Công tác nghiên cứu marketing của công ty

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp hoàn thiện hoạt động Marketing của công ty Cổ phần Thiết bị Giao thông Vận tải Vietraco (Trang 30 - 34)

c/ Hành vi mua của người tiêu dùng

2.2.2. Công tác nghiên cứu marketing của công ty

a/Vấn đề cơ bản về phát triển thị trường

Kinh tế thị trường phát triển mở ra cho doanh nghiệp nhiều cơ hội và thách thức mới. Do vậy, doanh nghiệp cần phát triển thị trường để tìm kiếm cơ hội phát triển cho doanh nghiệp của mình.

* Khái niệm phát triển thị trường

Theo giáo trình marketing Ngân hàng của trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh, NXB Thống kê 2008 do TS Trịnh Quốc Trung chủ biên:

Phát triển thị trường là một quá trình nghiên cứu thị trường, xác định nhu cầu thị trường, đồng thời dùng biện pháp nhằm đưa tối đa khối lượng sản phẩm của doanh nghiệp vào thị trường một cách hiệu quả nhất.

Vì vậy phát triển thị trường giúp doanh nghiệp tăng doanh số bán ra, tăng doanh thu và đạt được hiệu quả trong kinh doanh.

* Theo quan điểm nhìn nhận về phát triển thị trường

Tiếp cận theo giáo trình trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội doanh nghiệp có thể phát triển thị trường theo 2 hướng.

Phát triển theo chiều sâu: Thích hợp với doanh nghiệp chưa tận dụng hết khả năng vốn có của hàng hoá và khai thác hết những cơ hội về thị trường. - Thâm nhập sâu vào thị trường: Doanh nghiệp triển khai chiến lược bằng những kế hoạch và giải pháp marketing mạnh mẽ hơn trên thị trường đã có để tăng mức tiêu thụ.

- Mở rộng thị trường: Doanh nghiệp đưa hàng hoá vào các phân đoạn thị trường mới trên cùng khu vực địa lý để năng lượng tiêu thụ.

- Phát triển hàng hoá: Doanh nghiệp tạo ra những hàng hoá mới hay cải tiến những hàng hoá cũ để bán chúng ra trên thị trường hiện tại nhằm tăng sức mua và lượng tiêu thụ.

- Phát triển theo khu vực địa lý: doanh nghiệp đưa hàng hoá hiện tại của doanh nghiệp tiêu thụ tại các khu vực địa lý mới.

- Phát triển đa dạng hoá: Doanh nghiệp đưa vào những khu vực địa lý mới những sản phẩm mới để khai thác nhu cầu của khu vực thị trường này giúp tăng doanh thu và lợi nhuận của công ty

Theo cách tiếp cận của Ansoff dựa theo cặp sản phẩm thị trường

Người ta chia thành 4 chiến lược phát triển thị trường. Thị trường

Sản phẩm Hiện tại Mới

Hiện tại Thâm nhập thị trường Phát triển sản phẩm Mới Phát triển thị trường Phát triển đa dạng hoá

* Chiến lược thâm nhập thị trường

Chiến lược thâm nhập thị trường nhằm gia tăng thị phần của các sản phẩm và dịch vụ hiện tại thông qua các nỗ lực marketing. Áp dụng chiến lược này trong các trường hợp:

- Thị trường sản phẩm dịch vụ hiện tại của doanh nghiệp chưa bão hoà. - Tỷ lệ tiêu thụ của khách hàng có khả năng gia tăng

- Thị phần của đối thủ cạnh tranh giảm do doanh số toàn ngành gia tăng.

- Có mối tương quan giữa doanh thu và chi phí marketing

- Việc tăng kinh tế theo quy mô đem lại lợi thế cạnh tranh chủ yếu. Doanh nghiệp khi áp dụng chiến lược này cần triển khai: gia tăng số người bán, kênh phân phối, tăng chi phí quảng cáo, chào hàng rộng rãi, tăng cường PR… Chiến lược này đòi hỏi đầu tư tài chính thấp với độ rủi ro nhỏ nhưng dễ gặp phải sự cạnh tranh gay gắt của đối thủ cạnh tranh.

Chiến lược phát triển thị trường nhằm giới thiệu các sản phẩm và dịch vụ hiện tại của doanh nghiệp vào các thị trường mới. Doanh nghiệp áp dụng chiến lược này khi:

- Doanh nghiệp có sẵn các kênh phân phối mới tin cậy, có chất lượng, chi phí hợp lý.

- Doanh nghiệp đạt được thành công trên thị trường hiện có - Các thị trường khác chưa được khai thác hoặc chưa bão hoà - Khi Doanh nghiệp có công suất nhàn rỗi.

- Khi ngành hàng của Doanh nghiệp phát triển nhanh thành quy mô toàn cầu.

Công ty cần nghiên cứu thị trường tìm ra thị trường mới với cơ hội phát triển mạnh, thiết kế các chương trình marketing phù hợp. Chiến lược này giúp Doanh nghiệp khai thác tăng độ bao phủ trên thị trường với sản phẩm hiện tại nhưng đòi hỏi chi phí nghiên cứu thị trường, xây dựng mở rộng kênh phân phối, thực hiện hoạt động xúc tiến khá lớn.

* Chiến lược phát triển sản phẩm

Chiến lược nhằm tăng thị phần của Doanh nghiệp thông qua việc cung ứng ra thị trường và tập khách hàng hiện tại những sản phẩm mới. Được áp dụng khi:

- Doanh nghiệp có khả năng phát triển vững mạnh.

- Đối thủ cạnh tranh đưa ra sản phẩm nội trội hơn với mức giá tương đương.

- Ngành kinh doanh đưa ra sản phẩm nội trội hơn với mức giá tương đương.

- Ngành kinh doanh có đặc trưng công nghệ kỹ thuật thay đổi nhanh chóng.

nhu cầu mới nhưng chứa đựng những rủi ro trong kinh doanh lớn và tốn chi phí thương mại hoá sản phẩm.

* Chiến lược phát triển đa dạng hoá

Là chiến lược phát triển và cung cấp những sản phẩm mới cho thị trường mới, giúp Doanh nghiệp tăng cao lợi nhuận nhưng đòi hỏi việc nghiên cứu thị trường kỹ lưỡng. Chiến lược này áp dụng trong trường hợp.

- Khi cơ hội để phát triển trong thị trường hiện tại và sản phẩm hiện tại là nhỏ.

- Khi lợi nhuận và doanh số của công ty bấp bênh và không ổn định do môi trường không ổn định.

Vai trò của phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm

Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm có vai trò hết sức quan trọng với sự tồn tại và phát triển của Doanh nghiệp. Vì phát triển thị trường giúp Doanh nghiệp mở rông hệ thống sản xuất và tiêu thụ các chủng loại sản phẩm của Doanh nghiệp với mục tiêu lợi nhuận và duy trì lợi thế cạnh tranh của Doanh nghiệp.

Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm góp phần tạo động lực để Doanh nghiệp khai thác và phát huy nội lực của mình. Nhưng để có thể thành công thì cách thức khai thác và phát huy nội lực của mình. Nhưng để có thể thành công thì cách thức khai thác và phát huy cũng hết sức quan trọng. Do đó, có thể nói phát triển thị trường là cần thiết với mọi Doanh nghiệp.

b/Nguồn lực Marketing của công ty

Hiện nay nguồn lực của công ty cho hoạt động marketing con rất hạn chế do công ty chưa quan tâm ,hiểu biết một cách rõ dàng về chức năng nhiệm vụ của hoạt đông marketing :

Chưa có phòng marketing chuyên biệt và phòng Kinh doanh làm luôn nhiệm vụ của phòng marketing .

marketing rất ít

Công ty chưa đầu tư nhiều các nguồn lực cho hoạt đông marketing vì chưa hiểu rõ được vai trò quan trọng của nó.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp hoàn thiện hoạt động Marketing của công ty Cổ phần Thiết bị Giao thông Vận tải Vietraco (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w