lượng đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội.
+ Đảm bảo chế độ chính sách để đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán CBQL. Phải có kinh phí chi thường xuyên để bồi dưỡng nâng cao trình độ (nhất là trình độ CBQL) và để tham quan, trao đổi học hỏi kinh nghiệm cho đội ngũ CBQL.
+ Ngoài chính sách chung của Nhà nước cần phải có những chính sách của huyện để khuyến khích giáo viên đi công tác tại các xã vùng đặc biệt khó khăn, thực hiện chế độ công tác có thời hạn tại các nơi này (đối với nam là 5 năm nữ là 3 năm sau đó mới chuyển vùng công tác). Đồng thời tham mưu UBND huyện có chế độ trợ cấp đối với cán bộ giáo viên công tác tại các xã khó khăn.
+ Đối với CBQL trường THCS hầu như không được nghỉ hè theo chế độ. Vì vậy phải có chế độ công tác nghỉ ngơi hoặc thanh toán làm thêm giờ cho đội ngũ THCS hợp lý để họ phấn khởi, yên tâm công tác, từ đó hiệu quả quản lý sẽ cao hơn.
+ Có nguồn kinh phí hàng năm cử CBQL trường THCS đi thăm quan, học tập các điển hình về giáo dục trong nước và có thể tham quan học tập ở nước ngoài.
+ Phải có chính sách thưởng phạt công minh, nghiêm túc và kịp thời đối với CBQL trường THCS, các chính sách này phải gắn người CBQL với trường THCS mà họ được giao đảm nhiệm. CBQL và giáo viên được đãi ngộ thoả đáng sẽ tạo điều kiện cho họ yên tâm công tác và góp phần xây dựng đội ngũ CBQL trường THCS ngày càng vững mạnh.
3.2.4.3. Quy trình thực hiện Lập kế hoạch:
- Theo phân cấp quản lý của tỉnh hiện nay chủ trì công việc lập kế hoạch kinh phí của toàn ngành GD &ĐT là do Sở Tài chính chủ trì, Sở Tài chính phối hợp với
Sở Giáo dục và Đào tạo tham mưu UBND tỉnh phân bổ kinh phí trường học về UBND các huyện, thị, thành.
Tuy vậy, Phòng GD &ĐT huyện rất cần chủ động xây dựng kế hoạch kinh phí hàng năm để thuyết minh bảo vệ kế hoạch trước UBND huyện.
- Kế hoạch thanh tra, kiểm tra các đơn vị về thực hiện chế độ chính sách. - Xây dựng kế hoạch huy động xã hội hoá giáo dục.
Tổ chức:
- Phòng GD &ĐT tham mưu với Ủy ban nhân dân huyện có chính sách hỗ trợ cho cán bộ đi đào tạo, bồi dưỡng.
Lãnh đạo và kiểm tra:
- Thường xuyên đôn đốc kiểm tra việc thực hiện, chi trả kịp thời, đầy đủ theo chế độ chính sách.
- Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ quản lý tài chính tài sản cho cán bộ quản lý, kế toán, thủ quỹ và nhà trường để làm tốt việc quản lý thực hiện chế độ chính sách.
- Ứng dụng phần mềm tin học quản lý tài chính để thay thế cách quản lý thô sơ hiện nay.
- Kịp thời chấn chỉnh những sai phạm trong quản lý tài chính và thực hiện chế độ thu chi trong đơn vị.
3.2.5. Tăng cƣờng thanh tra, kiểm tra, đánh giá một cách cụ thể thƣờng xuyên và khách quan đối với CBQL
3.2.5.1. Mục tiêu và ý nghĩa biện pháp
Thanh tra kiểm tra có vai trò rất quan trọng trong CBQL. Hệ thống lý luận và
thực tiễn đã khẳng định: “Lãnh đạo phải có kiểm tra, lãnh đạo mà không có kiểm
tra coi như không có lãnh đạo”. Thanh tra, kiểm tra nhằm tìm hiểu xem các quyết định được thực hiện như thế nào, phát hiện kịp thời những trục trặc, trì trệ và các nguyên nhân để sớm đưa ra những biện pháp, những quyết định khắc phục nhằm thực hiện kế hoạch đề ra. Mặt khác, phát hiện các mối liên hệ ngược về hiệu quả của sự tác động để điều chỉnh nội dung, phương pháp, kế hoạch tạo ra khả năng
thực thi phương pháp tốt hơn. Thanh tra, kiểm tra còn nhằm tác động đến hành vi của người CBQL, nâng cao tinh thần trách nhiệm của họ. Qua đó để động viên khuyến khích tính tích cực sáng tạo của người cán bộ quản lý, nhằm đưa hệ thống vận hành đạt mục tiêu tốt hơn.
Cần chú ý: Hoạt động thanh tra, kiểm tra phải đi liền với đánh giá. Thanh tra,
kiểm tra mà không có đánh giá thì coi như không có thanh tra, kiểm tra. Thanh tra, kiểm tra nhằm chỉ ra những ưu khuyết điểm trong hoạt động giáo dục và đào tạo, trong hoạt động dạy và học, trong quá trình lãnh đạo của người cán bộ quản lý để giúp cho thầy trò khẳng định lao động của mình, người CBQL thấy được kết quả hoạt động quản lý của mình, từ đó tìm ra những kinh nghiệm giúp cho họ có những quyết định đúng đắn khách quan đảm bảo cho quản lý có hiệu quả.
Thông qua thanh tra, kiểm tra cơ quan quản lý cấp trên có thể đánh giá đúng đắn hơn đội ngũ CBQL để từ đó giúp cho quy trình bổ nhiệm lại CBQL chính xác và khách quan hơn.
Vì vậy, thanh tra kiểm tra góp phần thiết thực xây dựng đội ngũ CBQL trường THCS ngày một tốt hơn.
3.2.5.2. Nội dung biện pháp
- Thanh tra kiểm tra thƣờng xuyên:
+ Đây là hình thức thanh tra, kiểm tra có hiệu quả nhất. Nó gắn liền với các hoạt động trong trường trung học cơ sở.
+ Phòng GD &ĐT cần có kế hoạch thanh tra toàn diện nhà trường mỗi năm ít nhất một lần, mỗi khi thanh tra phải có:
* Quyết định thành lập đoàn thanh tra.
* Nội dung thanh tra: thanh tra toàn diện nhà trường, thanh tra công tác quản lý đơn vị. Thanh tra các hoạt động sư phạm của giáo viên, việc thực hiện chế độ chính sách, và các nội dung khác (nếu có).
* Thời gian thanh tra.
CBQL trường GD &ĐT phải có kế hoạch kiểm tra thường xuyên các hoạt động của nhà trường (kiểm tra nội bộ trường học).
- Thanh tra, kiểm tra định kỳ:
Đây là hình thức thanh tra, kiểm tra được tiến hành theo chương trình kế hoạch đã được xác định.
Thông thường thanh tra kiểm tra định kỳ được tiến hành theo các mốc của năm học như kết thúc mỗi học kỳ, mỗi năm học.
- Thanh tra, kiểm tra bất thƣờng:
Bên cạnh hình thức trên thì phải thanh tra, kiểm tra đột xuất. Đây là hình thức thanh tra, kiểm tra quan trọng và cơ bản do yêu cầu đột xuất để đảm bảo tính khách quan hoặc do thực tế đòi hỏi.
Cần phải chú ý sử dụng linh hoạt 3 hình thức thanh tra, kiểm tra nói trên.
3.2.5.3. Quy trình thực hiện
+ Để phát triển đội ngũ CBQL trường THCS huyện Đại Từ ngày càng tốt hơn cần phải đổi mới công tác thanh tra, kiểm tra.
Cụ thể là:
* Xây dựng tốt kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong toàn ngành.
* Củng cố kiện toàn bộ phận thanh tra GD &ĐT và đội ngũ thanh tra viên kiêm nhiệm.
* Nội dung thanh tra, kiểm tra phải thiết thực, phải gắn công tác thanh tra, kiểm tra với các đơn vị và đội ngũ CBQL, từ đó là cơ sở để làm tốt công tác khen thưởng, kỷ luật, bổ nhiệm, luân chuyển CBQL.
* Tiến hành thanh tra, kiểm tra phải đúng quy trình bài bản, đồng thời phải đảm bảo tính chân thực, công tâm, khách quan và hiệu quả.
* Phải có hệ thống hồ sơ thanh tra, kiểm tra phải đúng, đầy đủ và làm tốt công tác lưu trữ các hồ sơ này.
+ Bên cạnh công tác thanh tra, kiểm tra, chúng ta phải chú trọng công tác bảo vệ chính trị nội bộ, đó là:
* Thực hiện nghiêm ngặt các chế độ, thủ tục, quy chế quản lý cán bộ, đảng viên, kỷ luật phát ngôn quan hệ với người nước ngoài, bảo vệ tài liệu bí mật của Đảng và Nhà nước, quy chế cử cán bộ đi thăm quan, đi học, đi công tác và tiếp xúc với người nước ngoài.
* Công tác bảo vệ chính trị nội bộ là trách nhiệm của toàn Đảng, trước hết là trách nhiệm của các cấp uỷ Đảng, của Lãnh đạo ngành GD &ĐT các cấp, đồng thời là trách nhiệm của mỗi cán bộ, đảng viên.
Công tác bảo vệ chính trị nội bộ cũng là một nội dung, biện pháp cần quan tâm để xây dựng và phát triển đội ngũ CBQL nói chung, CBQL trường THCS nói riêng trong giai đoạn hiện nay.
3.3. KIỂM CHỨNG TÍNH CẤP THIẾT VÀ TÍNH KHẢ THI CỦA CÁC BIỆN PHÁP PHÁP
Chúng tôi đã tiến hành phát phiếu thăm dò xin ý kiến và xem xét quan điểm của đội ngũ chuyên gia, nhà quản lý và giáo viên về mức độ cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất. Tổng số 168 người ở đối tượng:
- Lãnh đạo UBND huyện 01 người;
- Trưởng, Phó trưởng phòng, chuyên viên phòng GD & ĐT huyện Đại từ: 15 người;
- CBQL trường THCS trong huyện Đại Từ: 60 người; - Giáo viên THCS: 92 người.
Các số liệu và kết quả trả lời thể hiện cụ thể như sau:
Biện pháp 1: Xây dựng và thực hiện tốt công tác quy hoạch đội ngũ CBQL trường THCS.
Các đối tượng được hỏi nhất trí mức độ cấp thiết và tính khả thi là 96,9 % (162 người). Bởi vì có làm tốt công tác quy hoạch CBQL mới thể hiện tính khoa học của công tác này. Riêng mức độ khả thi của quy hoạch còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác.
Biện pháp 2: Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, khuyến khích đào tạo bồi dưỡng đối với CBQL trường THCS và cán bộ kế cận.
Có 93,81 % số người được hỏi (158 người) khẳng định tính cấp thiết và tính khả thi của biện pháp. Nỗi băn khoăn chung là điều kiện học tập, bồi dưỡng ở miền núi không thuận lợi việc sắp xếp kinh phí đi học cũng gặp nhiều khó khăn.
Biện pháp 3: Thực hiện tốt quy trình lựa chọn bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển và miễn nhiệm CBQL trường THCS.
Thực hiện tốt quy trình lựa chọn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại luân chuyển và miễn nhiệm CBQL trường THCS.
Đây là biện pháp được nhiều người tán thành nhất về tính cấp thiết và tính khả thi. Bởi vì lựa chọn được người đủ tiêu chuẩn làm CBQL là vô cùng quan trọng. Có 99,48 %v(167 người) nhất trí biện pháp này.
Biện pháp 4: Thực hiện kịp thời duy trì và bổ sung chế độ chính sách đối với CBQL trường THCS.
Có 92.78 % người được hỏi (156 người) nhất trí tính cấp thiết và tính khả thi của biện pháp này. Có một thực tế là chính sách ưu đãi đặc thù đối với cán bộ quản lý các trường THCS vùng khó khăn từ trước đến nay chưa có gì đặc biệt, nên mức độ cấp thiết và khả thi chưa thật cao.
Biện pháp 5: Tăng cường thanh tra, kiểm tra, đánh giá một cách cụ thể thường xuyên và khách quan đối với CBQL các trường THCS.
Đây là biện pháp khắc phục điểm yếu về công tác kiểm tra, đánh giá đối với đội ngũ CBQL trường THCS. Có 98,45 % (165 người) ý kiến cho là biện pháp cấp thiết và khả thi.
Kết quả đánh giá về hệ thống 5 biện pháp được thể hiện tại bảng dưới đây:
Bảng 3.1: Kết quả kiểm chứng về tính cấp thiết của các biện pháp
Các biện pháp Rất cấp thiết (%) Cấp thiết (%) Không cấp thiết (%)
Xây dựng và thực hiện tốt công tác quy
hoạch đội ngũ CBQL trường THCS 26.7 68.2 3.1
Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, khuyến khích
THCS và cán bộ kế cận
Thực hiện tốt quy trình lựa chọn bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển và miễn nhiệm THCS trường THCS
50 49.48 0.52
Thực hiện kịp thời duy trì và bổ sung chế
độ chính sách đối với THCS trường THCS 17.86 76.9 7.22
Tăng cường thanh tra, kiểm tra, đánh giá một cách cụ thể thường xuyên và khách quan đối với THCS các trường THCS
36.45 62 1.55
Bảng 3.2: Kết quả kiểm chứng về tính khả thi của các biện pháp
TT Các biện pháp Rất khả thi (%) Khả thi (%) Không khả thi (%)
1 Xây dựng và thực hiện tốt công tác quy
hoạch đội ngũ CBQL trường THCS 26.7 68.2 3.1
2
Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, khuyến khích đào tạo bồi dưỡng đối với CBQL trường THCS và cán bộ kế cận
40,51 53.3 6.19
3
Thực hiện tốt quy trình lựa chọn bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển và miễn nhiệm CBQL trường THCS
50 49.48 0.52
4
Thực hiện kịp thời duy trì và bổ sung chế độ chính sách đối với CBQL trường THCS
17.86 76.9 7.22
5
Tăng cường thanh tra, kiểm tra, đánh giá một cách cụ thể thường xuyên và khách quan đối với CBQL các trường THCS
36.45 62 1.55
Tóm lại: Kết quả kiểm chứng cho thấy các biện pháp phát triển đội ngũ trường
THCS huyện Đại Từ được đề xuất trong Luận văn đã được các chuyên gia, cán bộ quản lý đánh giá là cấp thiết và khả thi. Các biện pháp này có thể triển khai trong thực tiễn để phát triển đội ngũ CBQL trường THCS của huyện
Kết luận chƣơng 3
Trên cơ sở lý luận, thực tiễn đội ngũ CBQL các trường THCS huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên và các biện pháp mà huyện đã sử dụng để phát triển đội ngũ, có thể đề ra 5 biện pháp phát triển đội ngũ CBQL trường THCS huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. Muốn phát triển đội ngũ CBQL trường THCS của huyện thì phải thực hiện tốt 5 biện pháp đã nêu. Năm biện pháp này cần được thực hiện đồng bộ và nghiêm túc thì mới đạt được hiệu quả cao. Kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp cho thấy: các biện pháp phát triển đội ngũ CBQL trường THCS huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn hiện nay đều được đánh giá là cấp thiết và khả thi.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận
Từ các kết quả nghiên cứu thu được, có thể rút ra các kết luận sau: