Kiểm chứng tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp

Một phần của tài liệu Biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học cơ sở huyện Đại từ, tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 (Trang 75)

để xây dựng và phát triển đội ngũ CBQL nói chung, CBQL trường THCS nói riêng trong giai đoạn hiện nay.

3.3. KIỂM CHỨNG TÍNH CẤP THIẾT VÀ TÍNH KHẢ THI CỦA CÁC BIỆN PHÁP PHÁP

Chúng tôi đã tiến hành phát phiếu thăm dò xin ý kiến và xem xét quan điểm của đội ngũ chuyên gia, nhà quản lý và giáo viên về mức độ cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất. Tổng số 168 người ở đối tượng:

- Lãnh đạo UBND huyện 01 người;

- Trưởng, Phó trưởng phòng, chuyên viên phòng GD & ĐT huyện Đại từ: 15 người;

- CBQL trường THCS trong huyện Đại Từ: 60 người; - Giáo viên THCS: 92 người.

Các số liệu và kết quả trả lời thể hiện cụ thể như sau:

Biện pháp 1: Xây dựng và thực hiện tốt công tác quy hoạch đội ngũ CBQL trường THCS.

Các đối tượng được hỏi nhất trí mức độ cấp thiết và tính khả thi là 96,9 % (162 người). Bởi vì có làm tốt công tác quy hoạch CBQL mới thể hiện tính khoa học của công tác này. Riêng mức độ khả thi của quy hoạch còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác.

Biện pháp 2: Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, khuyến khích đào tạo bồi dưỡng đối với CBQL trường THCS và cán bộ kế cận.

Có 93,81 % số người được hỏi (158 người) khẳng định tính cấp thiết và tính khả thi của biện pháp. Nỗi băn khoăn chung là điều kiện học tập, bồi dưỡng ở miền núi không thuận lợi việc sắp xếp kinh phí đi học cũng gặp nhiều khó khăn.

Biện pháp 3: Thực hiện tốt quy trình lựa chọn bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển và miễn nhiệm CBQL trường THCS.

Thực hiện tốt quy trình lựa chọn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại luân chuyển và miễn nhiệm CBQL trường THCS.

Đây là biện pháp được nhiều người tán thành nhất về tính cấp thiết và tính khả thi. Bởi vì lựa chọn được người đủ tiêu chuẩn làm CBQL là vô cùng quan trọng. Có 99,48 %v(167 người) nhất trí biện pháp này.

Biện pháp 4: Thực hiện kịp thời duy trì và bổ sung chế độ chính sách đối với CBQL trường THCS.

Có 92.78 % người được hỏi (156 người) nhất trí tính cấp thiết và tính khả thi của biện pháp này. Có một thực tế là chính sách ưu đãi đặc thù đối với cán bộ quản lý các trường THCS vùng khó khăn từ trước đến nay chưa có gì đặc biệt, nên mức độ cấp thiết và khả thi chưa thật cao.

Biện pháp 5: Tăng cường thanh tra, kiểm tra, đánh giá một cách cụ thể thường xuyên và khách quan đối với CBQL các trường THCS.

Đây là biện pháp khắc phục điểm yếu về công tác kiểm tra, đánh giá đối với đội ngũ CBQL trường THCS. Có 98,45 % (165 người) ý kiến cho là biện pháp cấp thiết và khả thi.

Kết quả đánh giá về hệ thống 5 biện pháp được thể hiện tại bảng dưới đây:

Bảng 3.1: Kết quả kiểm chứng về tính cấp thiết của các biện pháp

Các biện pháp Rất cấp thiết (%) Cấp thiết (%) Không cấp thiết (%)

Xây dựng và thực hiện tốt công tác quy

hoạch đội ngũ CBQL trường THCS 26.7 68.2 3.1

Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, khuyến khích

THCS và cán bộ kế cận

Thực hiện tốt quy trình lựa chọn bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển và miễn nhiệm THCS trường THCS

50 49.48 0.52

Thực hiện kịp thời duy trì và bổ sung chế

độ chính sách đối với THCS trường THCS 17.86 76.9 7.22

Tăng cường thanh tra, kiểm tra, đánh giá một cách cụ thể thường xuyên và khách quan đối với THCS các trường THCS

36.45 62 1.55

Bảng 3.2: Kết quả kiểm chứng về tính khả thi của các biện pháp

TT Các biện pháp Rất khả thi (%) Khả thi (%) Không khả thi (%)

1 Xây dựng và thực hiện tốt công tác quy

hoạch đội ngũ CBQL trường THCS 26.7 68.2 3.1

2

Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, khuyến khích đào tạo bồi dưỡng đối với CBQL trường THCS và cán bộ kế cận

40,51 53.3 6.19

3

Thực hiện tốt quy trình lựa chọn bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển và miễn nhiệm CBQL trường THCS

50 49.48 0.52

4

Thực hiện kịp thời duy trì và bổ sung chế độ chính sách đối với CBQL trường THCS

17.86 76.9 7.22

5

Tăng cường thanh tra, kiểm tra, đánh giá một cách cụ thể thường xuyên và khách quan đối với CBQL các trường THCS

36.45 62 1.55

Tóm lại: Kết quả kiểm chứng cho thấy các biện pháp phát triển đội ngũ trường

THCS huyện Đại Từ được đề xuất trong Luận văn đã được các chuyên gia, cán bộ quản lý đánh giá là cấp thiết và khả thi. Các biện pháp này có thể triển khai trong thực tiễn để phát triển đội ngũ CBQL trường THCS của huyện

Kết luận chƣơng 3

Trên cơ sở lý luận, thực tiễn đội ngũ CBQL các trường THCS huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên và các biện pháp mà huyện đã sử dụng để phát triển đội ngũ, có thể đề ra 5 biện pháp phát triển đội ngũ CBQL trường THCS huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. Muốn phát triển đội ngũ CBQL trường THCS của huyện thì phải thực hiện tốt 5 biện pháp đã nêu. Năm biện pháp này cần được thực hiện đồng bộ và nghiêm túc thì mới đạt được hiệu quả cao. Kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp cho thấy: các biện pháp phát triển đội ngũ CBQL trường THCS huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn hiện nay đều được đánh giá là cấp thiết và khả thi.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Từ các kết quả nghiên cứu thu được, có thể rút ra các kết luận sau:

1.1. CBQL trường THCS là những người giữ vai trò quan trọng trong việc tổ chức, quản lý, điều hành các hoạt động giáo dục trong các trường THCS, là người quản lý đội ngũ các thầy cô giáo, cán bộ, học sinh của nhà trường. Quá trình quản lý của họ là quá trình tác động đến con người nhằm động viên khích lệ và tạo ra trong tập thể một sức mạnh đoàn kết, thống nhất sẵn sàng đưa hệ vận hành đến mục tiêu xác định. Phát triển đội ngũ CBQL trường THCS là một vấn đề rất quan trọng trong chương trình phát triển giáo dục THCS của một huyện miền núi tỉnh Thái Nguyên để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và phù hợp với thực tiễn của một huyện miền núi còn nhiều khó khăn về kinh tế - xã hội.

1.2. Nội dung công tác phát triển đội ngũ CBQL trường THCS trong thời kỳ hiện nay phải quán triệt các yêu cầu về phát triển nguồn nhân lực đó là: Có quy hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ CBQL; Lựa chọn bổ sung, sử dụng hợp lý đội ngũ CBQL; Đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý; Tăng cường kiểm tra đánh giá CBQL; Khuyến khích quyền lợi vật chất tinh thần thông qua các cơ chế, chính sách. Trong đó công tác phát triển đội ngũ CBQL trường THCS bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như: Nền kinh tế đất nước chuyển sang cơ chế thị trường theo định hướng XHCN. Cùng với sự hội nhập khu vực và quốc tế, cơ chế quản lý của GD &ĐT cũ không thể không tương thích với đặc điểm kinh tế mới; Việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông nói chung và THCS nói riêng đặt ra những yêu cầu quản lý mới đối với CBQL trường THCS; Yêu cầu chuẩn hóa, chuyên nghiệp hoá đội ngũ cán bộ CBQL các cấp.

1.3. Qua nghiên cứu thực trạng đội ngũ CBQL trường THCS huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên cho thấy: Mặc dù đội ngũ CBQL đã có những ưu điểm như: Đội

ngũ CBQL trường THCS huyện Đại Từ có trình độ chuyên môn đạt chuẩn, tương

đối vững vàng, nắm vững các văn bản chỉ thị của cấp trên, hiểu trách nhiệm và quyền hạn của mình; có phẩm chất đạo đức tốt; có trách nhiệm với công việc được

giao, luôn phấn đấu vươn lên hoàn thành nhiệm vụ …nhưng vẫn tồn tại nhiều hạn chế, bất cập như: Năng lực quản lý và nghề nghiệp của một bộ phận CBQL ở các cấp chưa đáp ứng được yêu cầu; số CBQL được bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý chiếm tỷ lệ thấp; Năng lực tổ chức kiểm tra, đánh giá công tác trong nhà trường; năng lực cải tiến, thích ứng với sự thay đổi; việc lập kế hoạch để điều hành một cách khoa học cũng hạn chế, khả năng sử dụng và tạo điều kiện sử dụng công nghệ thông tin còn yếu.

1.4. Trong những năm qua, huyện Đại Từ cũng đã thực hiện các biện pháp nhằm phát triển đội ngũ CBQL trường THCS như: quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, lựa chọn, bổ nhiệm, sử dụng CBQL, các chính sách về tài chính. Tuy nhiên, công tác phát triển đội ngũ CBQL trường THCS huyện Đại Từ vẫn còn một số hạn chế. Chưa có quy hoạch cụ thể và dài hạn để đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đáp ứng yêu cầu trước mắt cũng như lâu dài. Chính sách của địa phương chưa thực sự khuyến khích đội ngũ CBQL đi học các lớp đào tạo, bồi dưỡng về CBQL.

1.5. Trước yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay, muốn phát triển đội ngũ CBQL trường THCS huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên cần thực hiện tốt các biện pháp sau:

Biện pháp 1. Xây dựng và thực hiện tốt công tác quy hoạch đội ngũ CBQL trường THCS.

Biện pháp 2. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, khuyến khích đào tạo bồi dưỡng đối với CBQL trường THCS và cán bộ kế cận.

Biện pháp 3. Thực hiện tốt quy trình lựa chọn bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển và miễn nhiệm CBQL trường THCS huyện Đại Từ.

Biện pháp 4. Thực hiện kịp thời duy trì và bổ sung chế độ chính sách đối với CBQL trường THCS huyện Đại Từ.

Biện pháp 5. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, đánh giá một cách cụ thể thường xuyên và khách quan đối với CBQL.

1.6. Kết quả kiểm chứng cho thấy: Các biện pháp phát triển đội ngũ CBQL trường THCS huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên được đề xuất trong luận văn đều có tính cấp thiết và khả thi. Trong đó các biện pháp: 2, 3, 5 có tính khả thi cao hơn cả.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với Ủy ban nhân dân tỉnh và Sở GD&ĐT tỉnh Thái Nguyên:

- Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo Sở GD&ĐT phối hợp với các ngành chức năng tăng cường đầu tư xây dựng CSVC, trang thiết bị dạy học ngày càng đầy đủ cho các trường THCS, ưu tiên đầu tư xây dựng phòng kho thiết bị, các phòng chức năng, phòng thực hành, thí nghiệm. Hỗ trợ kinh phí xây dựng các trường THCS đạt chuẩn quốc gia.

- Chỉ đạo Sở Tài chính cấp đúng và đủ kinh phí hoạt động cho ngành GD&ĐT.

- Xây dựng và ban hành các chế độ thu hút, đãi ngộ đối với GV, CBQL các trường THCS, nhất là những trường vùng sâu, vùng xa.

- Sở GD&ĐT có kế hoạch đào tạo GV THCS nhất là GV giảng dạy các môn Thể dục, Âm nhạc, Mỹ thuật theo nhu cầu của huyện, thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng CBQL ở cấp THCS.

2.2. Đối với Ủy ban nhân dân huyện và Phòng GD&ĐT huyện Đại Từ

- Ủy ban nhân dân huyện chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình kiên cố hóa trường, lớp theo chương trình của Chính phủ, chỉ đạo Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn san lấp, bàn giao mặt bằng xây dựng các trường học kịp thời theo quy định.

- Chỉ đạo phòng Tài chính, phòng Nội vụ giải quyết kịp thời cho ngành giáo dục về kinh phí, chế độ nâng lương thường xuyên, nâng lương trước thời hạn cho GV, khen thưởng cuối năm học.

- Phòng GD&ĐT huyện cần bố trí, sắp xếp và kiện toàn đội ngũ CBQL theo hướng chuẩn hóa, chuyên môn hóa. Tạo điều kiện cho CBQL các trường giao lưu học tập kinh nghiệm lẫn nhau và tổ chức tham quan học hỏi các mô hình quản lý tốt ở trong và ngoài tỉnh.

- Xây dựng Đề án tổng thể của ngành GD&ĐT về công tác đào tạo bồi dưỡng giáo viên và CBQL giáo dục, chú trọng tăng kinh phí cho đào tạo, bồi dưỡng hàng năm. Liên kết để mở các lớp bồi dưỡng cập nhật kiến thức, kỹ năng cho CBQL giáo dục ít nhất 1 lần/1 năm học để CBQL các huyện được tham gia học tập.

- Đẩy mạnh công tác kiểm tra đánh giá đối với các trường THCS trong đó cần chú ý đánh giá cụ thể, công tâm và khách quan đối với CBQL nhà trường. Các CBQL không đáp ứng yêu cầu cần quyết tâm thay thế.

2.3. Đối với CBQL các trƣờng THCS huyện Đại Từ

- Để có thể đáp ứng được với yêu cầu của sự phát triển GD &ĐT trong giai đoạn hiện nay, CBQL các trường THCS huyện Đại Từ nên tự đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực, kỹ năng của mình qua việc đăng ký các chuyên đề, các đề tài khoa học hoặc theo học các khoá đào tạo từ xa để có kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ phục vụ tốt công tác quản lý trong các nhà trường./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Bí thư Trung ương Đảng (2004), Chỉ thị 40-CT/TƯ về việc xây dựng nâng

cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục..

2. Đặng Quốc Bảo (1997), QLGD một số khái niệm về luận đề, Nxb Hà Nội

3. Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Mỹ Lộc (1996), Đại cương về quản lý, bài giảng

lớp cao học QLGD Hà Nội.

4. Chính phủ (2004), Báo cáo tình hình Giáo dục Việt Nam.

5. Chính phủ (2001), Quyết định số 201/2001/QĐ-TTg ngày 28-12-2001 của

Thủ tướng Chính phủ về chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010.

6. Chính phủ (2005), Quyết định số 09/2005/QDD-TTg của Thủ tướng Chính

phủ về việc phê duyệt đề án "xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo của cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2005-2010".

7. Nguyễn Thanh Dân (2009), Luận văn thạc sỹ khoa học giáo dục “Thực trạng

và biện pháp QL đội ngũ GV THCS ở huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau” .

8. Vũ Cao Đàm (2002), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nxb Khoa

học và kỹ thuật, Hà Nội.

9. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần

thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

10. Nguyễn Minh Đào (1997), Cơ sở của khoa học quản lý, Nxb Chính trị Quốc

gia, Hà Nội.

11. Đề án phát triển kinh tế xã hội huyện ĐạiTừ giai đoạn 2015-2020.

12. Đề án phát triển Giáo dục và Đào tạo huyện Đại Từ giai đoạn 2010-2015

13. Địa chí tỉnh Thái Nguyên, Nxb Chính trị quốc gia.

14. Phan Văn Êm (2006), Luận văn thạc sỹ khoa học giáo dục “Các biện pháp

phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học phổ thông tỉnh Tuyên Quang

15. Phạm Minh Hạc (1984), Tâm lý giáo dục, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

16. Vũ Ngọc Hải, Trần Khánh Đức (2003), Hệ thống giáo dục hiện đại trong những năm đầu thế kỷ XXI, Nxb Giáo dục.

17. Ngô Công Hoàn (1997), Tâm lý học xã hội trong quản lý, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.

18. Nguyễn Văn Học (2005), Luận văn thạc sỹ khoa học giáo dục Quy hoạch

phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường trung học phổ thông tỉnh Hà Tây”.

19. Đặng Bá Lãm, Phạm Thành Nghị (1991), Chính sách và Kế hoạch trong

QLGD, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

20. Luật Giáo dục (2005), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục

ngày 25 tháng 11 năm 2009.

21. Hồ Chí Minh (1990), Vấn đề Giáo dục, NXB Giáo dục, Hà Nội.

22. Hồ Quang Minh (2009), Luận văn thạc sỹ khoa học giáo dục “Thực trạng và

một số biện pháp quản lý thiết bị dạy học ở các trường THCS huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ”.

23. Nghị quyết Đại hội huyện Đảng bộ Đại Từ lần thứ XXII.

24. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản

Một phần của tài liệu Biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học cơ sở huyện Đại từ, tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)