III. Bài mới
Bài tập 1: Lập bảng thống kê các cuộc nổi dậy của nhân dân chống lại nhà Nguyễn
(đầu TK XIX)
Thời gian hoạt động Người lãnh đạo Lực lượng tham gia Kết quả
1821-1827 Phan Bá Vành Nông dân Bị đàn áp
1833-1835 Nông Văn Vân Dân tộc ít người Bị dập tắt
1833-1835 Lê Văn Khôi Nông dân Bị đàn áp
1854-1856 Cao Bá Quát Nông dân + nho sĩ Bị dập tắt
Bài tập 2:
- Giáo viên treo bảng phụ có vẽ lược đồ (Hình 65) câm, những nơi bùng nổ cuộc nổi dậy của nhân dân chống vương triều Nguyễn nửa đầu thế kỉ XIX.
- Yêu cầu hs lên bảng điền theo số thứ tự từ 1 7 tên các thủ lĩnh của các cuộc nổi dậy và địa danh của các cuộc nổi dậy đó vào lược đồ.
1. Khởi nghĩa Phan Bá Vành - Nam Định 2. Khởi nghĩa Nông Văn Vân - Cao Bằng. 3. Khởi nghĩa Cao Bá Quát - Sơn Tây 4. Khởi nghĩa Lê Duy Hưng - Ninh Bình. 5. Khởi nghĩa Lê Văn Khôi - Gia Định.
6. Khởi nghĩa nông dân Đá Vách - Quảng Ngãi 7. Khởi nghĩa nông dân An Giang - An Giang
Bài tập 3: Đánh dấu (x) vào ô trống có các câu trả lời em cho là đúng về những thành tựu nghệ thuật mới của nước ta cuối thế kỉ XVIII nửa đầu thế kỉ XIX.
Tuồng chèo, dân ca Tranh dân gia
Chùa Tây Phương và tượng 18 vị La Hán
Bài tập 4: Lập bảng niên biểu về hoạt động chính của nghĩa quân Tây Sơn từ năm
1771 đến năm 1789
Thời gian Hoạt động chính
IV. Củng cố bài:
Giáo viên cho hs làm thêm các bài tập tronấích bài tập LS 7
V. Hướng dẫn học tập:
- Ôn tập kiến thức lịch sử đã học trong chương trình lớp 7. - Chuẩn bị cho bài tổng kết.
Ngày soạn:…………. Ngày giảng:…………
Tiết 65
BÀI 30. TỔNG KẾTA.Mục tiêu bài học A.Mục tiêu bài học
1. Kiến thức: Giúp học sinh củng cố kiến thức đã học về lịch sử thế giới trung đại và
lịch sử Việt Nam từ TK X - TK XIX.
2. Tư tưởng:
Giáo dục học sinh ý thức trân trọng những thành tựu mà nhân loại đã đạt được trong thời trung đại, niềm tự hào và tự cường dân tộc, lòng yêu nước, yêu quê hương.
3. Kỹ năng: Rèn kĩ năng phân tích, so sánh, đánh giá, tổng hợp kiến thức
A. Phương tiện dạy học
Hệ thống các mốc lịch sử quan trọng, câu hỏi ôn tập
B. Tiến trình dạy - học
I. Tổ chức lớp