Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển nông nghiệp đô thị ở tp hồ chí minh trong quá trình đô thị hóa (Trang 54 - 57)

- Không gian tổ chức các hoạt động du lịch nông nghiệp cho du khách là trang trại, đồng ruộng, vườn cây, rừng trồng đến cả những ao nuôi, cơ sở thuần

2.3.1.2.Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp

Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA

2.3.1.2.Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp

Trong những năm qua, mặc dù diện tích đất nông nghiệp của Tp.HCM giảm nhanh nhưng giá trị sản xuất nông nghiệp vẫn tăng mạnh. Chính sự CDCCKT nông, lâm và thủy sản hợp lí đã góp phần tạo nên những thành tựu vượt bậc này. Nhìn chung, sự chuyển dịch CDCCKT nông nghiệp ngày càng phù hợp với nền sản xuất NNĐT ứng dụng công nghệ cao. Theo đó, tỉ trọng giá trị sản xuất nông, lâm và thủy sản có sự thay đổi đáng kể.

Giai đoạn 2000 – 2011, tỉ trọng ngành nông nghiệp nhìn chung giảm từ 83,2% (năm 2000) xuống còn 79,2% (năm 2011). Ngành lâm nghiệp ngày càng chiếm tỉ trọng không đáng kể từ 4,1% (năm 2000) xuống còn 1,1% ( năm 2011). Trong khi đó, tỉ trọng giá trị sản xuất thủy sản có sự gia tăng từ 12,7% (năm 2000) lên 19,7% (năm 2011). Tuy nhiên, sự thay đổi CCKT ngành nông lâm và thủy sản

trong m ỗi giai đo ạn nhỏ lại có sự khác biệt. Bi ểu đ

55

2.4. .

Cơ c

ấu kinh tế nông, lâm và thủy sản giai đ o ạn 2000 2011 Ngu ồn: Niên giám th ống kê năm 2005 , 2007, 2011_ C ục thống kê Tp.HCM ( % ) ) năm ( + Giai đoạn 2000 – 2006:

Đó là sự giảm nhanh về tỉ trọng của ngành nông nghiệp từ 83,2 % (năm 2000) xuống còn 67,5% (năm 2006). Trong khi đó, tỉ trọng ngành thủy sản lại tăng nhanh từ 12,7% (năm 2000) lên đến 31,7% (năm 2006). Đây là giai đoạn của quá trình chuyển đổi từ mô hình sản xuất nông nghiệp truyền thống sang sản xuất NNĐT nên hiệu quả của ngành nông nghiệp chưa được phát huy.

+ Giai đoạn 2007 – 2011:

Tỉ trọng ngành nông nghiệp lại có xu hướng tăng nhanh từ 69,9% (năm 2007) lên 79,2% (năm 2011). Tỉ trọng ngành thủy sản giảm từ 28,9% xuống còn 19,7% trong cùng thời kì. Sự chuyển dịch này chứng tỏ sản xuất NNĐT ở Tp.HCM

đang phát huy hiệu quả trong việc phát triển các loại cây trồng và vật nuôi theo hướng hiện đại như sản xuất rau an toàn, cây kiểng, n uôi cá cảnh, nuôi chim yến, chăn nuôi bò sữa, v.v…

Trong cơ cấu nội bộ ngành cũng có sự thay đổi phù hợp với chuyển dịch cơ cấu NNĐT:

* Sự chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp: Ngành chăn nuôi luôn chiếm tỉ trọng cao và ngày càng tăng từ 892.286 triệu đồng, chiếm 41,5% giá trị sản xuất ngành nông nghiệp năm 2000; tăng lên 1.283.238 triệu đồng năm 2005, chiếm 49,7%; đạt 5.311.764 triệu đồng năm 2011, chiếm đến 60,5% tổng giá trị nông nghiệp. Giá trị sản xuất ngành trồng trọt tăng đều qua các năm, tuy nhiên về cơ cấu lại có xu hướng giảm. Năm 2000, giá trị của ngành đạt 1.017.770 triệu đồng, chiếm đến 47,2% tổng giá trị nông nghiệp; đến năm 2011 con số này là 2.755.191 triệu đồng, chỉ chiếm 31,3%. Chiếm tỉ trọng thấp nhất là dịch vụ nông nghiệp khoảng 8,4% với 734.573 triệu đồng năm 2011.

Trồng trọt Chăn nuôi

Dịch vụ nông nghiệp

Biểu đồ 2.5. Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp phân theo ngành

11,3% ,3% 47 ,2% 41 ,5% Năm 2000 năm 2000, 2011 31 ,3% 8 ,4% 60 ,5% Năm 2011

* Sự chuyển dịch cơ cấu trong ngành thủy sản:

Năm 2000, tỉ trọng nuôi trồng thủy sản chỉ chiếm 41,4% về sản lượng, 26,4% giá trị của ngành thủy sản; đến năm 2001, tỉ trọng chiếm đến 52,1% về sản lượng và

57

74,2% về giá trị, gấp 18,7 lần so với năm 2000. Điều này chứng tỏ quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành thủy sản ngày càng phù hợp với sản xuất

NNĐT.

* Sự chuyển dịch cơ cấu ngành lâm nghiệp:

Ngành lâm nghiệp cũng có sự chuyển dịch ngày càng rõ nét, diện tích trồng rừng tập trung ngày càng tăng, tỉ lệ che phủ rừng đạt 16% năm 2011. Đồng thời, tỉ lệ cây xanh đô thị cũng tăng nhanh, nếu tính cả tỉ lệ che phủ rừng và cây xanh thì lên đến 38% năm 2011.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển nông nghiệp đô thị ở tp hồ chí minh trong quá trình đô thị hóa (Trang 54 - 57)