Thị trường của Doanh nghiệp
- Đối tượng khách hàng: Sự gia tăng nhu cầu, sự thay đổi thị hiếu của người tiêu dùng ảnh hưởng tới thị trường và nó ảnh hưởng tới việc lựa chọn phương thức mở rộng thị trường của công ty. Khách hàng tổ chức thì khối lượng tiền lưu chuyển và hàng hoá thường lớn hơn so với việc hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp. Ngay cả trong một thị trường đô ng đảo thì cũng chỉ có một vài khách mua là đối tượng tổ chức chi phối hầu hết việc mua. Khi so sánh với việc mua sắm cá nhân, một thương vụ mua sắm của tổ chức thường liên quan đến nhiều bên tham gia hơn và có tính chất chuyên nghiệp hơn. Vì vậy tuỳ thuộc vào từng đối tượng khách hàng cụ thể mà Doanh nghiệp nên lựa chọn cách thức tiếp cận, giao dịch và duy trì mối quan hệ sao cho phù hợp.
- Đo lường và dự báo nhu cầu thị trường: đây là một trong những nhiệm vụ tối quan trọng phục vụ cho nhiều chức năng khác nhau của marketing điển hình là quản trị marketing. Trong hoạt động kinh doanh đều phải dựa trên những tiên đoán về quy mô, xu hướng biến đổi của nhu cầu thị trường: thị trường đã bão hoà chưa? Nhu cầu mới của thị trường là gì?... Để từ đó có thể lập kế hoạch cung ứng vật liệu, kế hoạch tài chính, kế hoạch nhân sự, kế hoạch kinh doanh… với marketing, một thị trường hấp dẫn phải được
ước tính cẩn thận cả quy mô hiện tại lẫn tương lai của nó.
- Phân đoạn thị trường: Một Doanh nghiệp thường chỉ một hay vài thế mạnh xét trên phương diện nào đó trong việc thoả mãn nhu cầu và mong muốn của thị trường. Vì vậy, để hạot động kinh doanh có hiệu quả, duy trì và phát triển được thị phần Doanh nghiệp phải tìm cho mình đoạn thị trường mà họ có khả năng đáp ứng nhu cầu và ước muốn khách hàng tốt nhất, xây dựng chương trình marketing phù hợp với từng khúc thị trường đã chọn.
Đối thủ cạnh tranh:
Trong thời buổi kinh tế thị trường hiện nay cũng thường lớn hơn cầu khếin các công ty không có cách nào khác là phải cạnh tranh. Họ quan tâm đến đối thủ cạnh tranh của mình cũng nhiều như khách hàng mục tiêu. Hiểu được đối thủ cạnh tranh của mình là một điều cực kỳ quan trọng giúp lập kế hoạch marketing hiệu quả. Công ty thường xuyên phải so sánh sản phẩm, giá cả và các hoạt động khác của mình với đối thủ cạnh tranh. Nhở đó mà họ có thể phát hiện được những ưu thế hay bất lợi của mình trong cạnh tranh nhằm đưa ra đòn bẩy tiến công chính xác hơn vào đối thủ cạnh tranh cũng như biện pháp phòng thủ vững chắc trước các cuộc tiến công.