Thực trạng phát triển các khu, cụm công nghiệp của tỉnh Phú Thọ

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp tỉnh Phú Thọ luận án thạc sĩ (Trang 88 - 93)

5. Kết cấu của luận văn

3.2.7. Thực trạng phát triển các khu, cụm công nghiệp của tỉnh Phú Thọ

3.2.7.1. Các khu công nghiệp của tỉnh Phú Thọ

Trên địa bàn tỉnh Phú Thọ có 3 khu công nghiệp tập trung được Chính phủ phê duyệt vào danh mục các khu công nghiệp tập trung của cả nước (khu công nghiệp Thụy Vân, khu công nghiệp Phú Hà, khu công nghiệp Phù Ninh) và 6 khu công nghiệp đã được tỉnh phê duyệt trong quy hoạch tổng thể (khu công nghiệp Trung Hà, khu công nghiệp Tam Nông, khu công nghiệp Hạ Hoà; khu công nghiệp Cẩm Khê, khu công nghiệp Lâm Thao, khu công nghiệp Thanh Thuỷ). Hiện có 2 khu công nghiệp đang hoạt động và 7 khu công nghiệp dự kiến thành lập giai đoạn đến năm 2020, định hướng 2030.

Khu công nghiệp Thụy Vân với diện tích 306 ha được thành lập năm 1997 cơ bản lấp đầy giai đoạn II hiện có 44 doanh nghiệp đang hoạt động và 9 doanh nghiệp đã đăng ký đầu tư. Khu công nghiệp Trung hà với 226 ha được thành lập năm 2005, hiện có 01 doanh nghiệp đang hoạt động và 11 doanh nghiệp đăng ký đầu tư.

Bảng 3.18. Thực trạng các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ năm 2010 - 2012

TT Hạng mục Quy mô

(ha)

Diện tích đã cho thuê (ha)

Tỷ lệ lấp đầy (%)

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

1 KCN Thụy Vân 306 179,5 81

2 KCN Trung Hà 226 48,5 56

3 KCN Phù Ninh 100 20 35

Nguồn: sở Công thương Phú Thọ 3.2.7.2. Các cụm công nghiệp của tỉnh Phú Thọ

Hiện tại trên địa bàn tỉnh có 10 cụm công nghiệp được thành lập trong 21 cụm công nghiệp được Quy hoạch đó là: Cụm công nghiệp Phượng Lâu 1, cụm công nghiệp Phượng Lâu 2, cụm công nghiệp Hợp Hải - Kinh Kệ, cụm công nghiệp Sóc Đăng, cụm công nghiệp Nam Thanh Ba, cụm công nghiệp thị trấn Sông Thao, cụm công nghiệp thị trấn Hạ Hòa, cụm công nghiệp Hoàng Xá, cụm công nghiệp Lương Sơn, cụm công nghiệp Giáp Lai - Thạch Khoán, hầu hết các cụm công nghiệp đã thành lập hiện nay tỷ lệ lấp đầy rất thấp chỉ khoảng 30 - 60% , một số CCN tỷ lệ lấp đầy chỉ có khoảng 10%, nguyên nhân của hiện trạng này ngoài việc do khủng hoảng kinh tế việc kêu gọi đầu tư là hết sức khó khăn, còn có những yếu tố khác như: vị trí địa lý của các CCN đó xa trung tâm của tỉnh, xa thành phố Hà Nội – là một yếu tố làm tăng chi phí nếu các DN hoạt động ở đó. Phần khác có thể còn do chính sách thu hút đầu tư của tỉnh chưa hấp dẫn.

Bảng 3.19. Thực trạng các cụm công nghiêp (CCN) trên địa bàn tỉnh Phú Thọ năm 2010 - 2012

TT Hạng mục Quy mô (ha) Tỷ lệ lấp đầy (%)

1 CCN Đồng Lạng 41,7 60

2 CCN Bạch Hạc 300 60

3 CCN Phượng Lâu 2 25 80

4 CCN thị trấn Lâm Thao 100 22

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 6 CCN Nam Thanh Ba 60 10 7 CCN thị trấn Hạ Hòa 50 10 8 CCN Hoàng Xá 30 20 9 CCN-TTCN Lương Sơn 50 10 10 CCN Giáp Lai 50 40

Nguồn: sở Công thương Phú Thọ 3.2.7.3. Tiểu thủ công nghiệp và làng nghề của tỉnh Phú Thọ

Theo báo cáo sơ kết thực hiện Nghị quyết số 42/NQ - TW về phát triển TTCN tính đến cuối năm 2012 hiện có 22.554 cơ sở sản xuất, bao gồm 269 hợp tác xã (22 hợp tác xã TTCN, 247 hợp tác xã dịch vụ điện năng); 21.886 hộ; 399 doanh nghiệp thu hút trên 56.000 lao động. Đến nay, toàn tỉnh có trên 60 làng có nghề phát triển chủ yếu là đan lát, nón lá, đồ mộc, giấy, chế biến thực phẩm, sản xuất chè, chổi chít, VLXD… Đến hết năm 2012, đã có 37 làng được công nhận là làng nghề.

Chế biến nông lâm sản thực phẩm: Trên địa bàn có trên 30 doanh nghiệp và hàng trăm hộ chế biến chè cơ giới và hàng ngìn hộ xao, sấy thủ công; sản phẩm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu sang Nhật Bản, EU. Một số cơ sở đã đầu tư máy, thiết bị chế biến đũa gỗ, đũa tre xuất khẩu, bóc gỗ, sản xuất gỗ ván xuất khẩu, sản xuất diêm. Trong nông thôn một số sản phẩm có sản lượng tăng nhanh, như: xay xát gạo, chế biến mỳ gạo, làm đậu phụ, rượu trắng, nón lá, cót mộc. Có thêm một số sản phẩm: long nhãn, chuối sấy, tinh dầu xả…

Sản xuất VLXD với các sản phẩm chủ yếu là: Gạch nung, gạch xỉ, gạch lát, ngói nung, vôi. Nhiều lò nung được áp dụng tiến bộ công nghệ: lò đứng liên hoàn, lò xử lý bằng sữa vôi để hạn chế ô nhiễm môi trường.

Tận thu, khai thác, chế biến khoáng sản có trên 50 cơ sở, với nhiều loại sản phẩm như: cao lanh, fensfat, talc, sắt, đôlômit, cát sỏi; trong số này một số cơ sở đã trang bị máy xúc, máy đào, máy lọc, máy nghiền.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chế biến phế thải, phế liệu phát triển mạnh nhất ở Phù Ninh do mối quan hệ với Công ty giấy Bài Bằng; Đến nay đã trên có 30 cơ sở xén, kẻ; 7 doanh nghiệp sản xuất giấy bao bì, giấy vệ sinh, tẩy bột giấy, 1 cơ sở phèn chua và 3 cơ sở thu mua than qua lửa tạo thành vệ tinh của Công ty Giấy.

Sản xuất hàng thủ công, mỹ nghệ, hàng xuất khẩu: Năm 2012, tổng giá trị xuất khẩu hàng hoá TTCN đạt trên 5 triệu USD.

Sản phẩm cơ khí nhỏ bao gồm: Phương tiện vận tải thủy, máy sấy, máy sàng, phân loại chè, hàng rào, cột đèn, cửa hoa, cửa xếp …

Bảng 3.20. Chỉ tiêu và tăng trƣởng của tiểu thủ công nghiệp và làng nghề

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 So sánh (%) 2011/ 2010 2012/ 2011 BQ 2010 -2012 Làng có nghề 1.829 1.829 1.829 100 100 100 Làng nghề đạt chuẩn 20 27 39 1,35 1,44 1,4 GTSXCN, tỷ đồng 2.700 6.500 2.700 2,41 0,42 1,41 Giá trị xuất khẩu, triệu USD 12 30 12 2,5 0,4 1,45

Nguồn: Sở Công thương tỉnh Phú Thọ * Đánh giá khó khăn và hạn chế chung về phát triển khu, cụm công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp tỉnh Phú Thọ:

- Phú Thọ là tỉnh miền núi, điều kiện kinh tế xã hội còn gặp nhiều khó khăn do ngân sách tỉnh chưa cân đối, chủ yếu dựa vào hỗ trợ ngân sách TW nên vốn huy động cho đầu tư xây dựng hạ tầng các Khu, cụm CN còn hạn chế, chi phí đầu tư cao, hạ tầng kỹ thuật chưa đồng bộ; thủ tục đầu tư và giải phòng mặt bằng chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu của các nhà đầu tư nên chưa tực sự hấp dẫn các nhà đầu tư trong và ngoài nước trong việc đầu tư sản xuất kinh doanh đặc biệt là đầu tư xây dựng kinh doanh cơ sở hạ tầng. Mô hình công ty phát triển hạ tầng cụm CN - đơn vị sự nghiệp có thu có nhiệm vụ quản lý, sử dụng vốn ngân sách TW và địa phương để xây dựng hạ tầng kỹ thuật CCN trong thời gian qua là phù hợp, đem lại hiệu quả kinh tế xã hội cho

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

địa phương. Tuy nhiên, đến nay chưa có cơ chế và mô hình hoạt động của Công ty phát triển hạ tầng KCN thống nhất theo mô hình đơn vị sự nghiệp có thu của các địa phương. Mô hình Công ty phát triển hạ tầng KCN như hiện nay cũng còn một số hạn chế trong quá trình hoạt động và thu hút đầu tư; mặt khác vốn hỗ trợ của ngân sách TW phân bổ hàng năm còn thấp, thời gian kéo dài, đặc biệt khó khăn cho việc đầu tư hạ tầng các CCN - TTCN và làng nghề.

- Một số quy hoạch chưa gắn với khai thác lợi thế Quốc lộ 2 đường Hồ Chí Minh, chưa gắn CCN với TTCN và làng nghề, không gắn với quá trình đô thị hóa và đảm bảo các hoạt động dịch vụ. Nhu cầu cung cấp dịch vụ và các tiện ích xã hội cho DN ở Khu, CCN chưa được đáp ứng và quan tâm đúng mức.

- Các dự án đầu tư vào CCN đều có quy mô nhỏ và vừa, có công nghệ sản xuất trung bình khá, sử dụng nhiều lao động, hiệu quả sản xuất kinh doanh của một số doanh nghiệp còn thấp nên đóng góp cho ngân sách địa phương còn hạn chế.

- Lực lượng lao động trong các KCN - CCN đông nhưng chủ yếu là lao động phổ thông, trình độ chuyên môn kỹ thuật còn thấp. Các công trình nhà ở của công nhân, bệnh viện, nhà trẻ, các điều kiện tiện ích xã hội khác không có vốn đầu tư. Điều kiện sống của người lao động không đảm bảo, không đủ điều kiện cho DN và CCN phát triển ổn định.

- Cơ chế quản lý sản xuất, lao động, môi trường ở các khu CCN còn chống chéo, nhiều bất cập, thiếu phối hợp. Môi trường xung quanh còn bị ô nhiễm, xuống cấp, tác động xấu tới sự đa dạng và bền vững sinh học. Phần lớn các Khu CCN chưa có hệ thống xử lý nước thải đầu ra, mới chỉ xử lý cục bộ rồi đổ ra kênh mương. Việc kiểm soát đầu ra nước thải của các nhà máy chưa thường xuyên, chỉ có Sở Tài nguyên và Môi trường; Cảnh sát môi trường công an tỉnh mới có chức năng và phương tiện kiểm tra nên không thể khống chế được chất lượng nước thải đầu ra của doanh nghiệp một cách liên tục.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Đối với cụm công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp do chưa có quy chế quản lý rõ ràng nên việc phát triển còn thiếu đồng bộ, không gắn với quá trình đô thị hóa. Mặt khác, trên địa bàn tỉnh hầu hết chưa thành lập được Ban quản lý cụm công nghiệp, biên chế cho ban quản lý còn hạn chế. Chủ yếu do Ủy ban nhân dân huyện trực tiếp theo dõi và thực hiện.

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp tỉnh Phú Thọ luận án thạc sĩ (Trang 88 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)