Các chiến lược tăng trưởng bằng cách đa dạng hóa Chiến lược đa dạng hóa đồng tâm

Một phần của tài liệu chiến lược phát triển công ty tnhh xây dựng thịnh an giai đoạn 2011 – 2015 (Trang 28 - 30)

6. Chiến lược cấp công ty

6.1.4.Các chiến lược tăng trưởng bằng cách đa dạng hóa Chiến lược đa dạng hóa đồng tâm

Chiến lược đa dạng hóa đồng tâm

Tìm cách tăng trưởng bằng cách hướng tới các thì trường mới với các sản phẩm (dịch vụ) mới nhưng có liên hệ với nhau về công nghệ (sản phẩm) và marketing (thị trường).

Đa dạng hóa đồng tâm diễn ra khi thu nhận một cơ sở khi doanh bên ngoài có liên quan đến những năng lực cốt lõi của nó. Năng lực cốt lõi là những sức mạnh tài nguyên chính (con người, tổ chức, vật chất - hiện thời hay tiềm năng) của một doanh nghiệp, ngoài ra còn có thể bao gồm sự xuất sắc trong hoạt động, kỹ thuật siêu đẳng, nghiên cứu và phát triển vượt trội, marketing hiệu quả. Giữa doanh nghiệp và cơ sở mới thu nhận có thể chuyển giao hay chia sẻ các năng lực cốt lõi tương đồng hay bổ trợ các năng lực cốt lõi. Chiến lược này nhằm đạt được sức mạnh tổng hợp và gia tăng sức mạnh các năng lực cốt lõi của doanh nghiệp.

Mục tiêu: nhằm đạt được sức mạnh tổng hợp và gia tăng sức mạnh (giá trị) các năng lực cốt lõi của doanh nghiệp; tiết kiệm và đổi mới theo chiều ngang.

Điều kiện: khi công ty ở trong ngành chậm tăng trưởng hay không tăng trưởng; khi việc thêm vào những sản phẩm mới làm tăng rõ rệt doanh số sản phẩm hiện tại; khi những sản phẩm này có doanh số theo thời vụ có thể làm cân bằng

những đỉnh cao nhất và thấp nhất về doanh số; khi các sản phẩm của công ty đang ở cuối của vòng đời sản phẩm; khi công ty có đội ngũ quản lý mạnh.

Những điểm không thuận lợi khi theo chiến lược này: gia tăng chi phí quản lý hành chính; tốn nhiều chi phí hơn để phối hợp hoạt động giữa các đơn vị.

Chiến lược đa dạng hóa ngang

Chiến lược này tìm cách tăng trưởng bằng cách hướng vào thì trường hiện đang tiêu thụ với những sản phẩm (dịch vụ) mới không liên hệ gì với nhau về công nghệ với sản phẩm hiện đại. Được làm vỡ lớ do đầu tư tài chính.

Điều kiện: doanh thu của các sản phẩm hiện tại tăng lên khi cú cỏc sản phẩm (dịch vụ) mới khi cạnh tranh gay gắt, ngành không tăng trưởng; sử dụng được kênh phân phối cho sản phẩm mới.

Chiến lược đa dạng hóa tổ hợp

Chiến lược này tìm cách tăng trưởng bằng cách hướng vào thị trường mới với những sản phẩm (dịch vụ) mới về công nghệ, ngành.

Điều kiện sử dụng chiến lược này: khi ngành có doanh số và lợi nhuận hàng năm giảm sút; khắc phục tính thời vụ; phân tán tốt nhất rủi ro; chọn các sản phẩm (dịch vụ) mà chu kỳ kinh tế ngược lại với chu kỳ của các sản phẩm (dịch vụ) hiện tại; khi có sẵn nguồn tài chính và tài năng quản lý để cạnh tranh trong ngành kinh doanh mới; khi có cơ hội mua một cơ sở kinh doanh tốt như một cơ hội đầu tư và tạo ra sự cộng hưởng tài chính giữa công ty mua và bị mua – căn cứ vào lợi nhuận / vốn đầu tư; khi thị trường của những sản phẩm hiện tại bị bão hòa; khi hành động chống độc quyền có thể bị xem như chống lại công ty; về quản lý: giao quyền tối đa cho các trưởng đơn vị kinh doanh; giữ lại các nhà quản lý giỏi; giữ chi phí quản lý và nhân viên tối thiểu.

Chiến lược đa dạng hóa cũng có thể diễn ra như: cơ cấu kinh doanh (Portfoliotrategy); tái cấu trúc (Restructuring); chuyển giao kỹ năng (Transfering skills); chia sẻ chức năng (sharing functions) hoặc đa dạng hóa sang lĩnh vực khác.

Một phần của tài liệu chiến lược phát triển công ty tnhh xây dựng thịnh an giai đoạn 2011 – 2015 (Trang 28 - 30)