Tuyên truyền, giáo dục nhận thức về du lịch

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển của ngành du lịch tỉnh Quảng Ninh (Trang 122 - 141)

7. Kết cấu của luận văn

4.2.5. Tuyên truyền, giáo dục nhận thức về du lịch

- Mở lớp tập huấn về Luật Du lịch và các văn bản dƣới luật, các chế độ, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc có liên quan (quy định về quảng cáo; an ninh trật tự, phòng và chống tệ nạn xã hội; vệ sinh an toàn thực phẩm; bảo vệ tài nguyên - môi trƣờng; giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc) cho các đối tƣợng là giám đốc doanh nghiệp, ngƣời quản lý cơ sở hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch.

- Sở Du lịch cần xây dựng chƣơng trình, kế hoạch cùng với Đài Phát thanh và Truyền hình, các đài, báo địa phƣơng và Trung ƣơng thƣờng trú tại Quảng Ninh, chính quyền và các tổ chức xã hội tại địa bàn trọng điểm du lịch, phối hợp tuyên truyền thƣờng xuyên và có trọng điểm chủ trƣơng của Trung ƣơng và địa phƣơng về phát triển du lịch thành phố, tạo chuyển biến mạnh mẽ nhận thức của cộng đồng xã hội về vai trò, vị trí của kinh tế du lịch trong chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.

4.2.6. Phát triển cơ sở lưu trú, các cơ sở dịch vụ du lịch

Trƣớc những nhu cầu lƣu trú của thị trƣờng khách du lịch hiện nay, số phòng khách quốc tế, đặc biệt là phòng cao cấp chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu lƣu trú của khách quốc tế, nhất là khách đi du lịch kết hợp đầu tƣ, kinh doanh, nghiên cứu thị trƣờng. Do vậy, việc đầu tƣ xây dựng khách sạn trong những năm tới cần ƣu tiên cấp phép đầu tƣ cho những dự án đạt tiêu chuẩn quốc tế. Thực hiện phân loại và xếp hạng các cơ sở dịch vụ du lịch tại các trọng điểm du lịch; thực hiện triệt để việc niêm yết giá tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch.

Trong những năm tới, nhu cầu khách du lịch quốc tế mang theo xe ôtô sẽ tăng dần, thêm vào đó khách nội địa đến Quảng Ninh bằng phƣơng tiện ôtô cá nhân cũng tăng. Điều này đòi hỏi thiết kế khách sạn phải đủ diện tích để xe. Ngoài ra, lĩnh vực cần quan tâm nữa là các dự án đầu tƣ xây dựng công trình thể thao tổng hợp, khu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

hội chợ triển lãm, hội nghị, hội thảo quốc tế, văn phòng cho thuê. Có cơ chế ƣu đãi để hƣớng các chủ đầu tƣ trong và ngoài nƣớc vào lĩnh vực này.

4.2.7. Bảo vệ môi trường và tài nguyên du lịch

Đánh giá và phân loại các tài nguyên du lịch của thành phố nhƣ các tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn. Tổ chức theo dõi thƣờng xuyên những biến động để có giải pháp kịp thời khắc phục tình trạng xuống cấp về tài nguyên và môi trƣờng du lịch; quản lý chặt chẽ những hoạt động du lịch và hoạt động kinh tế - xã hội khác để hạn chế ảnh hƣởng xấu đến hệ sinh thái, tài nguyên, môi trƣờng tự nhiên và xã hội.

Tăng cƣờng biện pháp quản lý trong xây dựng và kinh doanh du lịch; chú trọng xử lý nƣớc thải và chất thải ở các điểm du lịch, khu du lịch. Đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng các công nghệ thân thiện với môi trƣờng.

Tăng cƣờng phối hợp với các ngành, các cấp và cộng đồng dân cƣ tham gia công tác bảo vệ môi trƣờng. Phấn đấu xã hội hoá việc bảo vệ tài nguyên và môi trƣờng du lịch, từng bƣớc đƣa nội dung này vào chƣơng trình giáo dục trong các trƣờng học.

Chú trọng giữ gìn thành phố 'xanh, sạch, đẹp', đặc biệt ở nội thành và các trọng điểm du lịch, kiên quyết xóa bỏ tình trạng chèo kéo khách, tình trạng ăn xin...

Mở rộng quan hệ quốc tế về bảo vệ môi trƣờng du lịch, thông qua các hoạt động hợp tác với các tồ chức du lịch nhƣ: WTO, PATA, ASEANTA... hoặc các tổ chức quan tâm đến bảo vệ môi trƣờng và các nguồn tài nguyên nhƣ: GEF, IUCN, WWF... đẩy mạnh hợp tác quốc tế về nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, nhanh chóng nâng cao chất lƣợng môi trƣờng du lịch và sản phẩm du lịch.

4.3. Kiến nghị

1. Tập trung đầu tƣ, ƣu tiên phát triển: Đề nghị tỉnh quan tâm đến đầu tƣ hạ tầng cho các trung tâm du lịch, ƣu tiên đầu tƣ hạ tầng cho khu du lịch Vân Đồn - Bái Tử Long. Bổ sung nhân lực và các điều kiện vật chất kỹ thuật cho hệ thống quản lý về du lịch của tỉnh và các huyện, thị xã, thành phố thuộc 4 vùng du lịch trọng điểm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

2. Khai thác bền vững các giá trị của di sản Vịnh Hạ Long và các tài nguyên du lịch khác, đảm bảo và thực hiện nghiêm nguyên tắc phát triển bền vững. Đẩy mạnh công tác bảo vệ môi trƣờng biển. Đề nghị các địa phƣơng tăng cƣờng công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho nhân dân xây dựng môi trƣờng du lịch xanh, sạch, đẹp, văn minh, lịch sự.

3. Đề nghị tỉnh Hỗ trợ kinh phí cho việc phát triển mở rộng các tuyến điểm du lịch nhằm đa dạng hóa các sản phẩm du lịch hấp dẫn các đối tƣợng khách. Gắn các hoạt động văn hóa địa phƣơng và các hoạt động TDTT vào các sản phẩm du lịch.

4. Tiếp tục quan tâm đến công tác quảng bá, xúc tiến, đặc biệt việc xúc tiến tại các thị trƣờng có khả năng chi trả cao.

5. Đề nghị UBND tỉnh, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng cục Du lịch quan tâm chỉ đạo và ủng hộ việc có cơ chế đặc thù trong việc quản lý hoạt động lữ hành tại Móng Cái; trong công tác quản lý môi trƣờng kinh doanh du lịch...

6. Tiếp tục kiện toàn Ban chỉ đạo nhà nƣớc về du lịch của tỉnh, để tập hợp và thống nhất các biện pháp quản lý cũng nhƣ các cơ chế chính sách cho hoạt động du lịch trên địa bàn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

KẾT LUẬN

Với tốc độ tăng trƣởng kinh tế, cũng nhƣ hình ảnh và vị thế ngày càng cao trên trƣờng quốc tế, Việt Nam đang và sẽ trở thành một địa điểm có hoạt động chính trị - ngoại giao, kinh tế với nhịp độ sôi động hơn bao giờ hết trong khu vực. Điều này dẫn tới sẽ có những thay đổi đáng kế trong xu hƣớng phát triển của du lịch Việt Nam. Thay vì chỉ chú trọng tới số lƣợng khách du lịch trong xu hƣớng phát triển những năm trƣớc đây, thì hiện nay xu hƣớng phát triển du lịch là quan tâm đến chất lƣợng khách du lịch với đa dạng các loại hình sản phẩm du lịch, chất lƣợng dịch vụ đảm bảo.

Tuy nhiên, hiện nay chất lƣợng dịch vụ du lịch tại Quảng Ninh mới chỉ đáp ứng đƣợc phần nhỏ nhu cầu của khách du lịch. Vì vậy để du lịch tỉnh Quảng Ninh trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, là động lực quan trọng đối với các hoạt động kinh tế - xã hội của tỉnh, nâng tầm du lịch Quảng Ninh, đặc biệt là việc đƣa Trung tâm Du lịch Hạ Long trở thành một thƣơng hiệu du lịch mang đẳng cấp quốc tế, đảm bảo các yêu cầu phát triển bền vững, thì ngay từ bây giờ, ngành du lịch tỉnh phải tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lƣợng dịch vụ du lịch phục vụ khách. Chất lƣợng sản phẩm du lịch có đƣợc cải thiện, môi trƣờng du lịch thân thiện và an toàn mới thu hút đƣợc lƣợng khách du lịch có chi tiêu cao đến với Quảng Ninh. Việc tìm kiếm các giải pháp nhằm phát triển du lịch Quảng Ninh là một vấn đề đáng quan tâm không chỉ đối với các cơ quan quản lý nhà nƣớc về du lịch mà còn cả đối với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ du lịch, cộng đồng...

Trên cơ sở đánh giá thực trạng chất lƣợng dịch vụ du lịch tại Quảng Ninh thông qua các đối tƣợng khách du lịch và các đơn vị cung cấp dịch vụ du lịch tại địa phƣơng, đặc biệt tại 03 khu vực (Hạ Long, Móng Cái và Uông Bí) đại diện cho 03 loại hình du lịch điển hình tại Quảng Ninh. Luận văn đã đạt đƣợc mục đích nghiên cứu là đề xuất các nhóm giải pháp và các kiến nghị cụ thể nhằm góp phần thiết thực triển khai phát triển du lịch, từng bƣớc đƣa ngành du lịch tỉnh Quảng Ninh trở thành ngành kinh tế động lực, phát triển toàn diện và bền vững.

Các kết quả nghiên cứu cơ bản mà luận văn đã đạt đƣợc bao gồm:

- Trên cơ sở các số liệu và tài liệu thu thập đƣợc trong khoảng thời gian từ năm 2007 - 2011, luận văn đã phân tích và đánh giá tình hình kinh doanh của ngành du lịch Quảng Ninh từ quan điểm phát triển, tổ chức hoạt động đến thị trƣờng khách trong

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

nƣớc và quốc tế, các nguồn lực và kết quả kinh doanh.

- Vận dụng các lý luận và thực tiễn phát triển du lịch, luận văn đã khái quát sự phát triển và đánh giá sự phát triển du lịch tại Quảng Ninh, xử lý và phân tích các số liệu thống kê thu thập đƣợc từ các cuộc điều tra. Đƣa ra kết luận và một số nguyên nhân cơ bản của thực trạng về loại hình và chất lƣợng dịch vụ du lịch. Từ mỗi nội dung đánh giá, phân tích cụ thể luận văn đã rút ra đƣợc những kết luận có căn cứ khoa học và căn cứ thực tiễn để làm cơ sở đề xuất ra nhóm giải pháp góp phần phát triển du lịch tỉnh Quảng Ninh.

- Luận văn đã đƣa ra đƣợc các giải pháp cơ bản để nâng cao chất lƣợng dịch vụ du lịch tại Quảng Ninh. Bao gồm các giải pháp trƣớc mắt nhƣ: nâng cao chất lƣợng đội ngũ lao động; tăng cƣờng hệ thống cơ sở vật chất; tăng cƣờng quản lý nâng cao chất lƣợng dịch vụ du lịch; phát triển và đa dạng các dịch vụ; xúc tiến quảng bá, phát triển thị trƣờng du lịch. Và một số giải pháp lâu dài nhƣ: Xây dựng quy hoạch phát triển du lịch, tìm kiếm và xây dựng mô hình phát triển phù hợp cho du lịch tỉnh Quảng Ninh.

Ngoài ra luận văn cũng đƣa ra một số kiến nghị cần thiết đối với các Ban Ngành hữu quan nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch, tạo môi trƣờng và sự thuận lợi cho hoạt động kinh doanh du lịch, đó là:

- Kiến nghị đối với Ủy ban Nhân dân Tỉnh Quảng Ninh. - Kiến nghị đối với Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch.

Kiến nghị đối với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ du lịch.

Trong mỗi nhóm kiến nghị trên bao gồm nhiều nội dung cụ thể gắn liền với những vấn đề hết sức cần thiết đang đặt ra nhằm phát triển du lịch tỉnh Quảng Ninh một cách hiệu quả và bền vững.

Đồng thời sự thành công của luận văn cũng giúp cho tác giả rất nhiều trong công việc quản lý một khách sạn trên địa bàn với những định hƣớng.

Tác giả cũng hy vọng luận văn này có thể là một chia sẻ với đồng nghiệp, sinh viên chuyên ngành du lịch, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trong tỉnh ở một vị trí nhƣ tài liệu tham khảo trong quá trình nghiên cứu, học tập và công việc kinh doanh của mình.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

thiết thực triển khai phát triển du lịch, từng bƣớc đƣa ngành du lịch tỉnh Quảng Ninh trở thành ngành kinh tế động lực, phát triển toàn diện và bền vững.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Nguyễn Hồng Giáp (2002), Kinh tế du lịch, NXB Trẻ.

2. Lƣu Thanh Đức Hải (2009), “Phát triển mô hình du lịch gắn với xóa đói giảm nghèo Tỉnh Hậu Giang”, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Tỉnh đã nghiệm thu.

3. Phan Thúc Huân (2000), Kinh tế học phát triển, Trƣờng Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.

4. Robert Lanquar (2002), Kinh tế du lịch, NXB Thế giới.

5. Nguyễn Đình Thọ - Nguyễn Thị Mai Trang (2008), “Nghiên cứu khoa học marketing”, nhà xuất bản đại học quốc gia Thành Phố Hồ Chí Minh.

Tiếng Anh

Asubonteng et al., (2001), “Servqual Revisited: A critical Review of Service Quality”, Journal of Service Marketing, Vol 10, No. 6.

Churchill, G.A. Jr. and C. Suprenaut (1982), “An Investigation into the determinants of Customer. Satisfaction” Journal of Marketing Research, 19 (November), pp. 491- 504

D.Randall Brandt (1996), “Customer satisfaction indexing”, Conference Paper, American Marketing Association

Parasuraman, A., Zeithaml, V.A. and Berry, L.L. (2001): „Reassessment of Expectations As a Comparison Standard in Measuring Service Quality: Implications for Further Research‟, Journal of Marketing, 58 (1), 111-125.

Sevilla, C. G., Ochave, J. A., Punsalan, T. G., Regala, B. P. & Uriarte, G. G. (1998).

Research Methods (Revised ed.). Q. C., Phil.: Rex Printing Co., Inc.

Nguyễn Văn Đính, Nguyễn Văn Mạnh (1996), Tâm lý và nghệ thuật giao tiếp, ứng xủ trong kinh doanh Du lịch, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.

9. G.Cazes - R.Lanquar, Y.Raynouard (2005), Quy hoạch Du lịch, Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Hà Nội.

10. Nguyễn Vũ Hà, Đoàn Mạnh Cƣơng (2006), Tổng quan cơ sở lưu trú Du lịch, Nhà xuất bản Lao động - Xã hội, Hà Nội.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

11. Phạm Xuân Hậu (2001), Quản trị chất lượng dịch vụ khách sạn - du lịch. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.

12. Phạm Xuân Hậu (2002), Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ khách sạn ở nước ta hiện nay, Luận án tiến kinh tế, Hà Nội.

13. Nguyễn Đình Hoè, Vũ Văn Hiếu (2001), Du lịch bền vững, Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Hà Nội.

14. Hiệp hội Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh (1997), Quản lý khách sạn, Nhà xuất bản Trẻ.

15. Nguyễn Trùng Khánh (2006), Marketing Du lịch, Nhà xuất bản Lao động - Xã hội, Hà Nội.

16. Đoàn Hƣơng Lan (2007), Nghiệp vụ Hướng dẫn Du lịch, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

17. Trần Thị Thúy Lan, Nguyễn Đình Quang (2005), Tổng Quan Du lịch, Nhà xuất bản Hà Nội.

18. Trần Thị Mai (2006), Tổng quan Du lịch, Nhà xuất bản Lao động - Xã hội, Hà Nội.

19. Nguyễn Văn Mạnh, Hoàng Thị Lan Hƣơng (2004), Quản trị Kinh doanh Khách sạn, Nhà xuất bản Lao động - Xã hội, Hà Nội.

20. Đổng Ngọc Minh, Vƣơng Lôi Đình (2001), Kinh tế Du lịch & Du lịch học, Nhà xuất bản Trẻ.

21. Bùi Xuân Nhật (1998), Marketing trong lĩnh vực Lữ hành và Khách sạn,

Hà Nội.

22. Trần Nhoãn (2005), Tổng Quan Du lịch, Trƣờng Đại học Văn hoá Hà Nội. 23. Nguyễn Thị Hoàng Oanh (2005), Thống kê Du lịch, Nhà xuất bản Hà Nội. 24. Philip Kotler (1994), Marketing căn bản (Marketing Essentials), Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.

25. Đỗ Phƣơng Quỳnh (1993), Quảng Ninh - Hạ Long Miền Đất Hứa, Nhà xuất bản thế giới, Hà Nội.

26. Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, Nhà xuất bản Hồng Đức, TP HCM.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

PHỤ LỤC

BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN

Tôi là: Ngô Long, hiện đang công tác tại khách sạn Hồng Gai - Cty CP Xi Măng & Xây dựng tỉnh Quảng Ninh. Hiện nay, tôi đang thực hiện một nghiên cứu về “Đo lƣờng các yếu tố ảnh hƣởng tới sự phát triển của ngành du lịch tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc”. Ý kiến của các Anh/Chị là những đóng góp vô cùng quý báu đối với nghiên cứu của tôi. Mọi thông tin thu thập chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu, rất kính mong nhận đƣợc sự giúp đỡ của các Anh/Chị.

Vui lòng điền vào các thông tin dưới đây:

Phần I. Các thông tin cá nhân

Xin Quý Ông/ Bà hãy cho biết thông tin về cá nhân thông qua các lựa chọn sau:

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển của ngành du lịch tỉnh Quảng Ninh (Trang 122 - 141)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)