Phát triển du lịch

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển của ngành du lịch tỉnh Quảng Ninh (Trang 26 - 141)

7. Kết cấu của luận văn

1.1.2. Phát triển du lịch

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Phát triển du lịch bền vững là khái niệm mới xuất hiện trên cơ sở cải tiến, nâng cấp và hoàn thiện khái niệm du lịch của những năm 90 và thực sự đƣợc mọi ngƣời quan tâm trong những năm gần đây. Hội đồng du lịch và lữ hành quốc tế (WTTC) cho rằng: Du lịch bền vững là việc đáp ứng các nhu cầu hiện tại của du khách và vùng du lịch mà vẫn đảm bảo những khả năng đáp ứng nhu cầu cho các thế hệ du lịch tƣơng lai. Khái niệm này chỉ ra rằng mội hoạt động du lịch ở hiện tại không đƣợc xâm phạm đến lợi ích của thế hệ tƣơng lai và phải luôn tôn trọng đảm bảo duy trì hoạt động ấy một cách liên tục và lâu dài.

Theo định nghĩa mới của tổ chức Du lịch thế giới (WTO) đƣa ra tại hội nghị về môi trƣời và phát triển của Liên hợp quốc tại Rio de Janerio năm 1992: "Du lịch bền vững là việc phát triển các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng các nhu cầu hiện tại của khách du lịch và ngƣời dân bản địa trong khi vẫn quan tâm đến việc bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên cho việc phát triển hoạt động du lịch trong tƣơng lai. Du lịch bền vững sẽ có kế hoạch quản lý các nguồn tài nguyên nhằm thoả mãn các nhu cầu về kinh tế, xã hội, thẩm mỹ của con ngƣời trong khi đó vẫn duy trì đƣợc sự toàn vẹn về văn hoá, đa dạng về sinh học, sự phát triển của các hệ sinh thái và các hệ thống hỗ trợ cho cuộc sống của con ngƣời". Trong định nghĩa mới này thì du lịch đã đƣợc hiểu một cách đầy đủ hơn nó đƣợc xem xét trên cả ba lĩnh vực kinh tế- xã hội - môi trƣờng.

Và mới đây hội nghị Bộ trƣởng du lịch các nƣớc Đông Á - Thái Bình Dƣơng tổ chức tại Việt Nam đã đƣa ra quan điểm về du lịch bền vững đó là: "..các hình thức du lịch đáp ứng nhu cầu hiện tại của du khách, ngành du lịch và cộng đồng địa phƣơng nhƣng không ảnh hƣởng tới khả năng đáp ứng nhu cầu của thế hệ mai sau, du lịch khả thi về kinh tế nhƣng không phá huỷ môi trƣờng mà tƣơng lai của du lịch phụ thuộc vào đó, đặc biệt là môi trƣờng tự nhiên và kết cấu xã hội của cộng đồng địa phƣơng.

Tóm lại: phát triển du lịch bền vững là một vấn đề không thể thiếu đƣợc trong quá trình đi lên của đất nƣớc nói chung và của ngành du lịch nói riêng. Tuy nhiên bảo vệ và cải thiện môi trƣờng phải đƣợc coi là yếu tố không thể tách rời của quá trình phát triển.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 1.1.2.2. Những nguyên tắc phát triển du lịch bền vững.

Muốn đảm bảo phát triển du lịch bền vững, thì nhất thiết chúng ta phải tuân thủ chặt chẽ các nguyên tắc của phát triển bền vững, bao gồm 10 nguyên tắc sau: Nguyên tắc 1: Khai thác và sử dụng nguồn lực (tài nguyên) một cách bền vững, bao gồm cả tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân văn. Đó đƣợc coi là nền tảng cơ bản nhất để duy trì phát triển du lịch lâu dài.

Nguyên tắc 2: Giảm thiểu tiêu thụ quá mức tài nguyên và giảm thiểu chất thải. Thực hiện nguyên tắc này nhằm giảm chi phí khôi phục tài nguyên và giảm chi phí cho việc xử lý ô nhiễm môi trƣờng và nâng cao chất lƣợng dịch vụ du lịch. Nguyên tắc 3: Phát triển du lịch phải đặt trong quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế- xã hội.

Nguyên tắc 4: Duy trì tính đa dạng tự nhiên, đa dạng xã hội và đa dạng văn hoá. Việc duy trì tính đa dạng sẽ tạo cho sức bật cho ngành du lịch giúp du lịch phát triển một cách bền vững.

Nguyên tắc 5: Phát triển du lịch phải hỗ trợ kinh tế địa phƣơng phát triển. Du lịch đƣợc coi là một ngành tổng hợp vì vậy sự phát triển của du lịch có liên quan mật thiết với các ngành kinh tế khác trong đó có cả kinh tế địa phƣơng vì vậy muốn phát triển bền vững du lịch thì du lịch phải có vai trò hỗ trợ, dẫn dắt kinh tế địa phƣơng phát triển.

Nguyên tắc 6: Lôi kéo sự tham gia của cộng đồng địa phƣơng. Sự tham gia của cộng đồng địa phƣơng không chỉ đem lợi nhuận cho cộng đồng mà còn làm tăng tính trách nhiệm của cộng đồng trong việc phát triển du lịch và bảo vệ môi trƣờng.

Nguyên tắc 7: Lấy ý kiến quần chúng và các đối tƣợng liên quan. Điều đó giúp thống nhất trong quá trình phát triển du lịch giảm thiểu những mâu thuẫn của mọi nguời, đi đến tính thống nhất cao về quan điểm phát triển giúp phát triển du lịch đƣợc lâu dài.

Nguyên tắc 8: Chú trọng công tác đào tạo nguồn nhân lực. Nhƣ chúng ta đã biết nguồn nhân lực phục vụ du lịch có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Nguồn nhân lực có chất lƣợng sẽ giúp cho du lịch phát triển đa dạng và bền vững hơn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Nguyên tắc 9: tiếp thị du lịch một cách có trách nhiệm (marketing du lịch). Đó là việc cung cấp thông tin một cách đầy đủ cho du khách, quảng bá du lịch một cách có trách nhiệm qua đó giúp du khách thoả mãn tối đa nhu cầu của mình.

Nguyên tắc 10: Coi trọng công tác nghiên cứu. Triển khai nghiên cứu, nhằm mang lại lợi ích cho khu du lịch, đáp ứng tối đa nhu cầu của du khách, mang lại lợi ích cho doanh nghiệp du lịch.

Tóm lại, muốn du lịch phát triển bền vững thì nhất thiết phải tôn trọng các nguyên tắc cơ bản trên để không tổn hại đến môi trƣờng tự nhiên, môi trƣờng kinh tế, và môi trƣờng xã hội. Du lịch bền vững sẽ tác động tích cực đến đời sống xã hội và kinh tế. Du lịch thực sự đóng vai trò quan trọng và là ngành mũi nhon chỉ khi nó đƣợc phát triển một cách bền vững. Mặt khác cần triển khai các nguyên tắc trên trong toàn bộ hệ thống của nền kinh tế xã hội thì khi đó mới đem lại hiệu quả cao, hiệu quả tốt nhất.

1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển của ngành du lịch

1.1.3.1. Yếu tố khách quan

a) Địa hình: Địa hình là một nơi thƣờng chế định cảnh đẹp và sự đa dạng của phong cảnh ở nơi đó. Đối với du lịch điều kiện quan trong nhất là địa phƣơng phải có địa hình đa dạng và có những đặc điểm tự nhiên nhƣ: biển, rừng, sông, hồ, núi… Khách du lịch thƣờng ƣa thích những nơi nhiều rừng, đồi, núi, biển, đảo… thƣờng không thích những nơi địa hình và phong cảnh đơn điệu mà họ cho là tẻ nhạt và không thích hợp với du lịch.

b) Khí hậu: Những nơi khí hậu điều hoà thƣờng khách du lịch ƣa thích. Nhiều cuộc thăm dò đã cho kết quả là khách du lịch thƣờng tránh những nơi quá lạnh, quá ẩm hoặc quá nóng, quá khô. Những nơi có nhiêu do cũng không thích hợp cho sự phát triển du lịch. Mỗi loại hình du lịch đòi hỏi những điều kiện khí hậu khác nhau. Ví dụ, khách du lịch nghỉ biển thƣờng thích những điều kiện sau: Số ngày mƣa tƣơng đối ít vào thời vụ du lịch, số giờ nắng trung bình trong ngày cao, nhiệt độ trung bình của không khí vào ban ngày không cao lắm, không khí ban đêm không cao, nhiệt độ nƣớc biển ôn hoà (nhiệt độ thích hợp để tắm biển là 20 độ C) và ban ngày không có gió.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

c) Động, thực vật

- Động vật: Động vật cũng là một nhận tố để góp phần thu hút khách du lịch. Nhiều loại động vật có thể là đối tƣợng cho săn bắn du lịch. Có những loại động vật quý hiếm là đối tƣợng nghiên cứu và lập vƣờn bách thú.

- Thực vật: Thực vật đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của du lịch chủ yếu nhờ sự đa dạng và số lƣợng nhiều rừng, nhiều hoa,... Rừng là nhà máy sản xuất ra oxy, là nơi yên tĩnh và trật tự.Nếu thực vật phong phú và quí hiếm thì sẽ thu hút đƣợc cả khách du lịch văn hoá với lòng ham tìm tòi, nghiên cứu thiên nhiên. Đối với khách du lịch, những loại thực vật không có ở đất nƣớc họ thƣờng có sức hấp dẫn mạnh. Ví dụ, khách du lịch châu Âu thƣờng thích đến nơi có rừng rậm nhiệt đới nhiều cây leo, cây to và cao,…

d) Tài nguyên nước

Các nguồn tài nguyên nƣớc nhƣ: ao, hồ, sông, ngòi, đầm… vừa tạo điều kiện đẻ điều hoà không khí, phát triển mạng lƣới giao thông vận tải nói chung, vừa tạo điều kiện để phát triển nhiều loại hình du lịch nói riêng. Các nguồn nƣớc khoáng là tiền đề không thể thiếu đƣợc đối với sự phát triển du lịch chữa bệnh. Tính chất chữa bệnh của các nguồn nƣớc khoáng đã đƣợc phát triển từ thời đế chế La Mã. Ngày nay, các nguồn nƣớc khoáng đóng vai trò cho sự phát triển của du lịch chữa bệnh. Những nƣớc giàu nguồn nƣớc khoáng nổi tiếng là: Cộng hoà liên bang Nga, Bungari, Cộng hoà Séc, Pháp, Ý, Đức,…

e) Vị trí địa lý

Vị trí địa lý cũng là một nhân tố ảnh hƣởng tới sự phát triển du lịch. Điều kiện về vị trí địa lý bao gồm: Điểm du lịch nằm trong khu vực phát triển du lịch; khoảng cách từ điểm du lịch đến các nguồn gửi khách du lịch ngắn. Khoảng cách này có ý nghĩa quan trọng đối với tỉnh nhận khách du lịch. Nếu tỉnh nhận khách khu du lịch ở xa điểm gửi khách, điều đó ảnh hƣởng đến khách trên hai khí cạnh: Khách du lịch phải chi thêm tiền cho việc đi lại vì khoảng cách xa; Khách du lịch phải rút ngắn thời gian lƣu trú lại ở nơi du lịch vì thời gian đi lại mất nhiều.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Lẽ dĩ nhiên, những bất lợi trên của khoảng cách là đối với du lịch quần chúng với phƣơng tiện đi lại là ô tô, tàu hoả và tàu thuỷ. Tuy nhiên, trong một số trƣờng hợp khoảng cách xa từ nơi đón khách tới nơi gửi khách lại có sức hấp dẫn đối với một vài loại khách có khả năng thanh toán cao và có tính hiếu kỳ.

f) Tài nguyên nhân văn

Giá trị văn hoá,lịch sử, các thành tựu chính trị kinh tế có ý nghĩa đặc trƣng cho phát triển của du lịch ở một địa điểm, một vùng hoặc một đất nƣớc. Chúng có hấp dẫn đặc biệt đối với số đông khách du lịch với nhiều nhu cầu và mục đích khác nhau của chuyến du lịch. Các giá trị lịch sử có sức hút đặc biệt đối với khách du lịch.

Những giá trị lịch sử gắn với nền văn hoá chung của loài ngƣời: Những giá trị lịch sử này đánh thức những hứng thú chung và thu hút đƣợc khách du lịch với nhiều mục đích du lịch khác nhau.

Những giá trị lịch sử đặc biệt: loại này thƣờng không nổi tiếng lắm và thƣờng chỉ đƣợc các chuyên gia trong cùng lĩnh vực quan tâm. Tất cả các nƣớc điều có giá trị lịch sử, nhƣng ở mỗi nƣớc các giá trị lịch sử ấy lại có sức hấp đẫn khác nhau đối với khách du lịch.

Tƣơng tự các giá trị lịch sử, các giá trị văn hoá cũng thu hút khách du lịch với mục đích thăm quan, nghiên cứu và thu hút đƣợc đa số khách du lịch với mục đích khác nhau, ở các lĩnh vực khác nhau và từ nơi khác đến. Hầu hết tất cả các khách du lịch ở trình độ văn hoá trung bình đều có thể thƣởng thức các giá trị văn hoá của các nƣớc đến thăm. Do vậy, tất cả các thành phố có giá trị văn hoá hoặc tổ chức những hoạt động văn hoá đều đƣợc khách tới thăm và điều trở thành trung tâm du lịch văn hoá.

g) Tình hình chính trị hoà bình, ổn định của đất nước

Tình hình chính trị, hoà bình ổn định là tiền đề cho sự phát triển (đời sống) kinh tế, chính trị, xã hội của một đất nƣớc.Một quốc gia mặc dù có nhiều tài nguyên về du lịch cũng không thể phát triển về du lịch nếu nhƣ ở đó luôn sảy ra những sự kiện hoặc thiên tai làm sấu đi tình hình chính trị và hoà bình, từ đó sẽ không thu hút đƣợc khách du lịch. Các yếu tố ảnh hƣởng đến sự an toàn trực tiếp hoặc gián tiếp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

của khách du lịch nhƣ: Tình hình an ninh, trật tự xã hội (các tệ nạn xã hội và bộ máy bảo vệ an ninh trật tự xã hội, nạn khủng bố…); Lòng hận thù của dân bản sứ đối với một số dân tộc nào đó (thƣờng xuất phát từ các nguyên nhân tôn giáo, lịch sử đô hộ…); Các loại bệnh dịch nhƣ tả, sốt rét,… Các nhân tố này đều ảnh hƣởng một cách độc lập tới sự phát triển du lịch.Do vậy, nếu thiếu một trong các yếu tố ấy sự phát triển du lịch có thể bị trì trệ, giảm sút hoặc hoàn toàn ngừng hẳn.

h) Điều kiện về kinh tế

Kinh tế ảnh hƣởng không nhỏ vào sự phát triển du lịch, nếu một quốc gia có tiềm năng về du lịch nhƣng không có hoặc không đảm bảo đƣợc nguồn vốn để phục vụ du lịch thì cũng không thể thu hút đƣợc nhiều khách du lịch. Muốn phát triển du lịch phải đảm bảo các nguồn vốn để duy trì và phát triển hoạt động kinh doanh du lịch, bởi vì ngành du lịch là ngành luôn luôn đi đầu về phƣơng diện tiện nghi hiện đại và là ngành liên tục đổi mới. Đặc biệt phải có điều kiện về kinh tế để tạo lập các mối quan hệ với các bạn hàng trong cung ứng vật tƣ cho tổ chức du lịch.

1.1.3.2. Yếu tố chủ quan

a) Về tổ chức quản lý.

- Quản lý ở góc độ vĩ mô bao gồm: Cấp Tung ƣơng và cấp địa phƣơng. Cấp Tung ƣơng: các Bộ (chủ quản, liên quan), Tổng cục, các phòng ban trực thuộc chính phủ có liên quan đến vấn đề du lịch.

Cấp địa phƣơng: chính quyền địa phƣơng, sở du lịch.

Hệ thống các thể chế quản lý (bao gồm một số đạo luật và các văn bản pháp quy dƣới dạng luật); các chính sách (ví du các chính sách lớn về kinh tế nhƣ tỷ giá hối đoái, giá cả) và các cơ chế quản lý.

- Ở góc độ vi mô đó là sự có mặt của các tổ chức và các doanh nghiệp chuyên trách về du lịch. Các tổ chức này ảnh hƣởng từ việc chăm lo đến việc đảm bảo sự đi lại và phục vụ trong thời gian lƣu trú của khách du lịch. Phạm vi hoạt động của các doanh nghiệp bao gồm: kinh doanh khách sạn, kinh doanh lữ hành, kinh doanh vận chuyển khách du lịch, kinh doanh các dịch vụ khác.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Các điều kiện về kỹ thuật ảnh hƣởng đến sự sẵn sàng đón tiếp khách du lịch trƣớc tiên là cơ sở vật chất du lịch (của một cơ sở một vùng hay một đất nƣớc) và sau đó là cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng.

Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch: Bao gồm toàn bộ nhà cửa và phƣơng tiện kỹ thuật giúp cho việc phục vụ để thoả mãn các nhu cầu của khách du lịch nhƣ khách sạn, nhà hàng, phƣơng tiện giao thông vận tải, các khu nhà giải trí, cử hàng, công viên, đƣờng sá, hệ thống thoát nƣớc, mạng lƣới điện trong khu vực của cơ sở du lịch (có thể là một cơ sở du lịch, có thể là một khu du lịch). Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm du lịch. Sự tận dụng hiệu quá tài nguyên du lịch và việc thoả mãn các nhu cầu của khách phụ thuộc một phần lớn vào cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch.

Cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng xã hội: Là những phƣơng tiện vật chất không

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển của ngành du lịch tỉnh Quảng Ninh (Trang 26 - 141)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)