5. Kết cấu của luận văn
4.3.3. Giải pháp về phát triển thị trường và phát triển vùng nguyên liệu để
phát triển công nghiệp tỉnh Phú Thọ
* Về thị trường:
Đẩy mạnh phát triển sản xuất hàng hoá: Đây là biện pháp rất cơ bản để thúc đẩy phát triển thị trường. Phải đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu sản xuất hàng hoá theo hướng tập trung chuyên môn hoá cao vào các ngành có lợi thế so sánh. Nghiên cứu lựa chọn sản phẩm có lợi thế so sánh của tỉnh, của từng địa phương và từng ngành để xây dựng chiến lược phát triển. Bố trí nghiên cứu các thông tin về thị trường đầu ra, khả năng cạnh tranh. Tránh tình trạng làm phong trào, tràn lan như thời gian qua.
Tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng vật chất, pháp lý và tri thức khoa học công nghệ cho thương mại, dịch vụ. Đây là nền tảng để phát triển thị trường cả trong nước và quốc tế. Ưu tiên đầu tư hệ thống giao thông vận tải, thông tin liên lạc và xây dựng chợ, trung tâm thương mại. Bảo đảm cơ sở hạ tầng tốt cho lưu thông hàng hoá thông suốt, thuận lợi và nhanh chóng. Chính điều này sẽ góp phần chuyển biến cơ cấu sản xuất hàng hoá theo hướng năng động, hiệu quả. Để phát triển kết cấu hạ tầng phải có chính sách hợp lý để thu hút đầu tư cả trong nước và ngoài nước.
Nâng cao chất lượng công tác thông tin, dự báo thị trường và các hoạt động xúc tiến thương mại. Cần xác định rõ phạm vi trách nhiệm và phối hợp
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
giữa cơ quan nhà nước cấp tỉnh với các doanh nghiệp, nhà kinh doanh trong công tác thị trường (cả thị trường trong nước và thị trường quốc tế). Cần đầu tư nâng cao chất lượng dự báo thị trường và phát triển thương mại, đặc biệt là vấn đề dự báo dài hạn và hàng năm để giúp các doanh nghiệp định hướng kinh doanh và cảnh bảo thị trường.
Hoàn chỉnh cơ sở pháp lý cho tự do hoá kinh doanh, tự do hoá thương mại. Triệt để tuân thủ nguyên tắc thương nhân được kinh doanh những thứ mà luật pháp cho phép và luật pháp không cấm. Thường xuyên rà soát hệ thống quy định hiện hành để bảo đảm tính hệ thống và môi trường thông thoáng cho các chủ thể kinh doanh. Đồng thời phải nghiêm trị các hành vi vi phạm luật thương mại nhất là buôn lậu, hàng rởm và hàng giả.
Tổ chức hệ thống kinh doanh thương mại hợp lý trên cơ sở đa thành phần kinh tế và tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng. Phối hợp chặt chẽ giữa sản xuất với lưu thông. Chủ động điều tiết khối lượng cung cho phù hợp với cầu thị trường. Hướng tới sản xuất và bán hàng theo yêu cầu thị trường.
Nâng cao hiệu lực và hiệu quả của hệ thống quản lý Nhà nước cấp tỉnh đối với thị trường và thương mại. Đẩy mạnh cải cách hành chính. Coi trọng khâu đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài trong kinh doanh và quản lý thị trường, thương mại. Nâng hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước đối với thương mại, dịch vụ.
Phải coi trọng và đáp ứng tốt thị trường nội tỉnh. Để làm tốt giải pháp này cần có chính sách hỗ trợ thị trường nông thôn, thị trường này còn chưa được khai thác nhiều do sức mua còn hạn chế. Phấn đấu tăng tổng mức bán lẻ trên thị trường nội địa của tỉnh lên bình quân 23 - 25,5%/năm;
- Nâng cao khả năng tiếp thị của các doanh nghiệp hiện có;
- Tăng cường việc phổ biến và ứng dụng công nghệ thông tin trong việc tìm kiếm thị trường cũng như giới thiệu sản phẩm trên mạng. Để làm tốt công
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
tác tiếp thị, tìm kiếm thị trường, tỉnh cần thành lập trung tâm hỗ trợ và xúc tiến thương mại cho các doanh nghiệp, thay vì để các doanh nghiệp của tỉnh phải tự tìm kiếm bạn hàng;
- Tăng cường việc tham gia các hội chợ chuyên ngành được tổ chức trong nước cũng như ở nước ngoài để tìm kiếm thị trường mới cũng như nắm bắt kịp thời xu thế tiêu dùng đối với các loại sản phẩm chủ yếu và có thế mạnh của tỉnh như: chế biến nông, lâm sản thực phẩm, sản xuất vật liệu xây dựng, hóa chất .v.v…
* Về vùng nguyên liệu:
Cần có quy hoạch các vùng nguyên liệu gắn với các nhà máy chế biến. Tạo mối liên hệ giữa nông dân và công nhân nhà máy, giữa trồng trọt và chế biến trong các tổ chức hợp tác nhằm điều hòa lợi ích hợp lý giữa các phía. Khuyến khích người sản xuất nguyên liệu góp vốn (hoặc đóng cổ phần) với nhà máy. Từ đó tạo được vùng nguyên liệu ổn định vững chắc đảm bảo cho Nhà máy hoạt động hết công suất và có hiệu quả.
Hướng dẫn nông dân trong việc chọn giống, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật thâm canh, chăm sóc cây trồng, vật nuôi, kỹ thuật thu hái và sơ chế, bảo quản, vận chuyển sau thu hoạch để nâng cao chất lượng nguyên liệu và hiệu quả sản xuất.