Những nguyên nhân của tồn tại

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp tỉnh Phú Thọ luận án thạc sĩ (Trang 99 - 135)

5. Kết cấu của luận văn

3.3.4. Những nguyên nhân của tồn tại

- Do cơ chế chính sách của tỉnh chưa huy động được tối đa các nguồn lực cho đầu tư phát triển công nghiệp. Nhất là chưa thu hút được nhiều nhà đầu tư có khả năng về vốn, công nghệ, thị trường, kinh nghiệm quản lý đến Phú Thọ đầu tư.

- Do nguồn lực của tỉnh đầu tư cho cơ sở hạ tầng còn hạn chế (giao thông, điện, nước,...); chất lượng công trình giao thông còn thấp, chưa đồng bộ chưa đáp ứng được tốc độ lưu thông cao và phương tiện vận tải lớn làm tằng chi phí của các doanh nghiệp đầu tư vào tỉnh.

- Việc xây dựng quy hoạch các vùng nguyên liệu tập trung chưa đáp ứng được sản xuất chế biến.

- Do có nhiều biến động của thị trường trong nước và thế giới: Giá cả vật tư hàng hoá tăng cao, ảnh hưởng của thiên tai và dịch bệnh là nguyên nhân khách quan nhưng đã ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả phát triển công nghiệp.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 4

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỈNH PHÚ THỌ 4.1. Các quan điểm, căn cứ phát triển công nghiệp tỉnh Phú Thọ

4.1.1. Các quan điểm phát triển công nghiệp tỉnh Phú Thọ

- Phát triển CN phù hợp với mục tiêu chung về phát triển KT-XH của tỉnh Phú Thọ; Phát triển công nghiệp với quy mô và cơ cấu hợp lý, phù hợp với phát triển các ngành nông nghiệp, dịch vụ - thương mại và phù hợp với phát triển về văn hóa xã hội.

- Huy động nguồn lực trong và ngoài nước trong phát triển CN của tỉnh Phú Thọ; Tập trung phát triển công nghiệp với tốc độ cao, tạo tiềm lực tăng nhanh quy mô giá trị sản xuất công nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá để đưa Phú Thọ cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2020.

- Phát huy lợi thế so sánh đặc thù của tỉnh Phú Thọ trong phát triển công nghiệp; Phát huy vai trò các ngành công nghiệp truyền thống có thế mạnh, đồng thời khai thác các tiềm năng lợi thế của tỉnh để phát triển các ngành, sản phẩm công nghiệp mới, chế biến sâu có giá trị gia tăng lớn.

- Phát triển công nghiệp tỉnh Phú Thọ trong mối liên kết phát triển công nghiệp toàn vùng; Quy hoạch phát triển công nghiệp phải phù hợp với Quy hoạch phát triển công nghiệp của cả nước, của vùng Trung du miền núi Bắc Bộ.

- Phát triển công nghiệp tỉnh Phú Thọ một cách bền vững; Phát triển công nghiệp chú trọng bảo vệ môi trường sinh thái, gắn với đảm bảo quốc phòng, an ninh quốc gia và giải quyết các vấn đề xã hội.

4.1.2. Căn cứ phát triển công nghiệp tỉnh Phú Thọ

Những dự báo và tính toán các cân đối lớn trong phát triển công nghiệp tỉnh Phú Thọ dựa vào các căn cứ chủ yếu sau:

- Khả năng khai thác tốt hơn các nguồn lực, đặc biệt là các nguồn lực trong tỉnh để phát triển, như khai thác nguồn vốn từ doanh nghiệp; từ lao

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

động (cơ cấu lại nguồn lao động, trình độ tay nghề, phân bố lại lao động, dân cư); từ nguồn đầu tư vật chất, trí tuệ và tinh thần; từ kết quả sản xuất các ngành đã tạo được; từ khả năng khai thác nguồn tài nguyên và lợi thế của tỉnh để phát triển công nghiệp tỉnh Phú Thọ.

- Căn cứ vào kế hoạch phát triển công nghiệp đến năm 2020 và nhiệm vụ mà Đảng ta đã xác định. Các dự án, đề án, chương trình của ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Căn cứ vào khả năng vốn, đầu tư vốn của trung ương, tỉnh, vốn tự có và mức huy động vốn vào phát triển công nghiệp.

- Căn cứ vào khả năng phát triển khoa học và công nghệ, khả năng đưa các tiến bộ công nghệ vào sản xuất công nghiệp.

- Khả năng phát triển ngành, lĩnh vực, khả năng phát triển các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp chế biến, ...

- Ảnh hưởng của các trung tâm công nghiệp, thương mại, dịch vụ của tỉnh Phú Thọ.

- Dự báo thị trường tiêu thụ sản phẩm trong nước và nước ngoài, trong vùng, đặc biệt là thị trường của tỉnh Phú Thọ trong những năm tới.

4.2. Định hƣớng, mục tiêu phát triển công nghiệp tỉnh Phú Thọ

4.2.1. Định hướng chung

Công nghiệp có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, cần phát triển công nghiệp theo phương châm nội lực là chính, coi trọng và nâng cao hiệu quả của hợp tác quốc tế, hợp tác liên tỉnh, liên vùng và liên ngành.

Định hướng chung lâu dài cho sự phát triển công nghiệp của tỉnh là phát triển công nghiệp nhanh, hiệu quả và bền vững; tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện công bằng xã hội; nâng cao đời sống, văn hoá, xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa, công bằng và dân chủ; môi trường được cải thiện và bảo vệ.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

4.2.2. Mục tiêu phát triển công nghiệp tỉnh Phú Thọ

4.2.2.1. Mục tiêu tổng quát

Phấn đấu đến năm 2020, đạt tiêu chí của tỉnh công nghiệp. Tập trung đầu tư đồng bộ hạ tầng các khu, cụm công nghiệp, tạo các điều kiện cần thiết và thuận lợi thu hút đầu tư và phát triển công nghiệp. Mở rộng và phát triển các cơ sở công nghiệp hiện có, tăng cường thu hút đầu tư vào phát triển các ngành nghề mới và công nghệ cao như: Công nghiệp điện tử - bán dẫn và công nghệ thông tin; công nghiệp hóa dược và tân dược; chế biến sâu về khoáng sản, nông lâm sản; vật liệu mới, công nghệ sinh học và công nghiệp hỗ trợ. Đổi mới công nghệ các cơ sở công nghiệp hiện có nhằm nâng cao năng suất lao động và tạo ra các sản phẩm theo hướng có hàm lượng công nghệ cao. Sắp xếp và tổ chức lại sản xuất các doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường theo hướng xử lý triệt để các vấn đề môi trường, đảm bảo phát triển sản xuất ổn định, bền vững và thân thiện với môi trường.

4.2.2.1. Mục tiêu cụ thể

Trên cơ sở khai thác mọi nguồn lực, mọi cơ hội và lợi thế, phấn đấu đẩy nhanh tốc độ phát triển công nghiệp của tỉnh với các mục tiêu đến năm 2020 là:

- Đạt mức tăng trưởng công nghiệp toàn tỉnh bình quân 13,2 %/năm. - Giá trị gia tăng ngành công nghiệp của tỉnh gấp 3,7 lần so với năm 2010. - Tỷ trọng ngành công nghiệp (không tính xây dựng) trong cơ cấu kinh tế đạt khoảng 41%.

- Tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng đạt khoảng 51%.

4.3. Giải pháp phát triển công nghiệp tỉnh Phú Thọ

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Với quan điểm, định hướng như trên, sau khi phân tích các quan hệ kinh tế trong tỉnh, trong giai đoạn 2010-2012 quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Phú Thọ cần tiến hành cụ thể như sau:

* Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Phú Thọ đến năm 2020 cần tập trung phát triển các ngành công nghiệp theo thứ tự ưu tiên như sau:

- Ưu tiên 1: Công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm và đồ uống - Ưu tiên 2: Công nghiệp sản xuất VLXD.

- Ưu tiên 3: Công nghiệp cơ khí, điện tử. - Ưu tiên 4: Công nghiệp dệt may, da giầy.

- Ưu tiên 5: Công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản. - Ưu tiên 6: Công nghiệp hoá chất, phân bón.

* Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Phú Thọ đến năm 2020 cần

dựa trên các căn cứ là:

- Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XVII.

- Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ đến năm 2020. - Quy hoạch phát triển nông nghiệp.

- Quy hoạch thương mại đến năm 2020.

- Quy hoạch giao thông, đô thị và các quy hoạch chuyên ngành khác của tỉnh Phú Thọ đã được phê duyệt.

- Quy hoạch phát trển kinh tế - xã hội các huyện, thành, thị trong tỉnh đã được phê duyệt.

- Quy hoạch tổng thể phát triển các ngành công nghiệp Việt Nam theo các vùng lãnh thổ đến năm 2020.

Bảng 4.1. Dự kiến phát triển các ngành công nghiệp tỉnh Phú Thọ

Các phân ngành công nghiệp

Năm 2015 Năm 2020 Nhịp độ tăng trƣởng BQ GTSXCN (%/năm) Số lƣợng (tỷ đồng) Cơ cấu (%) Số lƣợng (tỷ đồng) Cơ cấu (%) BQ 2013 - 2015 BQ 2015 - 2020 Tổng 11.413 100 50.347,7 100 26,491 116,00 Khai thác 463,4 4,06 1.239,253 2,41 15,749 21,742 CN CB NLSTP 4.783,634 41,86 23.139,574 45,00 29,615 37,063

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

CN Dệt may, Da giày 1.598,467 13,99 7.250,400 14,10 26,160 35,311 CN cơ khí, điện tử 766,24 6,71 3.599,489 7,00 26,491 36,262 CN Hóa chất, phân bón 2.417,6 21,16 9.770,042 19,00 24,097 32,222 CN sản xuất VLXD 1.187,256 10,39 6.170,553 12,00 29,615 39,045 SX&PP điện, nước.. 188,954 1,65 200,543 0,39 4,060 1,198 CN khác (in, tái chế...) 21,4 0,19 51,421 0,10 22,332 19,164

4.3.2. Giải pháp phát triển khu, cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề tỉnh Phú Thọ làng nghề tỉnh Phú Thọ

-Đây là giải pháp trước mắt cần phải làm ngay; việc phát triển các khu, cụm công nghiệp rõ ràng đang đặt ra yêu cầu cần điều chỉnh, hoạch định mang tính chiến lược. Không nên phê duyệt, quy hoạch nhiều khu, cụm công nghiệp, nhưng lại thiếu vốn để xây dựng hạ tầng, vì như vậy sẽ làm các nhà đầu tư e ngại về môi trường đầu tư của tỉnh. Những lợi thế về giá thuê đất, tài nguyên, lao động... mà tỉnh Phú Thọ coi là cơ sở để phát triển các khu, cụm công nghiệp sẽ không phát huy tác dụng, không thể bù đắp được những hạn chế khác. Do đó, giải pháp được coi là hợp lý nhất để thu hút đầu tư đặc biệt với những dự án có quy mô đầu tư lớn đó là; Tập trung củng cố, nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng, dịch vụ và môi trường đầu tư các khu, cụm công nghiệp hiện có để thu hút các nhà đầu tư trong và nước ngoài, thay vì thành lập mới các khu, cụm công nghiệp. Ðồng thời, tiếp tục giải quyết linh hoạt và kịp thời chính sách ưu đãi thu hút đầu tư và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động các khu, cụm công nghiệp. Một trong những giải pháp quan trọng khác là cần điều chỉnh lại quy hoạch khu, cụm công nghiệp theo hướng: lâu dài, ổn định, tránh tình trạng làm theo phong trào, hình thức, thiếu tính chiến lược. Theo đó, việc quy hoạch khu cụm công nghiệp phải được gắn kết chặt chẽ với lợi thế cạnh tranh từng địa phương và theo hướng chuyển đổi cơ cấu kinh tế để hình thành những đô thị mới, những đô thị vệ tinh phục vụ cho phát triển các khu, cụm công nghiệp của tỉnh. rà soát tất cả các dự án phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đã chấp thuận đầu tư để tập trung

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện thúc đẩy tiến độ thực hiện, đồng thời kiên quyết thu hồi những dự án chậm triển khai mà không có lý do chính đáng. Đẩy mạnh xúc tiến đầu tư để thu hút những dự án mới theo tinh thần ưu tiên những nhà đầu tư có năng lực mạnh, suất đầu tư cao, công nghệ tiên tiến, tạo được nhiều việc làm. Tiếp tục khuyến khích các doanh nghiệp đổi mới thiết bị công nghệ, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của sản phẩm. Ngoài các sản phẩm hiện có, cần chú ý khuyến khích đẩy mạnh công nghiệp chế biến nông - lâm - hải sản lợi thế.

Bảng 4.2. Dự kiến các khu công nghiệp tỉnh Phú Thọ

TT Hạng mục Quy mô (ha) % lấp đầy

2013-2015 2016-2020

I Hiện có

1 KCN Thụy Vân 306 100 100

2 KCN Trung Hà 400 80 100

3 KCN Phù Ninh 300 75 100

II Đang quy hoạch

1 KCN Phú Hà 400 50 100 2 KCN Hạ Hòa 400 20 50 3 KCN Cẩm Khê 450 30 100 4 KCNTam Nông 400 60 100 5 KCN Lâm Thao 400 70 100 6 KCN Thanh Thủy 250 30 100

Bên cạnh đó, tỉnh cần ưu tiên nguồn kinh phí đẩy nhanh tiến độ đầu tư hạ tầng khu, CCN, tập trung ưu tiên đầu tư những khu, CCN có khả năng lấp đầy nhanh, tận dụng được thế mạnh của địa phương, những khu, CCN nhằm di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm đang nằm trong khu dân cư; chú trọng đầu tư xử lý môi trường đạt tiêu chuẩn, đặc biệt là hệ thống xử lý nước thải

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

tập trung; Xử lý dứt điểm các khu, CCN hình thành trước khi Quy chế quản lý khu, CCN có hiệu lực. Quy hoạch, bổ sung quy hoạch khu, CCN phải phù hợp điều kiện thực tế của địa phương; khi thành lập khu, CCN phải xem xét, tính toán kỹ nhu cầu thực tế, năng lực của chủ đầu tư kinh doanh hạ tầng khu, CCN, khả năng nguồn vốn và hiệu quả đầu tư. Đồng thời, khẩn trương ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ, thu hút các doanh nghiệp đầu tư kinh doanh hạ tầng khu, CCN. huy động các nguồn vốn để đầu tư kết cấu hạ tầng, coi đó là khâu đột phá để phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp. Trước mắt, tập trung vào lĩnh vực giao thông. Hàng năm, ưu tiên bố trí ngân sách địa phương từ 5 - 10% trên tổng vốn

đầu tư các công trình hạ tầng ngoài hàng rào các khu, CCN. Hoàn thành việc xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghiệp.

Bảng 4.3. Dự kiến các giai đoạn phát triển khu, cụm CN tỉnh Phú Thọ

TT Giai đoạn DT năm cuối (ha) DT tăng, (ha) Đầu tƣ hạ tầng, (tỷ đồng) Thu hút (DA) Thu hút vốn đầu tƣ (tỷ đồng) Lao động (1.000) 1 2013 - 2015 3596 1150 1278 250 16.500 40 2 2016 - 2020 4752 1.156 1522 200 13.000 35 Tổng 1151.156 2800 450 29.500 70

Hết sức chú trọng bảo vệ môi trường trong phát triển công nghiệp. Thu hút đầu tư mới phải chọn dự án sạch, thân thiện với môi trường. Tiếp tục di dời các cơ sở sản xuất công nghiệp đang nằm trong các khu dân cư nội ô vào các khu, cụm công nghiệp tập

, chậm nhất đến năm 2012 phải kết thúc, đồng thời khuyến khích việc đầu tư, nghiên cứu sản xuất các sản phẩm cao cấp, giá trị cao từ nguyên liệu sét. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát và xử lý nghiêm các dự án gây ô nhiễm môi trường. Kiên

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

quyết thực hiện các quy định của Chính phủ để lập lại trật tự trên lĩnh vực công nghiệp khai khoáng.

Phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệ, làng có nghề và làng nghề truyền thống, trên cơ sở kêu gọi các nhà đầu tư có tâm huyết, có năng lực đầu tư vào các làng nghề truyền thống, mở rộng quy mô, khôi phục làng nghề, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động. Khuyến khích sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ và hàng lưu niệm phục vụ du lịch và xuất khẩu, góp phần thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Hỗ trợ và tạo điều kiện cho một số làng nghề truyền thống đi vào hoạt động có hiệu quả.

Bảng 4.4. Dự kiến các CCN - TTCN tỉnh Phú Thọ TT Hạng mục Quy mô (ha) % lấp đầy 2013-2015 2016-2020 1 CCN-TTCN thị trấn Sông Thao 45-100 100 100 2 CCN Bạch Hạc 300 3 CCN Phượng Lâu 2 25 100 100 4 CCN Phú Gia 50 40 100 5 CCN-TTCN Thanh Vinh 20 100 100 6 CCN thị trấn Lâm Thao 100 40 100 7 CCN-TTCN Sóc Đăng 100 40 100 8 CCN Ngọc Quan 88 40 100 9 CCN Nam Thanh Ba 60 40 100 10 CCN thị trấn Thanh Ba 20 40 100

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp tỉnh Phú Thọ luận án thạc sĩ (Trang 99 - 135)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)