Các chỉ tiêu phản ánh mức độ phát triển của công nghiệp

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp tỉnh Phú Thọ luận án thạc sĩ (Trang 51 - 52)

5. Kết cấu của luận văn

2.3.2. Các chỉ tiêu phản ánh mức độ phát triển của công nghiệp

- Số lượng các doanh nghiệp công nghiệp qua các năm. - Số lao động công nghiệp.

- Quy mô và tốc độ phát triển của công nghiệp: phát triển công nghiệp là sự gia tăng cả số lượng cũng như chất lượng của quá trình sản xuất. Do đó, khi xem xét sự phát triển công nghiệp, trước hết ta có thể thấy rõ trong quy mô và tốc độ phát triển của ngành công nghiệp được thể hiện qua hai chỉ tiêu:

+ Tốc độ tăng trưởng: là chỉ tiêu quan trọng hàng đầu đánh giá mặt lượng của sự phát triển công nghiệp, tốc độ tăng trưởng phản ánh sự gia tăng về quy mô của tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm sau so với năm trước và giữa các thời kỳ với nhau của ngành công nghiệp. Muốn có công nghiệp tăng trưởng bền vững, trước hết công nghiệp cần phải có tốc độ tăng trưởng khá và ổn định qua các năm.

+ Giá trị gia tăng (VA): giá trị gia tăng (VA) là chỉ tiêu quan trọng bậc nhất phản ánh chất lượng tăng trưởng. Thông thường, người ta hay sử dụng một chỉ tiêu tương đối là tỷ lệ giữa giá trị gia tăng (VA) và giá trị sản xuất công nghiệp (GO) để so sánh và đánh giá mức độ giá trị gia tăng của sản xuất công nghiệp. Tỷ lệ VA/GO càng cao thì mức độ phát triển của công nghiệp càng cao và ngược lại. Hiệu quả của sản xuất công nghiệp thể hiện ở giá trị tăng thêm (VA) mà nó tạo ra cho nền kinh tế, công nghiệp tăng trưởng với tốc độ cao, ổn định, nhưng giá trị gia tăng thấp thì cũng không thể coi là phát

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

triển được. Việc tạo ra giá trị gia tăng thấp trong ngành công nghiệp là hệ quả của việc sử dụng công nghệ sản xuất lạc hậu, năng suất lao động thấp, sử dụng nhiều tài nguyên thiên nhiên và lao động thủ công, hàm lượng chất xám và công nghệ trong giá thành sản phẩm chiếm tỷ trọng nhỏ. Giá trị gia tăng thấp có thể là một biểu hiện đặc trưng cho thời kỳ đầu phát triển công nghiệp hoá dựa vào gia công, song nếu không nhận diện và điều chỉnh kịp thời, sẽ tạo ra các mầm mống thiếu bền vững trong tương lai.

- Chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp: Về mặt lượng, cơ cấu công nghiệp được xác định bằng tỷ trọng giá trị sản lượng (hoặc GDP) của từng bộ phận chiếm trong tổng giá trị sản lượng (hoặc GDP) của toàn bộ ngành công nghiệp. Tỷ trọng này phụ thuộc vào vị trí của mỗi bộ phận trong hệ thống. Việc xác định thế nào là một cơ cấu ngành công nghiệp cân đối và hợp lý cho mỗi quốc gia, mỗi vùng lãnh thổ và mỗi địa phương là khác nhau và không có một khuôn mẫu thống nhất. Một cơ cấu ngành công nghiệp được coi là cân đối và hợp lý khi nó khai thác, tận dụng được các nguồn lực, thế mạnh và lợi thế so sánh của quốc gia, vùng lãnh thổ, địa phương để tạo điều kiện tốt cho phát triển công nghiệp, đồng thời cơ cấu ngành công nghiệp đó phải chuyển dịch theo hướng hiện đại hóa. Ngoài việc xác định cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp, chúng ta còn phải quan tâm đến đóng góp của công nghiệp vào cơ cấu kinh tế nói chung, nói cách khác là quan tâm đến tỷ trọng của công nghiệp trong GDP. Một nền kinh tế chỉ được coi là phát triển khi tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong GDP ngày càng tăng.

- Tổng doanh thu/Tổng doanh nghiệp công nghiệp.

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp tỉnh Phú Thọ luận án thạc sĩ (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)