Kinh nghiệm phát triển CN của một số nước trên thế giới

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp tỉnh Phú Thọ luận án thạc sĩ (Trang 31 - 36)

5. Kết cấu của luận văn

1.7.1. Kinh nghiệm phát triển CN của một số nước trên thế giới

1.7.1.1. Kinh nghiệm phát triển CN của Thâm Quyến Trung Quốc

Theo "Một số mô hình KCNC ở Trung Quốc", tác giả Minh Huệ (2/2003) đã trình bày kinh nghiệm phát triển CN của Thâm Quyến Trung Quốc như sau:

Thâm Quyến là thành phố trực thuộc tỉnh của tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Thâm Quyến nghĩa là "con lạch sâu" nhưng hay bị gọi thành Thẩm Quyến. Đặc khu kinh tế Thâm Quyến có diện tích 2020 km², dân số năm 2005 là 4,5 triệu người (kể cả vùng đô thị là 13 triệu), GDP 493,7 tỷ Nhân dân tệ. Cảng Thâm Quyến là một trong những cảng tấp nập nhất Trung Quốc. Trong

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

20 năm qua, Thâm Quyến đã thu hút 30 tỷ USD đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp bên ngoài.

Trước khi trở thành đặc khu kinh tế, Thâm Quyến còn là một làng chài. Năm 1979, Nhà nước Trung Quốc đã cho thành lập Đặc khu kinh tế tại Thâm Quyến. Đây là đặc khu đầu tiên của Trung Quốc do lợi thế nằm giáp Hồng Kông (lúc đó còn là một thuộc địa của Vương quốc Anh). Địa điểm này được chọn vì cả dân Thâm Quyến và dân Hồng Kông cùng có chung ngôn ngữ (tiếng Quảng Đông), chung văn hóa và dân tộc nhưng lại có giá nhân công, đất đai rẻ hơn nhiều. Ý tưởng đã thành công rực rỡ, tạo tiền đề cho Trung Quốc đẩy nhanh quá trình cải cách mở cửa kinh tế. Thâm Quyến đã trở thành một trong những thành phố lớn nhất vùng đồng bằng châu thổ Châu Giang. Đồng bằng châu thổ Châu Giang đã trở thành trung tâm kinh tế của Trung Quốc và là phân xưởng sản xuất của thế giới. Mục tiêu phát triển của Thâm Quyến là thu hút đầu tư phát triển CN là chính, trong đó tỷ lệ ngành dịch vụ tương đối lớn. Phát triển CN tập trung vào các ngành CN có loại hình kỹ thuật “tương đối tiên tiến” để không biến đặc khu thành thành nơi tập kết các ngành CN “xế bóng”, đồng thời kết hợp với phát triển CN theo xu hướng lồng ghép tập trung hướng ngoại nhưng có sự kết hợp thích đáng hướng nội. Tập trung phát triển các ngành CN phụ trợ, các ngành CN kỹ thuật cao và hỗ trợ các ngành này đủ sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Bên cạnh đó, lãnh đạo đặc khu Thâm Quyến đã liên kết với 28 tỉnh, thành phố trong nước; thực hiện triệt để cơ chế kinh tế thị trường có sự chỉ đạo của Nhà nước, đề ra chiến lược xây dựng loại hình thành phố “hiện đại hoá, có tính quốc tế, đa chức năng”.

Với các hoạt động phát triển CN nêu trên nên chỉ sau 15 năm xây dựng, Thâm Quyến đã trở thành khu CN phát triển với hơn 30 ngành kỹ thuật cao, sản xuất trên 1.000 mặt hàng trong đó hơn 800 mặt hàng có sức cạnh tranh

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

trên thị trường thế giới. Tổng giá trị CN của đặc khu này đã tăng 193 lần (từ 60 triệu NDT lên tới 11.650 triệu NDT) kim ngạch xuất khẩu tăng 232 lần (từ 9 triệu NDT lên 2.170 triệu NDT).

Năm 2001, lực lượng lao động đạt 3,3 triệu người. GDP đạt 492,69 tỷ NDT năm 2005, tăng 15% so với 2004, GDP thời kỳ 2001-2005 tăng 16,3%/năm. GDP xếp thứ 4 trong các thành phố của Trung Quốc. Kim ngạch xuất nhập khẩu xếp thứ nhất trong chín năm liên tục vừa qua, xếp thứ 2 về sản lượng CN, thu ngân sách xếp thứ 3 trong 5 năm liên tục, xếp thứ 3 về sử dụng vốn đầu tư nước ngoài. Thâm Quyến là một trung tâm chế tạo lớn của Trung Quốc. "Mỗi ngày một cao ốc, 3 ngày một đại lộ" là khẩu hiệu nổi tiếng của Thâm Quyến cuối thập kỷ 90.

Thành công của khu vực Thâm Quyến là thành công chung của chính sách phát triển kinh tế địa phương thông qua các chính sách đặc khu kinh tế và khu kinh tế mở của nhà nước trung ương Trung Quốc. Sự thành công này là do Trung Quốc đã lựa chọn được địa điểm thích hợp và đưa ra chính sách ưu tiên, thích hợp nhất là chính sách thuế cho từng khu vực đó. Việc thực hiện chiến lược này, Trung Quốc đã tiến hành từ điểm sang tuyến và từ tuyến sang diện. Tuy nhiên, cũng có ý kiến phê phán chính sách này và cho rằng: chính sách thuế khác biệt giữa các vùng đã gây ra sự sai lệch trong tín hiệu giá cả là nguyên nhân thu hút phần lớn các nguồn vốn đầu tư từ các vùng khác về các đặc khu. Điều này làm cho các vùng sâu, vùng xa trong nội địa nghèo đi, làm gia tăng nạn thất nghiệp, nạn di dân tự do và chảy máu chất xám ở các vùng nội địa. Sự phát triển nhanh chóng của các vùng đặc khu và kinh tế mở đã làm cho gia tăng nhanh chóng khoảng cách giàu và nghèo giữa các vùng và khu vực trên phạm vi cả nước.

1.7.1.2. Kinh nghiệm phát triển công nghiệp của Thái Lan

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

dụng ở Việt Nam” Nguyễn Minh Tú (2007) đã nêu rõ:

Thái Lan phát triển mô hình khu công nghiệp (KCN), khu chế xuất (KCX) từ năm 1970. Mô hình KCN, KCX của Thái Lan là mô hình KCN tập trung tổng hợp, bao gồm KCN, KCX và các khu dịch vụ.

Các KCN Thái Lan có thể do Nhà nước, tư nhân sở hữu hoặc thông qua một Tổng Công ty Nhà nước là Industrial Estates Authority of Thailand (IEAT) hoặc Cơ quan đầu tư Thái Lan - Board of Investment (BOI); hoặc thành viên của Hiệp hội KCN Thái Lan - Thailand Industrial Estates Association (TIEA); hoặc thuộc Bộ Công nghiệp Thái Lan hoặc liên doanh với IEAT. Do vậy, phương thức đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng cũng đa dạng. Nhà đầu tư thứ cấp mua đất có thời hạn hoặc thuê đất trong KCN đã phát triển hạ tầng.

Chính sách công nghiệp nhất quán, có sự phân cấp cho các vùng và địa phương. Các nhà đầu tư khi đầu tư vào các KCN Thái Lan, các nhà đầu tư được hưởng ưu đãi về thuế, phí, giá và cơ chế quản lý một cửa. Các ưu đãi về tài chính được xác định theo vùng ưu đãi đầu tư. Vùng III là vùng ưu đãi nhất. Đồng thời, Thái Lan cũng quy hoạch ngành theo vùng ưu đãi đầu tư. Nhiều ngành công nghiệp không được phép đầu tư vào Vùng I mà chỉ được phép đầu tư vào vùng II hoặc vùng III. Ví dụ như ngành sản xuất các sản phẩm cao su, ceramic, sứ, kính và chế tạo dụng cụ,... phải đặt ở vùng II hoặc vùng III; ngành sản xuất thức ăn gia súc, dầu thực vật; nước uống coca, đường ăn, sản phẩm may mặc thông thường, lưới đánh cá,... phải đặt ở vùng III. Nhìn chung, các ngành cần nhiều lao động giản đơn, dễ gây ô nhiễm, cần sử dụng nguyên liệu ngành nông nghiệp được quy hoạch xa Bangkok và 5 tỉnh lân cận. Đây cũng là kinh nghiệm đối với Việt Nam trong việc thu hút đầu tư theo quy hoạch và bố trí các cơ sở công nghiệp.

Quy hoạch đồng bộ từ vùng công nghiệp, quy hoạch tổng thể KCN, quy hoạch không gian KCN. Phát triển KCN luôn luôn có hệ thống hạ tầng xã hội khép kín bảo đảm cho ăn, ở, sinh hoạt của công nhân công nghiệp. Thủ tục

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

quản lý đơn giản thuận tiện cho các nhà đầu tư. Có bộ máy xúc tiến chương trình phát triển đồng bộ giữa các cơ quan nhà nước Trung ương và địa phương. Ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở kỹ thuật để hình thành các trung tâm công nghiệp.

1.7.1.3. Kinh nghiệm phát triển công nghiệp của Singapore

Theo " Về mô hình chuyển đổi kinh tế ở một số nước và định hướng vận dụng ở Việt Nam” Nguyễn Minh Tú (2007) đã nêu rõ:

Là một trong năm con rồng Châu Á, Singapore rất coi trọng phát triển công nghiệp, dịch vụ, phát triển đô thị và công nghiệp đồng bộ đảm bảo yêu cầu bảo vệ môi trường. Hai mục tiêu phát triển cùng được quan tâm đồng thời, đó là phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường trong sạch. Những năm 1960, Singapore khuyến khích phát triển công nghiệp sử dụng nhiều lao động nhằm giải toả tình trạng thất nghiệp. Những năm 1970 phát triển công nghiệp kéo sợi, may mặc, chế biến thực phẩm. Năm 1980 Singapore sắp xếp lại cơ cấu lại ngành công nghiệp theo hướng phát triển công nghiệp nặng đóng tầu, lọc dầu. Sau đó tiếp tục phát triển các ngành công nghiệp kỹ thuật cao như luyện kim, chế tạo máy, thiết bị chính xác cao.

Các chính sách công nghiệp của Singapore thống nhất, phù hợp với đặc điểm của một quốc gia nhỏ và hẹp. Vì điều kiện đất đai chật chội nên xu hướng xây dựng KCN của Singapore chủ yếu là nhà xưởng cao tầng, thiết kế đồng bộ từ việc xây dựng kỹ thuật hạ tầng đến các xí nghiệp công nghiệp. Các nhà máy xí nghiệp công nghiệp đều có thể thuê mặt bằng có sẵn để sản xuất. Các điều kiện giao thông được chú trọng, đảm bảo phù hợp cho các loại ngành công nghiệp có thể vào sản xuất tại các lô nhà điển hình trong KCN. Các khu nhà ở cũng được bố trí liền kề với KCN nên thuận lợi cho việc đi lại cho công nhân, đảm bảo tiết kiệm thời gian tăng năng suất lao động. Các KCN được bố trí phân tán quanh trung tâm thành phố. Một đặc điểm khá chú

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

ý của Singapore là đa số các ngành công nghiệp đều nhập nguyên liệu từ nước ngoài vào để sản xuất và xuất sản phẩm đi nước ngoài bằng một hệ thống cảng biển được đầu tư hiện đại bậc nhất thế giới, đường hàng không, đường bộ đều rất thuận lợi. Nét nổi bật trong phát triển công nghiệp ở Singapore là quy hoạch KCN không chỉ giải quyết vấn đề về hạ tầng kỹ thuật hiện đại đồng bộ, tổ chức không gian, kiến trúc đáp ứng cho phát triển công nghiệp, mà còn quy hoạch đô thị đảm bảo môi trường sinh thái thành công. Hình thành một thành phố bao gồm nhiều chương trình phát triển công nghiệp - đô thị - môi trường - du lịch đồng bộ và hỗ trợ cho nhau.

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp tỉnh Phú Thọ luận án thạc sĩ (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)