Thực trạng một số chuyên ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp tỉnh Phú Thọ luận án thạc sĩ (Trang 83 - 88)

5. Kết cấu của luận văn

3.2.6. Thực trạng một số chuyên ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Phú Thọ

3.2.6.1. Phân ngành công nghiệp khai thác của tỉnh Phú Thọ

Công nghiệp khai thác bao gồm: Khai thác cát sỏi, khai thác đá và mỏ khác có tỷ trọng thấp trong giá trị sản xuất công nghiệp, chiếm 4,83% trong năm 2012.

- Khai thác đá: Khai thác đá xây dựng của tỉnh Phú Thọ giai đoạn gần đây phát triển tương đối mạnh vì nhu cầu đá xây dựng tăng cao. Khai thác đá xây dựng ở Phú Thọ do khu vực ngoài Nhà nước đảm nhận, trong đó có hai cơ sở khai thác có quy mô tương đối lớn là Công ty cổ phần khoáng sản Phú Thọ và xí nghiệp khai thác và chế biến đá Cự Đồng. Công ty cổ phần khoáng sản Phú Thọ tại xã Ngọc Lập huyện Yên Lập có hệ máy CMD 186 -187 với năng lực sản xuất 50 ngàn m3/năm. Xí nghiệp khai thác và chế biến đá Cự Đồng có dây chuyền nghiền sàng đá của Trung Quốc có năng lực sản xuất khoảng 100 ngàn m3/năm. Trong vài năm qua, sản lượng đá xây dựng của Phú Thọ phát triển theo chiều hướng đi lên.

- Khai thác cát, sỏi xây dựng: Phú Thọ được thiên nhiên ưu đãi cho nguồn cát, sỏi xây dựng có giá trị về chất lượng và trữ lượng trên hai dòng sông Lô và sông Chẩy, vì vậy việc khai thác cát xây dựng đã phát triển tại ba

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

địa bàn là thành phố Việt Trì, huyện Phù Ninh và huyện Đoan Hùng. Sản lượng khai thác cát năm 2012 là: trên 1,2 triệu m3

- Khai thác Cao lanh: Phú Thọ là một địa bàn giàu tiềm năng về tiềm năng khoáng sản làm VLXD nên công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản của tỉnh khá phát triển, chủ yếu tập trung vào khai thác và chế biến cao lanh và fenspat với công nghệ còn rất đơn giản. Cao lanh và fenspat là nguồn nguyên liệu quý của tỉnh, có hiệu quả kinh tế trong sản xuất rất cao. Sản lượng khai thác cao lanh trên địa bàn tỉnh năm 2012 trên 17.000 tấn.

3.2.6.2. Chuyên ngành chế biến nông lâm sản thực phẩm của tỉnh Phú Thọ

Chuyên ngành chế biến nông lâm sản thực phẩm bao gồm sản xuất lương thực, thực phẩm và đồ uống; sản xuất sản phẩm gỗ và lâm sản; sản xuất giường, tủ, bàn ghế.

- Chế biến Chè: Hiện trên địa bàn tỉnh Phú Thọ có trên 70 doanh nghiệp tham gia sản xuất chế biến chè với công suất thiết kế trên 280 tấn chè búp tươi/ngày, đạt sản lượng chế biến năm 2012 đạt trên 47.000 tấn chè khô/năm (trong đó 3 công ty là Công ty Chè Phú Bền, Công ty Chè Phú Đa và Công ty Chè Phú Thọ sản xuất chiếm tỷ trọng lớn).

- Sản xuất Bia - Rượu: Hiện nay tại tỉnh Phú Thọ có 4 cơ sở sản xuất bia, rượu có quy mô đáng kể là Công ty Rượu Đồng Xuân; Công ty Bia Rượu Viger; công ty Bia Nước giải khát Hà Nội- Hồng Hà và công ty Bia nước giải khát Sài Gòn – Đồng Xuân.

- Sản xuất Giấy: Tại Phú Thọ có 40 cơ sở sản xuất giấy và các sản phẩm bằng giấy, trong đó có 4 cơ sở sản xuất lớn là:

Công ty Giấy Bãi Bằng: Là doanh nghiệp sản xuất giấy lớn nhất nước ta hiện nay với công suất thiết kế trên 100.000 tấn giấy, trong đó giấy in, giấy viết 100.000 tấn, giấy Tissue 10.000 tấn với dây chuyền trang thiết bị sản xuất

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

do Thụy Điển chế tạo; Ngoài các sản phẩm trên Công ty Giấy Bãi bằng còn có một số sản phẩm khác như bột giấy tẩy trắng (61.00 tấn), Clo (4.000 tấn), xút (4.400 tấn) đang tiến hành mở rộng giai đoạn II với công suất 250.000 tấn/năm.

Công ty cổ phần sản xuất giấy Bãi bằng: là doanh nghiệp mới đã cơ bản hoàn thành chuẩn bị đi vào hoạt động với công xuất 50.000 tấn năm

Công ty cổ phần Giấy Việt Trì: là doanh nghiệp sản xuất giấy lớn thứ tư ở Việt Nam. Công ty sản xuất giấy và bột giấy từ tre. Các sản phẩm của công ty gồm giấy in, giấy viết, giấy vệ sinh và giấy bao gói. Dây chuyền của nhà máy giấy số 1 của công ty có thiết bị đã quá cũ, lạc hậu, tiêu hao nhiều vật tư, chất lượng sản phẩm không đảm bảo. Dây chuyền công nghiệp 25.000 tấn/năm (Nhà máy giấy số 2) đã đi vào sản xuất tương đối ổn định. Chất lượng sản phẩm ngày càng được hoàn thiện. Tổng công suất của Công ty này là 50.000 tấn/năm.

Công ty Giấy Lửa Việt: Là doanh nghiệp chuyên sản xuất các sản phẩm giấy như giấy vệ sinh, giấy Kraft, giấy Duplex,... Sản lượng hàng năm của công ty khoảng trên dưới 4.500 tấn giấy các loại.

3.2.6.3. Chuyên ngành dệt may, da giày của tỉnh Phú Thọ

Chuyên ngành dệt may, da giày bao gồm sản xuất sản phẩm dệt; sản xuất trang phục; sản xuất sản phẩm bằng da, giả da.

Hiện nay trên địa bàn tỉnh Phú Thọ có 206 cơ sở may mặc vải sợi và có 17 cơ sở sản xuất may mặc dầy, da và giả da. Tuy nhiên trong 3 năm qua các cơ sở may mặc và giày da làm ăn kém hiệu quả do hầu hết là may mặc và sản xuất giày da cho xuất khẩu nên chịu ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế thế giới.

3.2.6.4. Chuyên ngành cơ khí, điện tử và gia công kim loại của tỉnh Phú Thọ

Năm 2012 giá trị sản xuất cơ khí nhỏ, cơ khí sửa chữa thực hiện 487,9 tỷ đồng, tăng 77,1 tỷ đồng so với năm 2012.Về số lượng cơ sở, hộ sản xuất kinh

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

doanh cơ khí năm 2012 là: 1.596; trong đó sửa chữa phương tiện vận tải là 142; gia công, sửa chữa là 2.754.

Về sản phẩm: Sản xuất công cụ cầm tay là 131.000 chiếc, dịch vụ cơ khí được mở rộng, đã chế tạo lắp ráp một số máy, chi tiết máy như: Đóng mới phương tiện vận tải thuỷ, máy xấy cao lanh, máy sàng, phân loại chè đen; đúc bệ, gia công chi tiết máy, hàng rào hoa, cột đèn cao áp, cửa hoa, cửa xếp, thiết bị máy chế biến chè, đóng sửa chữa phương tiện vận tải đường bộ, đường sông...

3.2.6.5. Các chuyên ngành công nghiệp khác của tỉnh Phú Thọ

* Chuyên ngành hóa chất và phân bón (bao gồm sản xuất hóa chất, phân bón; sản xuất sản phẩm cao su và plastic): trong giai đoạn 2010-2012 tỷ trọng dao động trong khoảng trên dưới 22% giá trị SXCN toàn tỉnh. Năm 2010 là 21,9%; năm 2012 là: 21,98%.Một số dự án đầu tư đã đi vào sản xuất:

- Xây dựng nhà máy sản xuất bột nhẹ giai đoạn 1; công suất: 12.000 tấn/năm.

- Xây dựng mới dây chuyền sản xuất NPK của Công ty Supe Phốt phát và hóa chất Lâm Thao; công suất: 150.000 tấn.

- Nâng công suất sản xuất xút NaOH của Công ty Hóa chất Việt Trì lên 10.000 tấn.

- Xây dựng dây chuyền sản xuất ắc quy xe máy của Công ty Pin Vĩnh Phú; công suất: 200.000 sản phâm/năm.

Trong giai đoạn 2010 - 2012 các doanh nghiệp trong ngành hóa chất Phú Thọ vẫn đang trên đà phát triển, mỗi doanh nghiệp đều có các dự án đầu tư mở rộng sản xuất của mình

- Công ty Supe phốt phát và hóa chất Lâm Thao đã cải tạo thiết bị supe số 1, đưa tổng công suất 3 dây chuyền sản xuất supe lân là trên 850.000 tấn/năm. Xây dựng xưởng NPK số 5 tại Lâm Thao, đưa công suất NPK đến

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

năm 2012 đạt 850.000 tấn/năm. Hoàn thành dự án sản xuất đạm SA, công suất 100.000 tấn/năm.

- Đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất vật liệu nhựa. Công suất 1-2 ngàn tấn/năm.

* Chuyên ngành sản xuất vật liệu xây dựng: (bao gồm sản xuất sản phẩm khoáng phi kim loại) có tỷ trọng tăng dần trong giá trị sản xuất CN của tỉnh.

- Sản xuất Gạch Ceramic: Trên địa bàn tỉnh hiện có hai cơ sở sản xuất gạch ốp lát ceramic với tổng công suất thiết kế: 6 triệu m2/năm. Hai cơ sở này có đầu tư công nghệ khá tiên tiến tham gia sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực này nên sản phẩm làm ra có chất lượng tốt, được thị trường chấp nhận; tuy nhiên vấn đề cần được quan tâm trong giai đoạn tới là hai cơ sở này cần nâng cao khả năng tiếp thị sản phẩm để mở rộng thị trường nhằm đảm bảo cho sản xuất ổn định và phát triển. Năm 2010 đạt 4.322 ngàn m2

năm 2012 đạt 7.586 ngàn m2.

- Sản xuất Xi măng các loại: Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 3 nhà máy xi măng là Xi măng Sông Thao, Xi măng Thanh Ba và Xi măng Hữu nghị. Sản lượng năm 2010 là 315 ngàn tấn, tăng lên 732 ngàn tấn vào năm 2012.

* Sản xuất và phân phối điện ga, nước: Năm 2012 là 174,498 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2010 - 2012 là 6,925%/năm. Tỷ trọng của ngành này giảm dần trong cơ cấu GDP ngành CN, năm 2010 chiếm 2,44%, đến năm 2011 chỉ còn 2,33%, năm 2012 là 2,19% so với tổng giá trị toàn ngành.

* Công nghiệp in và tái chế: Trên đại bàn tỉnh Hiện có 56 cơ ở in và 03 cơ sở tái chế rác thải công nghiệp, năm 2012 tổng giá trị SXCN chiếm tỷ trọng khoảng 0,2% giá trị sản xuất công nghiệp tỉnh.

Bảng 3.17. Thực trạng một số chuyên ngành công nghiệp tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2010 – 2012

Các phân ngành công nghiệp

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Nhịp độ tăng trƣởng (%/năm) GTSX (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) GTSX (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) GTSX (tỷ đồng) Tỷ trọng (%)

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Tổng 7.998,4 100 8.621,8 100 8.853,9 100 3,445 Khai thác 323,315 5,29 347,285 5,21 345,874 4,83 2,274 CN chế biến NLSTP 2.594,067 39,14 2.793,125 39,62 2.847,401 40,13 3,155 CN Dệt may, Da giày 929,5 14,24 983,022 14,03 1.004,3 14,06 2,614 CN cơ khí, điện tử 401,8 6,15 456,02 6,51 478,9 6,71 6,026 CN Hóa chất, phân bón 1.429,9 21,90 1.535,92 21,93 1.569,87 21,98 3,162 CN sản xuất VLXD 699,4 10,71 715,481 10,21 706,7 9,90 0,347 SX&PP điện, ga, nước 142,743 2,44 163,082 2,33 174,498 2,19 6,925 CN in, tái chế 8,6 0,13 11,4 0,16 14,3 0,20 18,471

Nguồn: Sở Công thương Phú Thọ

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp tỉnh Phú Thọ luận án thạc sĩ (Trang 83 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)