Các chiến lược tăng trưởng bằng con đường hội nhập dọc (có hoặc không có liên hệ với lĩnh vực kinh doanh hiện tại).

Một phần của tài liệu chiến lược phát triển công ty tnhh xây dựng thịnh an giai đoạn 2011 – 2015 (Trang 27 - 28)

6. Chiến lược cấp công ty

6.1.3. Các chiến lược tăng trưởng bằng con đường hội nhập dọc (có hoặc không có liên hệ với lĩnh vực kinh doanh hiện tại).

không có liên hệ với lĩnh vực kinh doanh hiện tại).

Chiến lược hội nhập dọc ngược chiều

Chiến lược này tìm sự tăng trưởng bằng cách nắm quyền sở hữu hoặc tăng sự kiểm soát đối với các nguồn cung ứng nguyên liệu, các yếu tố (các nhà cung cấp) đầu vào. Hội nhập có hai hướng. Hội nhập trong nội bộ: công ty thiết lập các nguồn cung ứng của mình bằng cách thiết lập công ty con. Hội nhập với bên ngoài là mua hoặc mua đứt các cơ sở cung ứng hàng cho công ty.

Điều kiện sử dụng: khi người cung ứng đang tăng trưởng nhanh hoặc có tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư tương lai cao; khi các nhà cung cấp không tin cậy, bán quá đắt hoặc không thể thỏa mãn đòi hỏi của công ty như phải cung cấp nhanh; khi số nhà cung cấp ít mà đối thủ cạnh tranh nhiều; khi ngành đang phát triển mạnh; phải có vốn lớn, quản lý phức tạp, thiếu linh hoạt.

Nguyên tắc hành động : “Đa dạng hóa nguồn cung ứng”. Không để bị quá lệ thuộc vào nguồn cung ứng vì sẽ gặp mạo hiểm và rủi ro cao.

Chiến lược hội nhập dọc thuọ̃n chiờ̀u

Là tìm cách tăng trưởng bằng cách mua lại, nắm quyền sở hữu hoặc tăng sự kiểm soát đối với cỏc kờnh tiêu thụ như các nhà (hệ thống) phân phối và bán hàng.

Thí dụ như nhượng quyền; lập hệ thống bán hàng sỉ, lẻ của mình; mua lại các cơ sở chức năng tiêu thụ.

Ưu điểm: cải thiện tình thế, tăng lợi nhuận; tăng khả năng kiểm soát chất lượng ở mỗi khâu sản xuất và phân phối, đảm bảo thời hạn, nhờ đó tăng được giá trị.

Nhược điểm: đũi hỏi phải có sự đầu tư, gây sức ép lớn đến nguồn lực doanh nghiệp; gây ra tình trạng phức tạp trong công tác quản lý; trong thời kì phát triển, toàn bộ dây truyền từ cung cấp nguyên vật liệu đến sản xuất và phân phối sản xuất đều hưởng điều kiện thuận lợi, nhưng khi ngành bắt đầu suy thoái, thì tất cả cỏc khõu đều bị ảnh hưởng và chiến lược này sẽ thất bại.

Điều kiện sử dụng: khi các nhà phân phối không tin tưởng được, không đáp ứng được đòi hỏi, tốn kém, hàng tồn đọng với giá trị lớn; ngành đang tăng trưởng; khi có đủ vốn và tài nguyên để quản lý việc phân phối các sản phẩm; khi các nhà phân phối hay bán lẻ hiện tại có lợi nhuận biên tế cao; khi doanh nghiệp cần định giá cạnh tranh, nhưng các nhà phân phối lại nâng giá.

Một phần của tài liệu chiến lược phát triển công ty tnhh xây dựng thịnh an giai đoạn 2011 – 2015 (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)