Phân loại theo trình độ trang bị kỹ thuật

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp tỉnh Phú Thọ luận án thạc sĩ (Trang 26 - 135)

5. Kết cấu của luận văn

1.5.5. Phân loại theo trình độ trang bị kỹ thuật

Nâng cao trình độ trang bị kỹ thuật là xu hướng chung của sự phát triển các ngành, các lĩnh vực kinh tế. Nhưng trong những điều kiện nhất định, bên cạnh các doanh nghiệp hiện đại, vẫn còn các doanh nghiệp sản xuất ở trình độ thủ công. Theo đó, công nghiệp được chia thành hai bộ phận: công nghiệp hiện đại và thủ công nghiệp. Sản xuất thủ công sẽ dần được thay thế bằng máy móc thiết bị, nhưng có những loại sản xuất hoặc những bộ phận nhất

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

định trên dây truyền sản xuất, máy móc thiết bị không thể thay thế được lao động thủ công. Chẳng hạn, trong một số ngành sản xuất thủ công mỹ nghệ, lao động thủ công sẽ tạo nên sản phẩm độc đáo, mang đậm bản sắc dân tộc phục vụ xuất khẩu.

Xét về trình độ công nghệ, công nghiệp một nước sẽ gồm các doanh nghiệp với nhiều “tầng công nghệ” khác nhau.

1.6. Những yếu tố ảnh hƣởng tới sự phát triển của công nghiệp

Công nghiệp là ngành cung cấp phần lớn các sản phẩm đáp ứng nhu cầu của con người trong sinh hoạt cũng như trong sản xuất. Cùng với sự phát triển, nhu cầu của con người ngày càng được mở rộng, đa dạng và phức tạp hơn, như vậy việc xác định các yếu tố tác động tới sự phát triển của công nghiệp là điều cần thiết. Có nhiều yếu tố tác động tới sự phát triển của công nghiệp, tuy nhiên, theo tài liệu "Các nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu ngành kinh tế trong thời kì công nghiệp hóa ở Việt Nam" tác giả Bùi Tất Thắng (1997) đã chỉ ra các yếu tố chính sau đây:

1.6.1. Yếu tố thị trường

Các quan hệ cung - cầu, giá cả cũng như dung lượng thị trường là những yếu tố tác động trực tiếp tới sự phát triển công nghiệp mỗi quốc gia. Thị trường tác động trực tiếp tới sự hình thành và phát triển của các ngành công nghiệp. Vì đây là những tín hiệu để các doanh nghiệp phân bổ các nguồn lực vào các lĩnh vực sản xuất khác nhau. Hạt nhân cơ bản của nền công nghiệp là các doanh nghiệp và là những người phân tích rất kỹ quy mô và xu hướng vận động của thị trường khi quyết định đầu tư kinh doanh một loại sản phẩm nào đó. Mỗi doanh nghiệp phải xuất phát từ quan hệ cung cầu hàng hóa và các hoạt động dịch vụ của thị trường để hoạch định chiến lược kinh doanh của mình. Thị trường tác động vào đầu vào và đầu ra của doanh nghiệp. Sự hình thành và chuyển đổi nhiệm vụ kinh doanh của các doanh nghiệp theo yêu cầu

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

của thị trường được tổng hợp lại thành sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp của nền kinh tế.

Thói quen tiêu dùng cũng là nhân tố quan trọng mà các nhà kinh doanh rất quan tâm khi quyết định bỏ vốn đầu tư và lựa chọn sản phẩm để đưa ra thị trường. Tính ưa thích theo thói quen tiêu dùng loại sản phẩm nào đó đòi hỏi các nhà đầu tư phải nghiên cứư để tìm cách đáp ứng và vì thế thoả mãn thói quen tiêu dùng của khách hàng đã trở thành một chỉ tiêu tác động vào chuyển dịch cơ cấu công nghiệp của đất nước. Bên cạnh thị trường hàng hóa thì sự phát triển của công nghiệp còn chịu sự tác động của thị trường lao động, thị trường khoa học công nghệ, thị trường tài chính…

1.6.2. Các yếu tố nguồn lực và lợi thế

Các yếu tố nguồn lực ảnh hưởng tới sự phát triển của công nghiệp thể hiện ở các mặt sau:

- Tài nguyên thiên nhiên (khoáng sản, lâm sản, hải sản…) và các điều kiện tự nhiên cần thiết cho sự phát triển công nghiệp (đất đai, khí hậu…) là các yếu tố trở thành đối tượng lao động phát triển các ngành công nghiệp khai thác và chế biến, tạo điều kiện xây dựng và phát triển các ngành công nghiệp. Tài nguyên thiên nhiên phong phú, trữ lượng lớn, điều kiện khai thác thuận lợi cho phép phát triển công nghiệp với một nền tảng vững chắc.

- Dân số và lao động được coi là nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế nói chung và công nghiệp nói riêng. Dân số và mức sống dân cư tạo thành thị trường nội địa rộng lớn cho ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng phát triển mạnh mẽ đáp ứng nhu cầu và là nơi cung cấp lực lượng lao động – yếu tố đầu vào của ngành công nghiệp. Các yếu tố về chất lượng nguồn nhân lực như trình độ dân trí, khả năng tiếp thu kỹ thuật của lao động tạo thành cơ sở quan trọng để phát triển các ngành công nghiệp kỹ thuật cao.

- Nguồn vốn đầu tư là một yếu tố tác động trực tiếp tới phát triển công nghiệp, đây còn là đầu vào không thể thiếu được trong quá trình phát triển

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

công nghiệp cũng như phát triển nền kinh tế. Đặc biệt đối với các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam nguồn lực phát triển chủ yếu dựa vào vốn. Tuy nhiên, đối với các nước đang phát triển đều rất thiếu vốn, do đó vấn đề huy động vốn đều coi là vấn đề lớn nhất trong việc huy động các nguồn lực. Chỉ có tạo được nguồn vốn cho phát triển kinh tế mới có thể tiến hành đầu tư, tạo chuyển dịch cơ cấu công nghiệp nhanh. Giữa hai nguồn vốn đầu tư trong nước và ngoài nước, vốn đầu tư trong nước được coi là giữ vai trò quyết định, vốn đầu tư nước ngoài được xác định là quan trọng để tạo ra sự đột phá cho sự phát triển của ngành công nghiệp cũng như cho sự chuyển dịch cơ cấu của ngành.

- Vị trí địa lý kinh tế của đất nước là một lợi thế để phát triển công nghiệp, nhất là trong nền kinh tế mở, tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế thì vị trí địa lý thuận lợi sẽ tạo nên một lợi thế lớn. Những quốc gia có vị trí địa lý là đầu mối giao lưu kinh tế sẽ tạo thành lợi thế để phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế về xuất khẩu.

- Sự ổn định về thể chế chính trị - xã hội tạo môi trường thuân lợi để thu hút đầu tư trong nước cũng như đầu tư nước ngoài để phát triển các ngành công nghiệp nói riêng và phát triển kinh tế nói chung.

1.6.3. Tiến bộ khoa học - công nghệ

Khoa học công nghệ là chìa khóa cho con người khám phá tự nhiên. Những thành tựu khoa học công nghệ được ứng dụng trong CN nhằm khai thác tự nhiên, sản xuất cung cấp sản phẩm cho xã hội. Vai trò của công nghệ tới phát triển CN được thể hiên qua các cuộc cách mạng CN. Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ là nguyên nhân cơ bản để chuyên nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế CN. CN là ngành đại diện cho tiêu biểu nhất trong ứng dụng công nghệ hiện đại để khai thác tài nguyên và chế biến sản phẩm phục vụ lợi ích con người. Năng lực của ngành CN ngày càng lớn cùng với sự xuất hiện và trợ giúp của các thành tựu công nghệ mới.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Sự phát triển của CN phản ánh xu thế phát triển khoa học, công nghệ và khả năng ứng dụng những thành tựu của khoa học công nghệ. Sự ảnh hưởng của tiên bộ khoa học công nghệ đến phát triển CN được thể hiện trên các mặt sau:

- Thúc đẩy sự phân công lao động xã hội và hình thành các ngành CN chuyên môn hóa. Đây là yếu tố thúc đẩy phát triển CN theo cơ cấu CN ngày càng phức tạp và phù hợp với sự phát triển chung của đất nước.

- Việc thực hiện các nội dụng của tiến bộ khoa học công nghệ trong tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội đòi hỏi phát triển mạnh một số ngành CN như việc thực hiện điện khí hóa phụ thuộc trực tiếp vào ngành CN điện.

- Tiến bộ khoa học công nghệ không những tạo ra khả năng sản xuất mới, đẩy nhanh nhịp độ phát triển một số ngành CN, đồng thời tạo ra nhu cầu mới. Chính những nhu cầu mới này đòi hỏi sự ra đời và phát triển một số ngành CN. Tiến bộ khoa học công nghệ hạn chế tác động bất lợi của tự nhiên, cho phép phát triển CN ngay cả khi điều kiện tự nhiên bất lợi. Cụ thể, sự phát triển của CN hóa dầu sẽ tạo ra những loại nguyên liệu phong phú, bổ sung cho nguồn nguyên liệu tự nhiên.

Sự ảnh hưởng của nhân tố này tới phát triển CN phụ thuộc vào chính sách khoa học công nghệ của từng vùng cũng như của đất nước.

1.6.4. Môi trường thể chế

Môi trường thể chế là biểu hiện của quan điểm, ý tưởng và hành động của các nhà lãnh đạo trong việc phát triển CN và các hoạt động kinh tế - xã hội khác. Trong việc phát triển CN, môi trường thể chế thể hiện:

- Hoạch định đường lối, chính sách, chiến lược phát triển CN nhằm thực hiện hệ thống các mục tiêu kinh tế xã hội nhất định. Một chiến lược đúng sẽ đưa CN phát triển nhanh, có hiệu quả và ngược lại.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Môi trường thể chế có thể khuyến khích, động viên hoặc tạo áp lực để các nhà đầu tư trong và ngoài nước cũng như từng khu vực vận động theo định hướng đã định.

Hệ thống các chính sách của Nhà nước ban hành có tính chất thuận lợi sẽ khuyến khích các nhà đàu tư, các nhà đầu tư sẽ vận động theo hành lang mà Nhà nước đã vạch ra, vừa đảm bảo lợi ích cá nhân và góp phần thực hiện các mục tiêu chung của xã hội. Như vậy, việc hoạch định chính sách phát triển cũng như tạo môi trường, cơ chế cho CN phát triển là điều kiện quan trọng góp phần thúc đẩy CN phát triển.

1.7. Kinh nghiệm phát triển CN của một số nƣớc trên thế giới và ở Việt Nam

Thực tiễn thành công trong nhiều năm qua của chiến lược và chính sách phát triển CN ở một số địa phương của Việt Nam và một số nước trên thế giới là những kết quả không thể phủ nhận được. Sự thành công vượt bậc này đã được các nhà kinh tế học ghi nhận như là một sự “thần kỳ” trong phát triển kinh tế. Trong nội dung này tác giả sẽ tập trung phân tích sự thành công của một số nước châu Á; đồng thời nghiên cứu thành công của hai địa phương ở Việt nam là Bình Dương và Đồng Nai.

1.7.1. Kinh nghiệm phát triển CN của một số nước trên thế giới

1.7.1.1. Kinh nghiệm phát triển CN của Thâm Quyến Trung Quốc

Theo "Một số mô hình KCNC ở Trung Quốc", tác giả Minh Huệ (2/2003) đã trình bày kinh nghiệm phát triển CN của Thâm Quyến Trung Quốc như sau:

Thâm Quyến là thành phố trực thuộc tỉnh của tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Thâm Quyến nghĩa là "con lạch sâu" nhưng hay bị gọi thành Thẩm Quyến. Đặc khu kinh tế Thâm Quyến có diện tích 2020 km², dân số năm 2005 là 4,5 triệu người (kể cả vùng đô thị là 13 triệu), GDP 493,7 tỷ Nhân dân tệ. Cảng Thâm Quyến là một trong những cảng tấp nập nhất Trung Quốc. Trong

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

20 năm qua, Thâm Quyến đã thu hút 30 tỷ USD đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp bên ngoài.

Trước khi trở thành đặc khu kinh tế, Thâm Quyến còn là một làng chài. Năm 1979, Nhà nước Trung Quốc đã cho thành lập Đặc khu kinh tế tại Thâm Quyến. Đây là đặc khu đầu tiên của Trung Quốc do lợi thế nằm giáp Hồng Kông (lúc đó còn là một thuộc địa của Vương quốc Anh). Địa điểm này được chọn vì cả dân Thâm Quyến và dân Hồng Kông cùng có chung ngôn ngữ (tiếng Quảng Đông), chung văn hóa và dân tộc nhưng lại có giá nhân công, đất đai rẻ hơn nhiều. Ý tưởng đã thành công rực rỡ, tạo tiền đề cho Trung Quốc đẩy nhanh quá trình cải cách mở cửa kinh tế. Thâm Quyến đã trở thành một trong những thành phố lớn nhất vùng đồng bằng châu thổ Châu Giang. Đồng bằng châu thổ Châu Giang đã trở thành trung tâm kinh tế của Trung Quốc và là phân xưởng sản xuất của thế giới. Mục tiêu phát triển của Thâm Quyến là thu hút đầu tư phát triển CN là chính, trong đó tỷ lệ ngành dịch vụ tương đối lớn. Phát triển CN tập trung vào các ngành CN có loại hình kỹ thuật “tương đối tiên tiến” để không biến đặc khu thành thành nơi tập kết các ngành CN “xế bóng”, đồng thời kết hợp với phát triển CN theo xu hướng lồng ghép tập trung hướng ngoại nhưng có sự kết hợp thích đáng hướng nội. Tập trung phát triển các ngành CN phụ trợ, các ngành CN kỹ thuật cao và hỗ trợ các ngành này đủ sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Bên cạnh đó, lãnh đạo đặc khu Thâm Quyến đã liên kết với 28 tỉnh, thành phố trong nước; thực hiện triệt để cơ chế kinh tế thị trường có sự chỉ đạo của Nhà nước, đề ra chiến lược xây dựng loại hình thành phố “hiện đại hoá, có tính quốc tế, đa chức năng”.

Với các hoạt động phát triển CN nêu trên nên chỉ sau 15 năm xây dựng, Thâm Quyến đã trở thành khu CN phát triển với hơn 30 ngành kỹ thuật cao, sản xuất trên 1.000 mặt hàng trong đó hơn 800 mặt hàng có sức cạnh tranh

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

trên thị trường thế giới. Tổng giá trị CN của đặc khu này đã tăng 193 lần (từ 60 triệu NDT lên tới 11.650 triệu NDT) kim ngạch xuất khẩu tăng 232 lần (từ 9 triệu NDT lên 2.170 triệu NDT).

Năm 2001, lực lượng lao động đạt 3,3 triệu người. GDP đạt 492,69 tỷ NDT năm 2005, tăng 15% so với 2004, GDP thời kỳ 2001-2005 tăng 16,3%/năm. GDP xếp thứ 4 trong các thành phố của Trung Quốc. Kim ngạch xuất nhập khẩu xếp thứ nhất trong chín năm liên tục vừa qua, xếp thứ 2 về sản lượng CN, thu ngân sách xếp thứ 3 trong 5 năm liên tục, xếp thứ 3 về sử dụng vốn đầu tư nước ngoài. Thâm Quyến là một trung tâm chế tạo lớn của Trung Quốc. "Mỗi ngày một cao ốc, 3 ngày một đại lộ" là khẩu hiệu nổi tiếng của Thâm Quyến cuối thập kỷ 90.

Thành công của khu vực Thâm Quyến là thành công chung của chính sách phát triển kinh tế địa phương thông qua các chính sách đặc khu kinh tế và khu kinh tế mở của nhà nước trung ương Trung Quốc. Sự thành công này là do Trung Quốc đã lựa chọn được địa điểm thích hợp và đưa ra chính sách ưu tiên, thích hợp nhất là chính sách thuế cho từng khu vực đó. Việc thực hiện chiến lược này, Trung Quốc đã tiến hành từ điểm sang tuyến và từ tuyến sang diện. Tuy nhiên, cũng có ý kiến phê phán chính sách này và cho rằng: chính sách thuế khác biệt giữa các vùng đã gây ra sự sai lệch trong tín hiệu giá cả là nguyên nhân thu hút phần lớn các nguồn vốn đầu tư từ các vùng khác về các đặc khu. Điều này làm cho các vùng sâu, vùng xa trong nội địa nghèo đi, làm gia tăng nạn thất nghiệp, nạn di dân tự do và chảy máu chất xám ở các vùng nội địa. Sự phát triển nhanh chóng của các vùng đặc khu và kinh tế mở đã làm cho gia tăng nhanh chóng khoảng cách giàu và nghèo giữa các vùng và khu vực trên phạm vi cả nước.

1.7.1.2. Kinh nghiệm phát triển công nghiệp của Thái Lan

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

dụng ở Việt Nam” Nguyễn Minh Tú (2007) đã nêu rõ:

Thái Lan phát triển mô hình khu công nghiệp (KCN), khu chế xuất (KCX) từ năm 1970. Mô hình KCN, KCX của Thái Lan là mô hình KCN tập trung tổng hợp, bao gồm KCN, KCX và các khu dịch vụ.

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp tỉnh Phú Thọ luận án thạc sĩ (Trang 26 - 135)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)