Kinh nghiệm phát triển kênh phân phối của các doanh nghiệp trong và ngoài nước

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Phát triển kênh phân phối tại công ty Tissue Sông Đuống. Thực trạng, kinh nghiệm và giải pháp (Trang 30 - 32)

1 Marketing căn bản

1.3. Kinh nghiệm phát triển kênh phân phối của các doanh nghiệp trong và ngoài nước

trong và ngoài nước

- Wal-Mart (Mỹ): Wal-Mart, hệ thống bán lẻ lớn nhất thế giới, được

thành lập bởi Sam Walton năm 1962, công ty được thành lập ngày 31 tháng 10 năm 1969, và niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán New York năm 1972. Wal-Mart là nhà bán lẻ tạp hóa lớn nhất Hoa Kỳ, với khoảng 20% doanh thu hàng tiêu dùng và tạp phẩm, Wal-Mart cũng là công ty bán đồ chơi lớn nhất

Hoa Kỳ với khoảng 45% doanh số tiêu thụ đồ chơi.Wal-Mart họat động ở Mexico với tên Walmex, ở Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland với tên ASDA, và ở Nhật Bản với tên The Seiyu Co., Ltd.. Các công ty con thuộc sở hữu toàn phần của nó nằm ở Argentina, Brazil, Canada, Puerto Rico, và Anh quốc. Việc đầu tư của Wal-Mart bên ngoài Bắc Mỹ đã thu được kết quả hỗn hợp. Năm 2006, Wal-Mart đã bán lại các đơn vị bán lẻ ở Hàn Quốc và Đức do lỗ triền miên và do một thị trường cạnh tranh cao.Wal-Mart hiện có hơn 4.000 cửa hàng tại Mỹ và hơn 3.000 cửa hàng tại 13 quốc gia. Mục tiêu của Wal-Mart là tăng doanh thu 10% trên thị trường thế giới, dự kiến đạt tới 100 tỷ USD trong năm 2008, bất chấp sự sụt giảm tốc độ phát triển của nền kinh tế toàn cầu.

Khái niệm Quản trị chuỗi cung ứng (SCM) lần đầu xuất hiện vào những năm 1980, và phổ biến trên thế giới vào những năm 1990. Từ đó, quy trình này đã trở nên quen thuộc và được áp dụng thành công vào rất nhiều công ty lớn như: Dell, Toyota, và đặc biệt là Wal-Mart. Nhờ vào thành công trong quản trị chuỗi cung ứng, từ đó có được lợi thế về chi phí và giá cả so với các đối thủ cạnh tranh mà Wal-Mart nhanh chóng trở thành một đế chế bán lẻ khổng lồ nhất trên thế giới. Đầu thập niên 1990, Wal-Mart bắt đầu thử nghiệm bán hàng tạp hoá – thực phẩm bên cạnh các loại hàng hoá phổ thông theo một hình thức mà Wal-Mart gọi là “đại siêu thị” (supercenter). Đến cuối năm 1990 Wal-Mart chỉ có 9 siêu thị. Mười năm sau, đến cuối năm 2000, Walmart có 888 siêu thị – trung bình mỗi tháng Wal-mart khai trương 7 siêu thị mới, liên tục 120 tháng liền. Wal-mart hiện thời có khoảng 4.000 siêu thị và cửa hàng trong nước Mỹ (bao gồm 10 ở Alaska và 9 ở Hawaii); tức là cứ mỗi hạt trên đất nước này lại có nhiều hơn 1 cửa hàng Wal-Mart. Hàng tuần, hơn 100 triệu người Mỹ mua sắm ở Wal-Mart – chiếm 1/3 dân số. Mỗi năm 93% hộ gia đình Mỹ mua sắm ở Walmart ít nhất một lần.

Wal-Mart cũng tổ chức một đội ngũ chuyên chở riêng để đưa hàng hóa từ các trung tâm này tới nơi tiêu thụ. Ngoài ra Wal-Mart rất chú trọng tới các dịch vụ khách hàng như thái độ phục vụ, các dịch vụ sau mua, chiết khấu…Điều đó

làm gia tăng giá trị sản phẩm và đó cũng là bí quyết hàng đầu trong thành công của Wal-Mart. Còn dưới góc độ của người tiêu dùng, thì họ quan tâm tới mạng lưới phân phối như hệ thống các trung tâm tiêu thụ cung cấp các sản phẩm và các dịch vụ kèm theo ở địa điểm và thời điểm nhất định. Walmart là một trong nhà tiên phong đưa ngành công nghiệp bán lẻ đi vào điện tử hoá bằng cách áp dụng RFID (công nghệ nhận dạng theo tần số radio), được thiết kế dựa trên các con chip có thể đọc từ xa thông qua kết nối Internet không dây. Thông qua việc gắn một chip loại nhỏ trong mỗi sản phẩm hoặc container chở hàng, RFID có thể giúp khách hàng mua lẻ và nhà cung cấp theo dõi được sản phẩm, container chở hàng cho dù chúng ở bất cứ nơi nào qua một thiết bị đọc các tín hiệu. RFID giúp các nhà sản xuất và phân phối kiểm soát số lượng hàng bày bán, tình trạng thất thoát cùng chi phí lưu kho.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Phát triển kênh phân phối tại công ty Tissue Sông Đuống. Thực trạng, kinh nghiệm và giải pháp (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w