Lâm nghiệp

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển nông nghiệp đô thị ở tp hồ chí minh trong quá trình đô thị hóa (Trang 105 - 107)

- Mía: Là nguồn nguyên liệu quan trọng cho công nghiệp mía đường, rượu,

2.3.2.3. Lâm nghiệp

Diện tích rừng và đất lâm nghiệp năm 2011 là 36.183 ha; tỉ lệ che phủ rừng là 16%, tỉ lệ che phủ rừng và cây xanh là 38%. Mặc dù chiếm tỉ trọng thấp về giá trị kinh tế (đạt 119.918 triệu đồng, chiếm 1,1% giá trị sản x uất nông lâm ngư nghiệp) nhưng giá trị về mặt sinh thái môi trường rất lớn, nhất là hệ thống cây xanh tại các quận trung tâm và “lá phổi xanh” Cần Giờ.

a/ Hệ thống cây xanh đô thị

Hệ thống cây xanh đô thị ngoài tác dụng tô điểm cảnh mỹ quan và che mát, chúng còn là “bộ lọc” tích cực để giảm thiểu ô nhiễm môi trường đô thị. Chính vì vậy, theo Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam thì mỗi người sống ở đây phải có ít nhất 25 m2 diện tích mảng xanh.

Ở Tp.HCM, hệ thống cây xanh đô thị được trồng theo các tuyến đư ờng và trong công viên. Loại cây chủ yếu được trồng là sao, dầu đặc trưng cho vùng Đồng

Năm 2011, toàn thành phố có 1.130 tuyến đường, trong đó c ó hơn 338 tuyến (khoảng 100 km ) không có cây xanh. Nhiều con đường tại cửa ngõ thành phố cũng rơi vào tình trạng tương tự. Hiện tại, số công viên ở các quận nội thành là 109 với tổng diện tích chỉ khoảng 250 ha. Hệ thống công viên lại phân bố không đều, chủ yếu tập trung trên địa bàn Quận 1 (Tao Đàn, 23/9, Thảo Cần Viên), Quận 6 (Phú Lâm), Quận 10 (Lê Thị Riêng, Kì Hòa), Quận 11 (Đầm Sen), Phú Nhuận ( Gia Định), Bình Thạnh (Văn Thánh, Thanh Đa, Bình Quới), Tân Bình (Hoàng Văn Thụ), v.v…Tuy nhiên, diện tích công viên cây xanh chỉ đạt 0,2 m2/người; còn các quận huyện khác cũng chỉ 1,5 m2/người. Đây không chỉ là hiện trạng riêng ở Tp.HCM mà còn tại các đô thị lớn khác trong cả nước như Hà Nội (2,1 m2/người), Hải Phòng (1,8 m2/người), Đà Nẵng (1,5 m2/người), Cần Thơ (1,2 m2/người). Nếu so với các đô thị trên thế giới thì tỉ lệ xanh của thành phố thấp hơn rất nhiều như Pari (25 m2/người), Maxcosva (44 m2/người), Berlin (50 m2/người).

Theo khảo sát của tác giả trên 200 người dân của Tp.HCM về nhận xét của mình đối với hệ thống cây xanh đô thị ở thành phố.

Bảng 2.15. Nhận xét của người dân đối với hệ thống cây xanh đô thị

Chưa đạt yêu cầu Cơ bản đạt yêu cầu

Đạt yêu cầu Hoàn thiện

Số người 127 57 16 0

T ỉ lệ (%) 63,5 28,5 8 0

Nguồn: Tác giả điều

tra Có đến 63,5% người cho rằng hệ thống cây xanh ở thành phố chưa đạt yêu cầu,

có 28,5% người cho rằng cơ bản đạt yêu cầu, có 8% người cho rằng đạt yêu cầu và 0% người cho rằng hệ thống cây xanh đã hoàn thiện. Như vậy, tỉ lệ xanh của thành phố nhìn chung còn khá thấp chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân về một đô thị “xanh”.

Trong nhiều năm qua, Tp.HCM đã có nhiều nổ lực trong việc phát triển hệ thống cây xanh. Tuy nhiên, do quá trình ĐTH quá nhanh nên diện tích mảng xanh ở khu vực ven đô ngày càng bị thu hẹp; đòi hỏi th ành phố có quy hoạch tổng thể nhằm tạo ra môi trường sống thân thiện với môi trường.

Là trung tâm công nghiệp và đô thị lớn nhất cả nước, Tp.HCM đang đối mặt với nạn ô nhiễm môi trường. Vì vậy, ngoài hệ thống cây xanh đô thị thì rừng phòng hộ có tác dụng rất lớn đối với môi trường sinh thái.

Hiện nay, rừng trên địa bàn thành phố chủ yếu tập trung tại các vùng ven như Củ Chi, Hóc Môn, Thủ Đức, Quận 9 và nhiều nhất là Cần Giờ; chủ yếu là rừng phòng hộ môi trường.

Hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ là nơi có điều kiện môi trường sinh thái rất đặc biệt. Đó là sự kết hợp của hệ sinh thái thủy vực và hệ sinh thái trên cạn, của hệ sinh thái nước ngọt và hệ sinh thái nước mặn. Bên cạnh đó, rừng Cần Giờ còn nhận một lượng phù sa lớn từ sông Đồng Nai và từ các đợt thủy triều nên hệ động thực vật nơi đây rất đa dạng. Theo thống kê, hiện Cần Giờ có khoảng 38.556 ha rừng xanh tốt, trong đó có 21.300 ha rừng trồng; 157 loài thực vật, trong đó phổ biến nhất là đước, mắm, bần, sú, vẹt, mây, chà là, dừa nước; 163 loài phiêu sinh vật; 130 loài tảo; 100 loài động vật không xương sống; 120 loài cá; 9 loài động vật lưỡng thể; 31 loài bò sát; 19 loài có vú và 14 loài chim, v.v…trở thành "lá phổi" xanh, là "quả thận" có chức năng làm sạch không khí và nước thải từ các thành phố công nghiệp nằm ở thượng nguồn sông Đồng Nai, Sài Gòn trước khi đổ ra biển Đông.

Ngoài việc bảo vệ môi trường, hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ đã trở thành một địa điểm du lịch hấp dẫn đối với những du khách yêu thiên nhiê n, thích khám phá hệ động thực vật phong phú của rừng ngập mặn.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển nông nghiệp đô thị ở tp hồ chí minh trong quá trình đô thị hóa (Trang 105 - 107)