8. Chiến lược cấp bộ phận chức năng
8.4. Chiến lược sản xuất (dịch vụ) / hoạt động
Chiến lược sản xuất (dịch vụ) / hoạt động thay đổi tùy theo chiến lược chung mà doanh nghiệp áp dụng. Các quyết định có tính chiến lược trong lĩnh vực này bao gồm :
Ảnh hưởng của chiến lược cạnh tranh đến chiến lược vận hành
Chiến lược cạnh tranh Chiến lược vận hành Chú trọng thực hiện chi phí
thấp
-Chú trọng đến việc điều hành và tiết giảm chi phí. -Chú trọng đến quá trình sản xuất.
-Chú trọng đến thực hiện tồn kho tối ưu. Sản phẩm được tiêu chuẩn hóa ở mức độ cao. Chú trọng thực hiện khác
biệt hóa
-Chú trọng đến điểm độc đáo, giá trị vượt trội của sản phẩm hoặc dịch vụ.
-Chú trọng đến sản phẩm.
-Sản phẩm cuối cùng có nhiều chủng loại, kiểu dáng. Nguồn: Wheelen – Hunger, Strategic Manegerment and Business Policy, 1994.
Vị trí đặt nhà máy: gần thị trường hoặc gần nguồn nguyên liệu tùy sản phẩm và các yếu tố kinh tế - xã hội, tự nhiờn khác.
Công suất: hoạch định công suất, xác định nhu cầu.
Quy trình: lựa chọn công nghệ; sắp xếp, định vị các thiết bị, phân tích vận chuyển.
Chất lượng: kiểm tra chất lượng, đảm bảo chất lượng và kiểm soát chi phí. Thực hiện quản trị chất lượng hay quản trị chất lượng đồng bộ (TQM).
Mua hàng: đánh giá, lựa chọn các nhà phân phối, thỏa thuận điều kiện. Hàng tồn.
Lịch trình sản xuất.
Các đơn vị kinh doanh nhỏ cạnh tranh bằng chiến lược chi phí đặc biệt
thấp thường chú trọng đầu tư ban đầu thấp vào nhà xưởng, trang thiết bị công nghệ hiện đại và các điểm bán hàng nhằm duy trì định phí thấp, và cố gắng giữ cho biến phí càng thấp càng tốt.
Cải tiến chất lượng
Giảm chi phí nhờ giảm bớt phải làm lại, ít sai sót, ít trễ nải, hỏng hóc, sử dụng giờ máy và vật tư tốt hơn Cải thiện năng suất Giữ thị trường nhờ chất lượng tốt hơn Trụ lại trong ngành Tạo thêm công việc làm Cũn các doanh nghiệp nhỏ cạnh tranh bằng chiến lược khác biệt húa thỡ chú trọng đạt được chất lượng đặc biệt và theo thời gian việc tiết kiệm chi phí và cải thiện chất lượng dần dần tiến triển.
Các đơn vị kinh doanh lớn có thể tận dụng ưu thế của một yếu tố gắn liền
với quy mô lớn của họ, như đường cong kinh nghiệm dựa trên ba biến số cơ bản: việc học hỏi, lợi thế kinh tế theo quy mô và khả năng thay thế giữa vốn và lao động để giảm chi phí và tăng hiệu quả.
Các đơn vị kinh doanh lớn áp dụng chiến lược khác biệt hóa chi phí thấp chú trọng cả chi phi thấp và sản phẩm chất lượng cao.
Bất kể áp dụng chiến lược nào, các doanh nghiệp lớn sử dụng đường cong kinh nghiệm phải chấp nhận rủi ro đáng kể. Tăng sản lượng thường gắn liền với đầu tư lớn vào máy móc thiết bị và vận dụng công nghệ hiện đại. Tuy nhiên, nếu có những phát minh công nghệ mới làm cho quy trình sản xuất của doanh nghiệp trở nên lỗi thời, hàng triệu USD đầu tư vào trang thiết bị vốn có thể phải bỏ đi. Vì vậy cần chú trọng vào việc triển khai những phát minh mới và tiến trình cải thiện chất lượng, áp dụng quản trị chất lượng đồng bộ (TQM), theo chuỗi phản ứng Deming.