Các giải pháp về khoa học công nghệ để phát triển CN tỉnh Phú Thọ

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp tỉnh Phú Thọ luận án thạc sĩ (Trang 113 - 119)

5. Kết cấu của luận văn

4.3.5. Các giải pháp về khoa học công nghệ để phát triển CN tỉnh Phú Thọ

Phát triển hợp lý, đồng bộ khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật và công nghệ. Ưu tiên đẩy mạnh nghiên cứu triển khai ứng dụng, đưa nhanh tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất, đẩy nhanh tốc độ đầu tư đổi mới công nghệ. Chăm lo đào tạo, quy hoạch xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật đầu đàn đi đôi với chính sách sử dụng, đãi ngộ, tôn vinh; khuyến khích

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

các hoạt động nghiên cứu - phát triển có chất lượng và thương mại hoá các kết quả nghiên cứu.

Tập trung nguồn lực, huy động các doanh nghiệp, các tổ chức khoa học và công nghệ tham gia thực hiện, triển khai các chương trình, đề án Quốc gia sau đây trên địa bàn tỉnh từ nay đến năm 2015 và đinh hướng đến năm 2020:

- Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia. - Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao. - Chương trình đổi mới công nghệ.

- Chương trình nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hàng hoá của doanh nghiệp Việt Nam.

- Chương trình hỗ trợ hình thành, phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ, thúc đẩy tổ chức khoa học và công nghệ thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm.

Tập trung tìm kiếm, lựa chọn công nghệ, nghiên cứu thử nghiệm để thích nghi, làm chủ công nghệ, thiết bị tiên tiến, nhất là các công nghệ nhập từ nước ngoài nhằm đổi mới, hiện đại hoá công nghệ trong các ngành công nghiệp có lợi thế (chế biến nông lâm sản, giấy, xi măng, rượu bia, phân bón, hoá chất...), ngành công nghiệp mới có ý nghĩa chiến lược để phát triển nhanh, tạo sự đột phá gia tăng giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh (cơ khí, chế tạo máy, tự động hoá, công nghiệp lắp ráp, vật liệu xây dựng chất lượng cao, công nghiệp phụ trợ, chế biến sâu khoáng sản, công nghiệp dược, gỗ gia dụng...).

- Triển khai các nghiên cứu ứng dụng công nghệ, thiết bị cơ khí hoá, tự động hoá thích hợp cho một số quá trình (hoặc công đoạn) sản xuất nông nghiệp nhằm phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.

- Ưu tiên nghiên cứu sản xuất vật liệu xây không nung thân thiện với môi trường từ các nguyên liệu như xi măng, đá mạt, cát, xỉ than, đất không có

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

khả năng canh tác theo hướng công nghệ hiện đại, quy mô lớn, kích thước lớn, nhẹ để thay thế dần gạch xây sản xuất từ đất sét nung.

- Khuyến khích nghiên cứu ứng dụng công nghệ sản xuất các loại vật liệu nhẹ, siêu nhẹ dùng để làm tường, vách ngăn, vật liệu chống cháy, chậm cháy, vật liệu cách âm, cách nhiệt, cách điện, tiết kiệm năng lượng, vật liệu composit, chế tạo các vật dụng bằng vật liệu composit; sản xuất các vật liệu mới từ nguyên liệu địa phương, đặc biệt từ gỗ, tre, trúc; sản xuất các sản phẩm nội thất và sản phẩm tiêu dùng.

- Đẩy mạnh áp dụng tiêu chuẩn Việt Nam, xây dựng màng lưới tổ chức, biện pháp đánh giá sự phù hợp quy chuẩn kỹ thuật; phù hợp tiêu chuẩn quốc gia đối với sản phẩm, hàng hoá chủ lực trong sản xuất công nghiệp, dịch vụ của tỉnh; thúc đẩy phong trào năng suất, chất lượng.

- Xây dựng và hỗ trợ triển khai các dự án nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hàng hoá trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ sản xuất, kinh doanh các sản phẩm, hàng hoá chủ lực trên địa bàn tỉnh.

- Triển khai các nghiên cứu áp dụng công nghệ mới, đổi mới công nghệ, áp dụng hệ thống tiêu chuẩn quy chuẩn kỹ thuật, các hệ thống quản lý, mô hình, công cụ cải tiến năng suất và chất lượng trong các doanh nghiệp.

- Đầu tư phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ; Xây dựng quy

hoạch, kế hoạch đào tạo, đào tạo lại nhân lực khoa học và công nghệ của tỉnh

Phú , đồng bộ, đủ về số lượng và cơ cấu.

Chú trọng đào tạo nguồn lực cán bộ khoa học công nghệ có trình độ cao, chuyên gia đầu ngành, bồi dưỡng nhân tài, kỹ thuật viên và công nhân lành nghề cho cho các lĩnh vực khoa học và công nghệ. Nghiên cứu rà soát các chính sách hiện có, bổ sung các cơ chế chính sách mới của tỉnh Phú Thọ đối với cán bộ khoa học và công nghệ, đặc biệt là chính sách và biện pháp hữu hiệu thu hút nhân tài, trí thức có trình độ cao trong một số lĩnh vực quan trọng

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Tăng cường phát huy tiềm lực khoa học công nghệ, cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có của hệ thống tổ chức các viện nghiên cứu, các trường đại học, cao đẳng và các trung tâm nghiên cứu thực nghiệm, chuyển giao, dịch vụ khoa học và công nghệ, các phòng thí nghiệm trên địa bàn tỉnh.

Huy động, đa dạng hoá nguồn kinh phí đầu tư cho khoa học và công nghệ. Coi trọng huy động nguồn đầu tư cho khoa học và công nghệ từ các thành phần kinh tế, Tăng cường tiềm lực Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của tỉnh, khuyến khích doanh nghiệp thành lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ. Tăng cường khai thác các nguồn vốn từ hoạt động hợp tác, liên doanh, liên kết, nhận tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước thông qua các hoạt động trao đổi, hợp tác quốc tế. Thực hiện các chính sách ưu đãi về thuế, về tín dụng trong đầu tư đổi mới công nghệ đối với các doanh nghiệp.

rong các lĩnh vực ưu tiên phát triển.

Đẩy mạnh liên kết, hợp tác trong nước và quốc tế về khoa học và

công nghệ. Mở rộng và nâng tầm hợp tác với các tổ chức khoa học và công

nghệ của trung ương trên địa bàn tỉnh, hợp tác với các viện nghiên cứu hàng đầu ở trong nước. Phát triển các hình thức hợp tác, liên kết, hợp đồng chuyển giao giữa các tổ chức khoa học và công nghệ, các trường đại học, cao đẳng với doanh nghiệp, với các cơ sở sản xuất trong khuôn khổ các quy định của pháp luật.

4.3.6. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực để phát triển CN tỉnh Phú Thọ

Đây là giải pháp quan trọng và hiệu quả trong hệ thống giải pháp phát triển công nghiệp tỉnh Phú thọ; Trước hết đào tạo nguồn nhân lực giữ vị trí rất quan trọng trong chiến lược phát triển công nghiệp theo hướng công nghiệp

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

hóa, hiện đại hóa. Đối với tỉnh Phú Thọ đào tạo nguồn nhân lực vừa có ý nghĩa cấp bách trước mắt vừa có ý nghĩa lâu dài. Đào tạo nghề phải tăng nhanh về cả quy mô, chất lượng, hiệu quả và tạo ra cơ cấu lao động hợp lý cho các thời kỳ phát triển công nghiệp.

Thực hiện xã hội hóa công tác đào tạo nghề nhằm thu hút mọi nguồn lực cho các hoạt động đào tạo nghề, đa dạng hóa các loại hình đào tạo nghề, các loại hình trường lớp và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người lao động có cơ hội học nghề, tìm kiếm việc làm. Đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho người lao động chưa có việc làm, tạo việc làm mới cho người lao động mất việc làm trong quá trình sắp xếp lại lao động.

Từ nay đến năm 2020 phải phát triển mạnh cả về số lượng lẫn chất lượng theo hai luồng sau :

- Đào tạo nghề dài hạn để có đội ngũ công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ lành nghề đủ khả năng tiếp cận và sử dụng thành thạo các phương tiện kỹ thuật và công nghệ hiện đại. Cũng cố và nâng cao các trường dạy nghề trọng điểm của tỉnh.

- Mở rộng và đa dạng hóa các loại hình đào tạo nghề ngắn hạn nhằm tạo cơ hội cho người lao động tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm.

Phấn đấu đến năm 2020 tỷ lệ lao động qua đào tạo trên 55%, trong đó đào tạo nghề chiếm 25 - 30%. Tăng tỷ trọng đào tạo cho sản xuất công nghiệp, trong đó chú trọng lao động phục vụ cho các khu công nghiệp như: Thụy Vân, Trung Hà, Tam Nông, Bạch Hạc và các cụm công nghiệp, các cơ sở sản xuất công nghiệp chủ yếu.

4.3.7. Xây dựng môi trường và nâng cao hiệu quả cho phát triển công nghiệp tỉnh Phú Thọ

Trong thời gian vừa qua, tỉnh Phú Thọ đã ban hành và thực hiện những chính sách quy hoạch xây dựng các khu, cụm công nghiệp; tuy nhiên, trong

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

thời gian tới cần tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng như giao thông, hệ thống cung cấp điện nước phục vụ công nghiệp phát triển; đồng thời tiếp tục hoàn thiện công tác quy hoạch và mở rộng các khu công nghiệp dân dụng nhằm tạo điều kiện cho công nghiệp phát triển. Miễn giảm tối đa các loại thuế, phí đối với các công trình công nghiệp dự kiến đưa vào hoạt động trong thời gain tới.

Công bố các danh mục dự án công nghiệp kêu gọi đầu tư theo thứ tự ưu tiên: nhóm các dự án trọng điểm; nhóm các dự án khuyến khích đầu tư…giúp các nhà đầu tư lựa chọ dự án đầu tư thích hợp. Tăng cường làm việc với các tập đoàn, tổng công ty lớn trong và ngoài nước để kêu gọi hợp tác, liên doanh trong các ngành, lĩnh vực mà tỉnh ưu tiên đầu tư.

Trong giai đoạn quy hoạch cần hướng tới việc đầu tư mở rộng sản xuất có ứng dụng khoa học công nghệ, đầu tư theo chiều sâu đối với trang thiết bị, nâng cao năng suất lao động, nâng hiệu quả sản xuất; đầu tư mới theo hướng ưu tiên vào các lĩnh vực sản xuất, các dự án chuyển giao công nghệ sản xuất có hàm lượng công nghệ cao, có trình độ tự động hóa, cơ giới hóa để tạo ra những sản phẩm có hàm lượng chất xám lớn. Như vậy có thể kéo dài chuỗi giá trị của sản phẩm, nâng cao được giá trị sản xuất của ngành.

Để nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng đất công nghiệp, và quản lý kiểm soát về các yếu tố phát sinh trong quá trình sản xuất công nghiệp cũng như nâng cao hiệu quả đầu tư các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng, các dự án đầu tư mới trước hết ưu tiên phê duyệt trong phạm vi cụm, khu công nghiệp và theo định hướng của quy hoạch; tránh trình trạng các dự án công nghiệp phát triển tràn lan, không tập trung, khó quản lý gây lãnh phí trong việc sử dụng các cơ sở hạ tầng.

Xây dựng cơ chế bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp tiểu thủ công nghiệp có nhu cầu vay vốn cho phát triển sản xuất theo phương án đã được phê duyệt. Tổ chức các hiệp hội làng nghề tiểu thủ công

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

nghiệp theo những tiêu chí, có thể thành lập riêng, trên cơ sở tự nguyện, tìm kiếm thị trường nhằm thúc đẩy tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn phát triển.

Xây dựng môi trường đầu tư

Để thu hút được nguồn vốn đầu tư, tỉnh Phú Thọ cần tạo ra môi trường đầu tư thuận lợi, áp dụng các chính sách đầu tư ưu đãi trong khuôn khổ pháp luật quy định và đề ra các biện pháp huy động vốn thiết thực.

Để tạo ra môi trường đầu tư hấp dẫn đối với các nhà đầu tư, trước hết tỉnh Phú Thọ cần cải cách các thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi về mặt thủ tục cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp không phân biệt các thành phần kinh tế

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp tỉnh Phú Thọ luận án thạc sĩ (Trang 113 - 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)