Khái quát về giáo dục THCS huyện Đại Từ

Một phần của tài liệu Biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học cơ sở huyện Đại từ, tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 (Trang 32)

2.1.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội của huyện Đại Từ

Huyện Đại Từ có 7 dân tộc chính: Kinh, Tày, Nùng, Sán Chay, Dao, Ngái,

Mường [14, tr.906]. Huyện có nền kinh tế Nông - Lâm nghiệp là chủ yếu. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện bình quân 5 năm đạt 11,98%, tăng trưởng ổn định, cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng và dịch vụ. Báo cáo chính trị Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXII khẳng định: năm 2010, tỷ trọng cơ cấu: công nghiệp - TTCN 35,44%, dịch vụ 33,8%, nông nghiệp 30,76%; so với năm 2005, tỷ trọng công nghiệp tăng 3,47%, dịch vụ tăng 3,55%, nông nghiệp giảm 6,93.

Đại Từ là mảnh đất giàu truyền thống cách mạng. Đại Từ có 5 di tích được xếp hạng cấp quốc gia đó là: di tích lịch sử Núi Văn, núi Võ nằm trên địa bàn xã Văn Yên, Ký Phú có dấu tích về Lưu Nhân Trú - một vị tướng có nhiều công lao cùng với Lê lợi đánh giặc Minh; di tích nơi ra đời tổ chức cơ sở Đảng Cộng sản Việt Nam đầu tiên của tỉnh Thái Nguyên tại xã La Bằng; di tích lịch sử nơi công bố Ngày thương binh - Liệt sỹ toàn quốc (27/7/1947) ở xóm Bàn Cờ, xã Hùng Sơn; di tích lịch sử Trung tâm của Chiến khu Hoàng Hoa Thám trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945 tại xã Yên Lãng; di tích lịch sử nơi Bác Hồ và các cơ quan Trung ương ở, làm việc trước khi về tiếp quản Thủ đô Hà Nội (1954) tại xã Bản Ngoại.[ 13, tr.913]

2.1.2. Khái quát về giáo dục Trung học cơ sở huyện Đại Từ

2.1.2.1 Quy mô phát triển giáo dục

Cùng với sự phát triển giáo dục và đào tạo chung của huyện, Giáo dục THCS huyện Đại Từ cũng phát triển không ngừng. Quy mô phát triển giáo dục THCS ổn

định và phát triển, đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân, tạo được sự bình đẳng về điều kiện và cơ hội học tập cho mọi người. Chất lượng giáo dục THCS được nâng cao đảm bảo cho hầu hết HS sau khi tốt nghiệp tiểu học tiếp tục học tập để đạt trình độ THCS trước khi hết tuổi 18, đáp ứng yêu cầu nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực của huyện.

Năm 1950, thực hiện cải cách giáo dục theo chương trình phổ thông 9 năm, huyện Đại Từ mở trường Phổ thông cấp II. Đến giữa năm 1951, toàn huyện đã có 82% dân số thoát nạn mù chữ. Năm 1965, bình quân 2 xã có một trường cấp II. Công tác phổ cập giáo dục THCS được đẩy mạnh cùng với việc nâng cao chất lượng giáo dục và đã đạt mục tiêu đạt chuẩn phổ cập THCS vào năm 2003. Năm 2006 toàn huyện có 30 trường THCS với 373 lớp; 570 giáo viên; 14.040 học sinh. Năm 2010, toàn huyện có 30 trường THCS với 14.778 học sinh.

2.1.2.2. Chất lượng giáo dục

- Chất lượng giáo dục THCS:

Tỷ lệ học sinh đạt học lực trung bình trở lên là: 99,8%; Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS từ 97 - 98%. Số trường học đạt chuẩn là 7/30 trường.

Giáo dục mũi nhọn có được chú trọng, từ năm 2005 đến nay, năm học nào cũng có từ 2 đến 3 học sinh trở lên đạt giải quốc gia trong các kỳ thi học sinh giỏi toàn quốc.

- Về xếp loại đạo đức:

Chất lượng Giáo dục đạo đức có tiến bộ, các trường rất quan tâm đến hoạt động đoàn, đội thông qua nhiều hình thức giáo dục phong phú hấp dẫn. Giáo dục về lẽ phải, lối sống, đạo đức mối quan hệ bạn bè, thầy trò, gia đình, và xã hội cho học sinh. Tỷ lệ học sinh được xếp loại hạnh kiểm khá, tốt chiếm trên 80% ở tất cả các trường, nhiều học sinh trở thành cháu ngoan Bác Hồ.

2.1.2.3. Đội ngũ giáo viên - Về số lượng:

Đội ngũ CBQL, giáo viên đã được tăng cường cả về số lượng và chất lượng. Tính đến năm 2010, cơ bản đã đảm bảo tỷ lệ giáo viên/ lớp ở cấp bậc học. Tuy

nhiên, khi tiến hành sàng lọc đội ngũ thì tỷ lệ giáo viên đó được tính cả giáo viên mỹ thuật, âm nhạc, cơ cấu không đồng bộ.

- Về trình độ đào tạo: đạt chuẩn 100%.

- Về chất lượng: Số giáo viên chưa đáp ứng được yêu cầu của chương trình sách giáo khoa nhất là chương trình đổi mới về chuyên môn chiếm tỷ lệ không nhỏ trong đội ngũ. Một số giáo viên không tha thiết với nghề, thiếu rèn luyện, tu dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, chưa chịu học tập, có tư tưởng an phận.

2.1.3. Những tồn tại hiện nay của Giáo dục và Đào tạo cấp THCS huyện Đại Từ Đại Từ

Giáo dục và Đào tạo cấp THCS huyện Đại Từ còn rất nhiều khó khăn, đáng quan tâm hàng đầu là những vấn đề sau:

- Thứ nhất: Năng lực quản lý và nghề nghiệp của một bộ phận CBQL ở các cấp chưa đáp ứng được yêu cầu. Công tác tham mưu, công tác chỉ đạo quản lý của ngành GD &ĐT vẫn còn bộc lộ nhiều bất cập chưa đáp ứng kịp thời với sự phát triển chung của nền kinh tế xã hội của huyện và tỉnh Thái Nguyên.

- Thứ hai: Chất lượng và hiệu quả GD &ĐT còn thấp so với yêu cầu. Việc dạy

ngoại ngữ và tin học trong nhà trường hiệu quả chưa cao. Một số cơ chế chính sách quản lý giáo dục chưa đồng bộ và đầy đủ. Sự bất cập về quy mô đào tạo đang trở thành một vấn đề nan giải mà chưa thể giải quyết ngay được. GD &ĐT chưa thực sự đáp ứng được kịp thời những đòi hỏi ngày càng cao về nhân lực của tỉnh trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội và sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

- Thứ ba: Đội ngũ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn song thực tế còn nhiều bộ phận năng lực chuyên môn yếu, kỹ năng nghề nghiệp hạn chế chưa đáp ứng được yêu cầu của đổi mới chương trình. Cá biệt còn có giáo viên nhận thức về xã hội, trách nhiệm công việc, đạo đức tác phong yếu kém rơi vào tệ nan xã hội, cơ cấu giáo viên bộ môn chưa hợp lý (vừa thiếu vừa thừa).

- Thứ tư: Cơ sở vật chất còn hạn chế, còn nhiều phòng học xuống cấp chưa được đầu tư xây mới, các cơ sở vật chất khác như phòng chức năng, phòng bộ môn, thư viện, thí nghiệm…còn ít, chưa đảm bảo yêu cầu về thiết kế, ảnh hưởng không

nhỏ tới việc nâng cao chất lượng giáo dục. Việc xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia còn chậm ở cấp THCS.

- Thứ năm: Công tác xã hội hoá trong lĩnh vực GD &ĐT còn hạn chế, chưa phát huy động được nhiều nguồn lực đầu tư cho giáo dục.

2.1.4. Quy mô trƣờng lớp và giáo viên THCS huyện Đại Từ

- Quy mô trường lớp: Là huyện trong 5 năm gần đây có số lượng học sinh trung học cơ sở tăng nhanh. Quy mô phát triển trường lớp, CBQL, giáo viên các trường THCS tỉnh 2005 – 2010 như sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên của các trường THCS: Năm học 2005- 2006, cấp THCS có 1014 cán bộ, giáo viên.

- Cơ cấu giáo viên THCS: + 682 Nữ/1014, tỷ lệ: 67.28 %

+ 323 Đảng viên/1014, tỷ lệ: 31.93 %

+ 241 người là dân tộc ít người, tỷ lệ: 23.72 % - Về trình độ giáo viên THCS:

+ 05 người có trình độ Thạc sỹ, chiếm 5 %. + 117 người có trình độ đại học chiếm 11,63 %. + 892 người có trình độ cao đẳng, tỷ lệ 83,37 %.

- Về độ tuổi giáo viên THCS:

+ Dưới 30 tuổi: 486 người tỷ lệ: 47,89 %. + Từ 30 đến 50 tuổi: 253 người tỷ lệ: 24,92 %. + Trên 50 tuổi: 275 người tỷ lệ: 27,19 %.

Đội ngũ giáo viên THCS trừ một số giáo viên môn thể dục, tin học, toán, lý còn lại đều đạt chuẩn, có trình độ trên chuẩn ít.

Bảng 2.1: Khái quát quy mô phát triển trƣờng lớp THCS huyện Đại Từ từ năm 2005-2010. TT Thực trạng Năm học 2005-2006 Năm học 2006-2007 Năm học 2007-2008 Năm học 2008-2009 Năm học 2009-2010 1 1 Số trường 30 30 30 30 30 2 2 Số lớp 373 360 368 3363 367 3 3 Số học sinh 14.040 14.370 14.618 14.481 14.778

Trên cơ sở bảng quy mô trường, lớp và giáo viên THCS, chúng tôi đánh giá như sau:

- Số trường học được giữ vững và ổn định trong nhiều năm vì đã phát triển một cách hợp lý.

- Cấp trung học cơ sở đã tách ra khỏi trung học phổ thông do đó dễ quản lý, tập trung vào chỉ đạo chuyên môn cho một cấp học và để hướng tới xây dựng trường chuẩn quốc gia.

- Số lớp, số học sinh tăng liên tục trong nhiều năm và trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện đến năm 2015 sẽ tăng thêm 02 trường để phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

* Tuy nhiên, tỷ lệ giáo viên trên lớp THCS là 1,8 giáo viên/lớp là thấp so với quy định tại Thông tư liên bộ số: 35/2006/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 23/8/2006 Thông tư liên tịch giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Nội vụ hướng dẫn định mức biên chế viên chức ở các cơ sở giáo dục phổ thông công lập.

2.2. THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN ĐẠI TỪ

2.2.1. Khái quát về cơ cấu đội ngũ CBQL trƣờng Trung học cơ sở huyện Đại Từ.

Tính đến tháng 11 năm 2010 số lượng đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS huyện Đại Từ như sau:

- Số lượng: 60 người, trong đó: + Hiệu trưởng trường THCS: 30. + Phó Hiệu trưởng trường THCS: 30.

Bảng 2.2: Khái quát về cơ cấu đội ngũ CBQL trƣờng THCS Đại Từ

STT Đơn vị trƣờng Tổng

Cán bộ quản lý

Hiệu truởng Phó Hiệu trƣởng Tổng cán bộ quản Tổng Nữ Dân tộc Tổng Nữ Dân tộc Tổng Nữ Dân tộc 01 An Khánh 1 1 1 1 1 1 2 2 1 02 Cù Vân 1 1 1 1 2 1

03 Hà Thượng 1 1 1 1 1 2 2 04 Phục Linh 1 1 1 1 2 1 05 Tân Linh 1 1 1 2 06 Tân Thái 1 1 1 1 2 1 07 Hùng Sơn 1 1 1 1 1 1 2 2 1 08 TT Đại Từ 1 1 1 1 1 2 2 09 Bình Thuận 1 1 1 1 1 2 2 10 Lục Ba 1 1 1 2 11 Vạn Thọ 1 1 1 1 2 1 12 Ký Phú 1 1 1 2 13 Văn Yên 1 1 1 1 2 1 14 Cát Nê 1 1 1 1 2 1 15 Xã Quân Chu 1 1 1 1 1 2 1 1 16 TT Quân Chu 0 0 0 0 17 Mỹ Yên 1 1 1 2 18 Khôi Kỳ 1 1 1 1 2 1 19 Tiên Hội 1 1 1 1 2 1 20 Bản Ngoại 1 1 1 1 2 1 21 Hoàng Nông 1 1 1 1 2 1 22 La Bằng 1 1 1 1 1 2 2 23 Phú Xuyên 1 1 1 2 24 Yên Lãng 1 1 1 1 1 2 2 25 Na Mao 1 1 1 1 1 1 2 2 1 26 Phú Thịnh 1 1 1 1 2 1 27 Phú Cường 1 1 1 2 28 Minh Tiến 1 1 1 2 29 Phú Lạc 1 1 1 2 30 Đức Lương 1 1 1 1 2 1 31 Phúc Lương 1 1 1 1 2 1 Cộng 30 30 13 30 17 4 60 30 4

Nguồn: Phòng Giáo dục và đào tạo huyện Đại Từ

Qua bảng trên chúng tôi đánh giá như sau:

- Cơ cấu giới:

Cán bộ quản lý trường THCS nữ là: 30 người, tỷ lệ 50%. Trong đó, Hiệu trưởng nữ là 13/60 người, tỷ lệ 22%.

- Cơ cấu dân tộc:

Cán bộ quản lý trường THCS là người dân tộc thiểu số có 4 tỷ lệ 7% (Hiệu trưởng 0, Phó Hiệu trưởng: 4).

Là tỉnh miền núi có 07 dân tộc nên việc tập trung vấn đề cơ cấu dân tộc, cơ cấu vùng miền là điều tất yếu. Đối với ngành GD &ĐT nói chung, cấp THCS nói riêng, số CBQL trường học là người dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ thấp. Điều này cho thấy cần phải tập trung tạo điều kiện cho CBQL người dân tộc được học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ để tự họ khẳng định năng lực và tài năng trên lĩnh vực công tác của mình. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Tuy nhiên qua bảng trên cũng cho thấy: Theo quy định của Bộ Nội vụ tại Thông tư 35/2006/TT-BNV thì tối thiểu mỗi trường THCS có 3 cán bộ quản lý thì các trường THCS huyện Đại Từ chỉ có 02 cán bộ quản lý, như vậy vẫn còn thiếu tối thiểu mỗi trường 01 cán bộ quản lý. Việc thiếu cán bộ quản lý do chưa bổ nhiệm được do nhiều nguyên nhân, nhưng trong đó chủ yếu do công tác cán bộ (quy hoạch, bổ nhiệm...).

Bảng 2.3: Cơ cấu của đội ngũ CBQL về Đảng, thâm niên quản lý của cán bộ quản lý trƣờng THCS huyện Đại Từ.

TT Tổng Hiệu trƣởng Phó Hiệu trƣởng 1 Đảng viên, Chưa đảng viên Đảng viên 30/30 30/30 Chưa ĐV 0 0 2 Thâm niên quản lý Từ 1 đến 5 năm 6 19 Từ 5 năm đến 10 năm 8 6 Từ 10 năm trở lên 16 5

Qua bảng trên chúng tôi đánh giá như sau:

- Về đội ngũ đảng viên của cán bộ quản lý:

+ 100% cán bộ quản lý đều là đảng viên.

+ Đối với huyện Đại Từ, khi xem xét bổ nhiệm cán bộ quản lý thì tiêu chuẩn người được bổ nhiệm phải là đảng viên. Điều này cho thấy yêu cầu cao về tiêu chuẩn chính trị đối với cán bộ; nhưng cũng có quần chúng tốt, có năng lực chuyên môn và quản lý nhưng chưa được xem xét kỹ để bổ nhiệm sẽ thiếu những cán bộ có năng lực mà không được bổ nhiệm.

- Về thâm niên cán bộ quản lý:

+ Thâm niên quản lý nhiệm kỳ thứ nhất 1 - 5 năm là 25 người, tỷ lệ 41,6 %. + Thâm niên quản lý nhiệm kỳ thứ 2 từ 5 đến dưới 10 năm là 14 người, tỷ lệ 23,3%.

+ Thâm niên quản lý tại một đơn vị nhiệm kỳ 3 từ 10 năm trở lên 21 người, tỷ lệ 35%.

Thâm niên quản lý của cán bộ quản lý trường THCS huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên cũng là vấn đề bức xúc cần được nhìn nhận nghiêm túc, khách quan để giải quyết sớm bằng cách luân chuyển xem xét tạo điều kiện bổ nhiệm lại hoặc bãi miễn thay thế. Thực trạng hiện nay có tới 35 % CBQL trường THCS đang giữ chức vụ từ 2 nhiệm kỳ trở lên phản ánh điều kiện dẫn đến sự trì trệ bảo thủ của cán bộ quản lý, và sự quan tâm chưa đúng mức của Phòng GD &ĐT, UBND huyện Đại Từ, Sở GD &ĐT tỉnh Thái Nguyên đối với đội ngũ Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng trường THCS nói chung và huyện Đại Từ nói riêng.

Bảng 2.4: Về cơ cấu độ tuổi CBQL

Độ tuổi Nam tuổi từ 55-59 và nữ từ 50- 54 Nam tuổi từ 50-54 và nữ từ 45- 49 Nam tuổi từ 45- 49 Cán bộ quản lý độ tuổi từ 35-44 Cán bộ quản lý độ tuổi từ 30-34 Cán bộ quản lý dưới 30 Nam 5 11 2 6 5 0 Nữ 9 5 13 4 0 Tổng số 14 16 2 19 9 0 Tỷ lệ% 23 27 3 32 15 0

Nguồn: Phòng Giáo dục và đào tạo huyện Đại Từ.

Qua bảng trên chúng tôi đánh giá như sau về độ tuổi CBQL: - Số nam tuổi từ 55-59 và nữ từ 50- 54 là 14 người, tỷ lệ 23%. - Số nam tuổi từ 50-54 và nữ từ 45-49 là 16 người, tỷ lệ 27%.

Một phần của tài liệu Biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học cơ sở huyện Đại từ, tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 (Trang 32)