Cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành công nghiệp của tỉnh Phú Thọ

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp tỉnh Phú Thọ luận án thạc sĩ (Trang 77 - 81)

5. Kết cấu của luận văn

3.2.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành công nghiệp của tỉnh Phú Thọ

3.2.3.1. Số lượng cơ sở công nghiệp - Phân theo thành phần kinh tế:

Số lượng các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn tỉnh năm 2012 có 20.826 cơ sở. Trong đó, tập trung chủ yếu là số doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế ngoài quốc doanh gồm 20.735 cơ sở. Giai đoạn 2010 - 2012, số lượng cơ sở sản xuất cá thể tăng 973 doanh nghiệp, tư nhân tăng 63 doanh nghiệp, đơn vị tập thể tăng 25 đơn vị.

Bảng 3.13. Số lƣợng doanh nghiệp sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế của tỉnh Phú Thọ

Các cơ sở sản xuất công nghiệp Đơn vị 2010 2011 2012

Nhà nước Cơ sở 23 21 19

- DN TW quản lý Cơ sở 18 17 15 - DN địa phương quản lý Cơ sở 5 4 4 Ngoài nhà nước Cơ sở 19.674 19.687 20.735

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Cá thể Cơ sở 19.236 19.142 20.209 - Tư nhân, hỗn hợp Cơ sở 370 441 433 Khu vực kinh tế có VĐTNN Cơ sở 47 55 72

Tổng số Cơ sở 19.744 19.763 20.826

Nguồn:Niên giám thống kê tỉnh Phú Thọ năm 2012

- Phân theo ngành công nghiệp:

+ Công nghiệp khai thác: năm 2012, tỉnh Phú Thọ có 185 cơ sở thuộc ngành công nghiệp khai thác, chiếm tỷ trọng không đáng kể.

+ Công nghiệp chế biến: ngành công nghiệp chế biến có số lượng cơ sở lớn nhất. Năm 2012, tỉnh Phú Thọ có 20.470 cơ sở thuộc ngành công nghiệp chế biến.

+ Công nghiệp sản xuất và phân phối điện, ga, nước: nhóm ngành này đến năm 2012 có 99 cơ sở.

3.2.3.2. Lực lượng lao động sản xuất công nghiệp tỉnh Phú Thọ

Năm 2012 số lao động trong toàn ngành công nghiệp trên địa bàn là 111.222 người. Số lao động phân theo thành phần kinh tế và theo ngành CN được thống kê như sau:

- Phân theo thành phần kinh tế:

Lao động công nghiệp tăng theo tốc độ tăng trưởng của sản xuất công nghiệp. Năm 2010 lực lượng lao động công nghiệp là 100.998 người, năm 2012 đã tăng lên 111.222 người. Các doanh nghiệp công nghiệp nhà nước (cả trung ương và địa phương) có tỷ lệ lao động thấp, năm 2010 là 9.827 người chiếm 9,73% và năm 2012 giảm còn 9.381 chiếm 8,43%. Lao động công nghiệp thuộc các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh (tập thể, tư nhân, cá thể, hỗn hợp) năm 2010 là 62.440 người chiếm tỷ lệ 61,82% tăng lên 64.672 người năm 2012, song so với tổng lao động trong công nghiệp

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

tỷ lệ giảm còn 58,14%. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng đáng kể từ 28.731 người năm 2010 lên 37.169 người năm 2012 và chiếm tỷ lệ là 33,42%. Lao động sản xuất công nghiệp trên địa bàn phân theo thành phần kinh tế như sau:

Bảng 3.14. Lực lƣợng lao động công nghiệp phân theo thành phần kinh tế

Lao động công nghiệp Đơn vị 2010 2011 2012

Tổng số Ngƣời 100.998 108.019 111.222

Khu vực kinh tế trong nước Người 72.267 73.877 74.053

- Nhà nước: Người 9.827 9.291 9.381

+ Trung ương Người 8.79 8.434 8.378

+ Địa phương Người 1.037 857 1.003

- Ngoài nhà nước: Người 62.44 64.586 64.672

+ Tập thể Người 1.032 1.285 1.224

+ Cá thể Người 36.159 35.241 35.327

+ Hỗn hợp, Tư nhân Người 25.249 28.06 28.121

Khu vực có vốn đầu tư nhà nước Người 28.731 34.142 37.169

Nguồn:Niên giám thống kê tỉnh Phú Thọ năm 2012

- Lao động công nghiệp phân theo ngành công nghiệp

Năm 2012 số lao động công nghiệp tập trung đông nhất là trong ngành công nghiệp chế biến với 104.446 người chiếm tỷ lệ 93,91% tổng số lực lượng lao động toàn ngành; ngành công nghiệp khai thác là 3.943 người chiếm 3,54%; thấp nhất là trong ngành công nghiệp sản xuất và phân phối điện, ga, nước nước có 2.833 người chiếm 2,55%.

Bảng 3.15. Lực lƣợng lao động công nghiệp phân theo ngành kinh tế của tỉnh Phú Thọ

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Tổng số Người 100.998 108.019 111.222

Công nghiệp khai khoáng Người 3.692 3.958 3.943 Công nghiệp chế biến Người 95.080 101.403 104.446 Công nghiệp phân phối điện, nước Người 2.226 2.658 2.833

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Phú Thọ năm 2012

Hiện nay trên địa bàn tỉnh có khoảng 16.690 doanh nghiệp CN chế biến vì vậy lực lượng lao động trong ngành này rất đông và có xu thế tiếp tục tăng cao trong những năm tới bởi lẽ đây là ngành CN có thế mạnh của tỉnh.

- Lao động công nghiệp phân theo trình độ đào tạo

Bảng 3.16. Lực lƣợng lao động công nghiệp phân theo trình độ đào tạo

Lao động công nghiệp 2010 2011 2012 Số lƣợng (ngƣời) Cơ cấu (%) Số lƣợng (ngƣời) Cơ cấu (%) Số lƣợng (ngƣời) Cơ cấu (%) Tổng số 100.998 108.019 111.222

Đã qua đào tạo 37.066 36,7 41.263 38,2 43.265 38,9 Chưa qua đào tạo 63.932 63,3 66.756 61,8 67.9566 61,1

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Phú Thọ năm 2012

Trong lĩnh vực công nghiệp lực lượng lao động đã qua đào tạo nghề còn chiểm một tỷ lệ khá khiêm tốn, dù có tăng qua các năm nhưng cũng chưa đến 40%. Đây là vấn đề mà tỉnh cần quan tâm khi thực hiện đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn của tỉnh hiện nay, đặc biệt trong khâu quản lý chất lượng đào tạo nghề.

3.2.3.3. Hoạt động đầu tư cho công nghiệp của tỉnh Phú Thọ

Năm 2010, tổng vốn đầu tư phát triển công nghiệp xây dưng trên địa bàn thực hiện 2.578,2 tỷ đồng, Năm 2012, tổng vốn đầu tư phát triển công nghiệp xây dựng trên địa bàn thực hiện 2.733,1 tỷ đồng.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

3.2.3.4. Trình độ khoa học công nghệ ngành công nghiệp của tỉnh Phú Thọ

Ngành công nghiệp Phú Thọ đã từng bước đẩy mạnh việc đầu tư mới và đầu tư chiều sâu cải tiến công nghệ, thiết bị của các đơn vị trong ngành: nhiều cơ sở sản xuất mới được hình thành, nhiều dây chuyền sản xuất mới được đưa vào hoạt động. Nhiều doanh nghiệp sản xuất đã tập trung đổi mới công nghệ, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tạo sức phát triển của ngành công nghiệp. Ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng trong giai đoạn vừa qua đã được nâng lên một bước và tiếp cận được với trình độ chung ở trong nước, khu vực và quốc tế, ngành công nghiệp thực phẩm và sản xuất hàng tiêu dùng, công nghiệp dệt may, da giầy có nhiều công nghệ được đổi mới, như công nghệ dây chuyền sản xuất bia, dây chuyền sản xuất cửa nhựa, gỗ ván ép, dây chuyền giác, cắt may hàng xuất khẩu. Cũng trong các ngành công nghiệp này, một số dự án đầu tư đã đi vào sản xuất, một số sản phẩm mới có chất lượng, có thương hiệu, có khả năng cạnh tranh cao, được thị trường chấp nhận. Song nhìn chung tình hình đầu tư đổi mới, ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn chưa nhiều.

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp tỉnh Phú Thọ luận án thạc sĩ (Trang 77 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)