- Gv nhấn mạnh niềm vui chung và niềm vui riêng của các thành viên trong
3. Thái độ tư tưởng:Vận dụng kiến thức vào làm bà
B. Chuẩn bị của GV và HS:
1. Giáo viên: Đọc SGK, SGV, TLTK, soạn giáo án, thiết kế bài học 2. Học sinh: Soạn bài
C. Tiến trình dạy - học:
1. Ổn định tổ chức: 1' 2. Kiểm tra bài cũ: 4' 2. Kiểm tra bài cũ: 4'
Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh
3. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của GV và HS Tg Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Giới thiệu ND dạy tự
chọn bám sát.
+ PP giới thiệu: thuyết trình...
1' Giờ trước chúng ta đã tìm hiểu bài Chí Phèo, đã hiểu bức tranh hiện thực về nông thôn Việt Nam, giờ này chúng ta cùng đi tìm hiểu thêm về bức tranh hiện thực về nông thôn Việt Nam, qua nhân vật Bá Kiến và nghệ thuật.
Hoạt động 2: Tìm hiểu chung: • Mục tiêu:
giúp học sinh hiểu nhân vật Bá Kiến, nghệ thuật, ý nghiã của cuộc gặp gỡ giữa Chí Phèo và Thị Nở
• Phương pháp: Phát vấn
- Công việc của GV: phát vấn câu hỏi cho học sinh HS:đọc bài, suy nghĩ, trao đổi và trả lời các câu hỏi.
2' - Nhân vật Bá Kiến, - Đặc sắc nghệ thuật,
- Ý nghiã của cuộc gặp gỡ giữa Chí Phèo và Thị Nở
Hoạt động 3: Tìm hiểu cụ thể :
Thao tác 1:
- GV: cho học sinh tìm hiểu thêm nhân vật Bá Kiến
- HS: Suy ghĩ trao đổi và trả lời.
15' 1. Nhân vật Bá Kiến
Nhà văn không đi miêu tả cái dáng vẻ bên ngoài của nhân vật, chủ yếu miêu tả bản chất của Bá Kiến thông qua hành động của nhân vật như:
- Bốn đời làm tổng lí “Uy thế nghiêng trời” - tiếng quát “ rất sang”, “ cái cười Tào Tháo”
- Bản chất gian hùng thể hiện đầy đủ nhất trong cái cách hắn đối xử với CP
Thao tác 2:
- GV: Đặt câu hỏi em hãy nêu các nghệ thuật đặc sắc của thiên truyện.
- HS: Suy ghĩ và trả lời.
Thao tác 3:
- GV: Đặt câu hỏi cuộc gặp gỡ giữa Chí Phèo và thị nở có ý nghĩa gì?
- HS: Suy ghĩ trao đổi và trả lời.
- Là một lão già háo sắc và ghen tuông đến thẩm hại
=> BK tiêu biểu cho giai cấp thống trị: có quyền lực, gian hùng, nham hiểm.
2. Đặc sắc nghệ thuật,
- Xây dựng những nhân vật điển hình vừa có ý nghĩa tiêu biểu vừa sống động, có cá tính độc đáo và nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật sắc sảo.
- Kết cấu truyện mới mẻ, tưởng như tự do nhưng l ại rất chặt chẽ, lôgic.
- Cốt truyện và các tình tiết hấp dẫn, biến hoá giầu kịch tính.
- Ngôn ngữ sống động, vừa điêu liệu lại gần gũi tự nhiên, giọng điệu đan xen biến hoá, trần thuật linh hoạt.
3. Ý nghiã của cuộc gặp gỡ giữa Chí Phèo và Thị Nở
- Cuộc gặp gỡ giữa Chí Phèo và Thị Nở đầy tính nhân văn sâu sắc, chính cuộc gặp gỡ này đã làm cho một con quỷ dữ của làng Vũ Đại trở về làm người nhờ tình yêu thương mộc mạc chân thành của người đàn bà xấu xí ấy đã khiến bản chất lương thiện của Chí Phèo thức dậy:
- Lần đầu tiên CP nhận ra sự hiện hữu của mình, nhận ra tình trạng bế tắc của thân phận mình
- Khi con người biến thành con quỷ rồi thì không thể trở về làm người Chí Phèo đã phải chết trên đường trở về làm người .
Hoạt động 4: Bài tập vận dụng:
- Công việc của GV: ra bài tập, hướng dẫn học sinh làm bài.
- Công việc của HS: suy nghĩ trao đổi làm bài.
20' Bài tập 1: Tưởng nhân đạo sâu sắc mới mẻ của Nam Cao qua truyện ngắn này?
Gợi ý:
- Nam Cao không chỉ đồng cảm với nỗi khổ của người dân, lên án xã hội thực dân phong kiến áp bức, bóc lột như nhiều tác phẩm khác, mà ông còn phát hiện miêu tả phẩm chất tốt đẹp của người lao động ngay khi họ đã đánh mất nhân hình, nhân tính.
4. Củng cố, dặn dò: 2'
* Chốt lại bài học: HS tự tóm tắt những nét chính về nội dung của bài Gv chốt lại:- Nhân vật Bá Kiến,
- Đặc sắc nghệ thuật,
- Ý nghiã của cuộc gặp gỡ giữa Chí Phèo và Thị Nở
* Dặn dò:
1. Bài tập về nhà: Học kĩ kiến thức 2. Tiết học tiếp theo: Vi hành
Tuần: 15 Đọc thêm VI HÀNH
Ngày 22 tháng 11 năm 2013 Nguyễn Ái Quốc
A. Mục tiêu cần đạt: