Địa chất – thổ nhưỡng

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển nông nghiệp đô thị ở tp hồ chí minh trong quá trình đô thị hóa (Trang 40 - 44)

- Không gian tổ chức các hoạt động du lịch nông nghiệp cho du khách là trang trại, đồng ruộng, vườn cây, rừng trồng đến cả những ao nuôi, cơ sở thuần

Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA

2.2.2.4. Địa chất – thổ nhưỡng

Thổ nhưỡng Tp.HCM được hình thành trên hai tướng trầm tích: trầm tích Pleixtoxen và trầm tích Holoxen.

41

Tây Bắc và Đông Bắc thành phố, gồm phần lớn các huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bắc Bình Chánh, Thủ Đức, Bắc – Đông Bắc Quận 9 và đại bộ phận khu vực nội thành hiện hữu.

Đặc điểm chung của tướng trầm tích này thường là địa hình đồi gò hoặc lượn sóng, cao từ 20 – 25m và xuống tới 3 – 4m, mặt nghiên về hướng Đông Nam. Dưới tác động tổng hợp của nhiều yếu tố tự nhiên như sinh vật, khí hậu, thời gian và hoạt động của con người, qua quá trình xói mòn và rửa trôi, v.v…, trầm tích phù sa cổ đã phát triển thành nhóm đất mang nét đặc trưng riêng – nhóm đất xám, với quy mô lớn hơn 45.000 ha chiếm tỉ lệ 23,4% diện tích tự nhiên ngoại thành thành phố. Cũng do tác động của các yếu tố trên, đặc biệt là quá trình xói mòn và rửa trôi, nhóm đất xám đã phân hóa thành ba loại: đất xám cao, có nơi bị bạc màu; đất xám có tầng loang lổ và đất xám pley.

+ Đất xám cao: Không bị ngập nước, mực nước ngầm sâu từ 5 – 15 m. Thành phần cơ giới chủ yếu là cát pha, thịt nhẹ, cấu trúc và khả năng giữ nước kém. Đất chua, pH 4,0 – 4,5; nghèo mùn, nghèo dinh dưỡng các chất N, P2O5, K2O.

+ Đất xám có tầng loang lổ đỏ vàng: Chiếm diện tích lớn nhất trong nhóm đất xám; phân bố ở độ cao từ 10m trở xuống đến 3 - 4m, địa hình tương đối bằng phẳng, mực nước ngầm nông khoảng từ 1m đến 4 – 5m, sâu nhất cũng không quá

10m. Các tầng trên có màu xám, các tầng dưới có màu vàng xen lẫn các vệt rỉ sắt màu đỏ và có kết vôn mềm. Tỉ lệ sét tăng dần theo chiều sâu. Đất ít chua, pH từ 4 – 5; hàm lượng mùn thấp, nghèo dưỡng chất N, P2O5, K2O; trong khi Al2O3 khá cao và hàm lượng Fe2O3 tăng theo chiều sâu. Đất có thành phần cơ giới nặng hơn, khả năng giữ nước và giữ màu tốt hơn. Tuy nhiên, vẫn thuộc loại đất nghèo, cần phải chăm bón nhiều mới đạt năng suất và sản lượng.

+ Đất xám gley: Có diện tích nhỏ nhất trong các loại đất xám. Phân bố trên địa hình thấp trũng thoát nước kém. Thành phần cơ giới trên lớp đất mặt có tỉ lệ sét khá cao, giảm ở tầng giữa lại tăng ở tầng dưới, đất chua, nghèo dưỡng chất P2O5, K2O.

- Trầm tích Holoxen (trầm tích phù sa trẻ): trầm tích này có nhiều nguồn gốc (ven biển, vũng vịnh, sông biển, aluvi lòng sông và bãi bồi) nên đã hình thành nhiều loại đất khác nhau: nhóm đất phù sa (bao gồm phù sa trên đất phèn) chiếm tỉ lệ 7,8% nhóm đất, nhóm đất phèn 21,2%, nhóm đất phèn mặn chiếm 23,6%. Ngoài ra, có 0,2% là giồng cát ven biển và đất feralite vàng nâu bị xói mòn trơ sỏi đá ở vùng đồi gò.

+ Nhóm đất phù sa không hoặc ít bị nhiễm phèn: Phân bố ở những nơi có địa hình khoảng 1,5 – 2m. Nó tập trung tại vùng giữa phía Nam huyện Bình Chánh, phía Đông Quận 7, phía Bắc Nhà Bè và rải rác một số nơi ở Hóc Môn, Củ Chi.

+ Nhóm đất phèn: Có hai loại là đất phèn nhiều và đất phèn trung bình, với tổng diện tích 38.560 ha. Chúng phân bố tập trung chủ yếu ở hai vùng. Vùng đất phèn Tây Nam Thành phố (phía Tây Củ Chi và Bình Chánh) hầu hết thuộc loại đất phèn nặng. Vùng đất phèn ven sông Sài Gòn và Đồng Nai, hầu hết thuộc loại đất phèn trung bình và ít. Đất phèn nói chung có thành phần cơ giới từ sét đến sét nặng, đất chặt và bí. Đất khá giàu mùn, chất dinh dưỡng trung bình, nghèo lân; song hàm lượng các ion độc tố cao, cần tăng cường các biện pháp thủy lợi tưới tiêu để rửa phèn mới có thể canh tác được.

+ Nhóm đất phèn mặn: Là nhóm đất có diện tích lớn nhất ở thành phố. Nó phân bố tập trung ở Nhà Bè và Cần Giờ. Theo độ mặn và thời gian ngập mặn nhóm đất này được chia làm hai loại: đất phèn mặn theo mùa và đất phèn mặn thường xuyên.

Đất phèn mặn theo mùa phân bố ở huyện Nhà Bè và Bắc Cần Giờ. Thời gian bị mặn kéo dài từ tháng 12 đến tháng 6 – 7 năm sau. Đất thịt, nhiều mùn, chứa nhiều xác hữu cơ dưới môi trường yếm khí, chất dinh dưỡng khá. Tuy nhiên, vào mùa lũ nước mặn bị đẩy ra xa, đ ất có lớp phù sa dày tới 20 – 30cm, nên vẫn cấy được một vụ lúa với năng suất khoảng 2,0 – 2,2 tấn/ha.

Đất mặn dưới rừng ngập mặn chiếm phần lớn diện tích huyện Cần Giờ. Đất thịt trung bình, màu xám đen, nhiều mùn nhão lẫn xác hữu cơ bán phân giải, bị ngập triều thường xuyên. Đất mặn phù hợp với việc duy trì các loài cây dưới rừng

43

ngập mặn, nhằm giữ bờ lấn biển, bảo vệ cảnh quan môi trường, phục vụ phát triển du lịch sinh thái ở vùng ven biển Đông Nam thành phố.

2.2.2.5. Sinh vật

Dưới tác động của các hợp phần tự nhiên, hệ sinh thái ở Tp.HCM gồm ba kiểu thảm thực vật rừng tiêu biểu: rừng nhiệt đới ẩm mưa mùa, rừng úng phèn và rừng ngập mặn.

- Hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm mưa mùa Đông Nam Bộ : Hệ sinh thái rừng này

trước vốn có ở Củ Chi và Thủ Đức. Rừng nguyên sinh Củ Chi là rừng kính thường xanh chiếm ưu thế là cây họ Dầu và trong cấu trúc tổ thành hỗn giao có khoảng 25 – 30% các loài cây rụng là thuộc họ đậu, họ Tử Vi đều ở tầng nhô và tầng tán rừng. Còn ở Thủ Đức, rừng nguyên sinh tương đồng với kiểu rừng ẩm Đông Nam Bộ, chiếm ưu thế với các loài cây Dầu rừng ẩm trên địa hình đồi gò lượn sóng mạnh có nền đất xen kẻ giữa phù sa cổ, đá phiến sét và các đá acide khác.

- Hệ sinh thái rừng úng phèn: thảm thực vật rừng tự nhiên trên vùng đất phèn

Tp.HCM rất nghèo nàn. Các cánh rừng Tràm tự nhiên trên diện tích rộng lớn khi xưa kéo dài từ Tây Nam Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh đến Nhà Bè, do khai phá và canh tác của con người nên hiện nay không còn nữa, chỉ còn sót lại số ít rặng cây mọc rải rác ở dạng chồi bụi.

Với các chính sách kinh tế mới, nhiều nông trường Tam Tân, Nhị Xuân, Phạm Văn Hai, Lê Minh Xuân đã ra đời làm mở rộng diện tích trồng lúa, mía, thơm, hoa màu, các loài cây ăn trái chịu phèn, v.v…Nhờ vậy, môi trường sinh thái vùng úng phèn nhanh chóng được cải thiện, đang từng bước trù phú và nhiều hộ dân đã phát triển nghề ươm cây trồng, nay trở thành nơi cung cấp giống cây trồng cho thành phố và các vùng lân cận.

- Hệ sinh thái rừng ngập mặn: Tập trung chủ yếu ở huyện Cần Giờ chủ yếu là rừng

nguyên sinh. Sau khi bị chiến tranh hủy diệt, thành phố đã tiến hành trồng lại với hàng ngàn hecta rừng Đước. Từ khi phục hồi, môi trường sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ đã được cải thiện, chim thú đã dần dần tái hiện như cá sấu, heo rừng, khỉ, trăn, rắn, v.v…và hàng chục loài chim. Đồng thời, sản lượng tôm cá nơi đây cũng

ngày càng tăng, có đóng góp không nhỏ trong việc cung cấp thủy hải sản cho thành phố. Với vai trò sinh thái quan trọng, Cần Giờ đã được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển nông nghiệp đô thị ở tp hồ chí minh trong quá trình đô thị hóa (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(150 trang)
w