Trồng trọt

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển nông nghiệp đô thị ở tp hồ chí minh trong quá trình đô thị hóa (Trang 127 - 128)

- Mía: Là nguồn nguyên liệu quan trọng cho công nghiệp mía đường, rượu,

b/ Mục tiêu cụ thể

3.3.3.1. Trồng trọt

Ưu tiên phát triển các loại cây trồng phù hợp với nền sản xuất NNĐT như hoa cây kiểng, rau, đậu, cây ăn quả, cây làm thức ăn chăn nuôi; giảm dần diện tích lúa và một số cây công nghiệp ngắn ngày khác kém hiệu quả. Cụ thể:

- Cây thực phẩm (chủ yếu là rau, đậu): Phát triển diện tích rau, đậu an toàn phục vụ

cho thị trường thành phố và hướng tới xuất khẩu. Dự kiến đến năm 2020 là 6.900 ha, đến năm 2025 là 7.800 ha. Ngoài vùng sản xuất tập trung tại Củ Chi, Hóc Môn, Quận 12, Bình Chánh thì có thể kết hợp phát triển trên các sân thượng, ban công trong nội thành.

- Hoa, cây kiểng: Có nhu cầu và điều kiện thuận lợi để phát triển trong những năm

tới. Dự kiến đến năm 2020 mở rộng diện tích lên 2.100 ha, năm 2025 là 2.250 ha. Tập trung chủ yếu tại Gò Vấp, Hóc Môn, Quận 12, Quận 9 , Bình Chánh và Củ Chi. - Cây ăn trái: Tập trung phát triển dọc sông Sài Gòn, sông Đồng Nai, ven kênh Thày

Cai – An Hạ, vùng Long Hòa – Cần Thạnh thuộc Cần Giờ. Tiếp tục chương trình cải tạo và trồng mới các giống cây có giá trị. Dự kiến diện tích cây ăn trái đến năm 2020 là 8.270 ha, năm 2025 là 8.000 ha.

- Cây lương thực: Cây lúa tuy hiệu quả không cao, giá trị hàng hóa không thể cạnh

tranh với các vùng lân cận và ảnh hưởng của ĐTH nên sẽ thu hẹp dần. Dự kiến đến năm 2020 diện tích trồng lúa còn 6.400 ha, đến năm 2025 là 4.200 ha. Tuy nhiên, cần tạo điều kiện để cây lúa phát triển ở một số vùng có năng suất cao như kênh

Đông, kết hợp với các biện pháp đẩy mạnh thâm canh với giống mới, cơ giớ i hóa, v.v…

Tiếp tục phát triển bắp lai phục vụ cho chăn nuôi và một số cây lương thực khác với diện tích thích hợp.

Cây công nghiệp ngắn ngày: Giảm dần diện tích mía, chỉ phát triển tập

trung tại các khu vực thuận lợi như dọc kênh Thày Cai – An Hạ và dọc sông Sài Gòn. Đồng thời, tiếp tục thay đổi giống mía có năng suất và độ đường cao.

Có điều kiện duy trì và tăng năng suất cây đậu phộng tại Củ Chi, Hóc Môn, Bắc Bình Chánh khoảng từ 3.000 – 4.000 ha.

3.3.3.2 . Chăn nuôi

Nâng cao tỉ trọng ngành chăn nuôi trong cơ cấu kinh tế nông, lâm và thủy sản. Đẩy mạnh sản xuất các loại giống tốt phục cho chăn nuôi bò thịt, bò sữa, heo, gà vịt cho thành phố và các tỉnh trong cả nước.

Phát triển chăn nuôi theo hướng HĐH các khâu sản xuất giống, thức ăn, chuồng trại, chăm sóc, xử lý chất thải và chế biến sản phẩm chăn nuôi. Bảo đảm sản phẩm chăn nuôi đủ tiêu chuẩn về chất lượng thịt và vệ sinh thực phẩm, có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và xuất khẩu.

Tập trung các đối tượng nuôi chính: bò thịt, bò sữa, heo và một số vật nuôi có giá trị kinh tế khác (như chim yến, cá sấu, v.v…).

Tập trung phát triển nâng cao chất lượng, giá trị đàn giống gốc gia súc, gia cầm, tích cực cải tạo nâng cao chất lượng giống thương phẩm, đảm bảo sản phẩm cho chăn nuôi đạt tiêu chuẩn chất lượng, an toàn cho người tiêu dùng và xuất khẩu kết hợp với các biện pháp hạ giá thành sản phẩm, đảm bảo hiệu quả và cạnh tranh cho sản phẩm chăn nuôi.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển nông nghiệp đô thị ở tp hồ chí minh trong quá trình đô thị hóa (Trang 127 - 128)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(150 trang)
w