5. Kết cấu của luận văn
3.2.4. Năng lực cạnh tranh các sản phẩm công nghiệp của tỉnh Phú Thọ
Nhìn nhận theo chi phí (thấp) mới chỉ là sự khởi đầu tạo khả năng cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp. Sự phát triển kinh doanh năng động là việc chuyển từ lợi thế so sánh về chi phí đến khả năng cạnh tranh về chất. Đó chính là các kỹ năng tổ chức, quản lý của nhà kinh doanh trong toàn bộ các hoạt động cơ bản của chu trình sản xuất kinh doanh: từ tiền sản xuất (chẳng hạn như xác định và thiết kế sản phẩm, mua công nghệ và đầu vào, quản lý nguyên vật liệu và dự trữ), đến bản thân quá trình sản xuất (sử dụng lao động, nâng cao kỹ năng lao động và bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng) và sau sản xuất (bao gói, nhãn, giao nhận kịp thời có chất lượng, liên kết thương mại qua liên doanh, bạn đồng hành chiến lược, hợp đồng, marketing, dịch vụ sau bán hàng, và tiếp cận thị trường nước ngoài). Hơn nữa, khả năng cạnh tranh là một khái
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
niệm động. Hiện nay phương pháp phân tích theo lợi thế so sánh tĩnh cũng đã được bổ sung bằng cách tiếp cận đối với khả năng cạnh tranh động tính đầy đủ hơn đến sự thay đổi môi trường đầu tư kinh doanh, các đối thủ cạnh tranh, và sự khác biệt về sản phẩm cùng loại
Chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của các sản phẩm ngành công nghiệp tỉnh Phú Thọ hiện nay vẫn còn thấp. Điều này được thể hiện rõ tốc độ tăng của giá trị sản xuất cao hơn rất nhiều so với tốc độ tăng của giá trị tăng thêm trong ngành. Năng lực cạnh tranh của các sản phẩm công nghiệp còn thể hiện qua tỷ lệ xuất khẩu ra khỏi vùng so với giá trị sản xuất của ngành công nghiệp trong thời gian qua.