Quan hệ sở hữu và chính sách nông nghiệp

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển nông nghiệp đô thị ở tp hồ chí minh trong quá trình đô thị hóa (Trang 50 - 51)

- Không gian tổ chức các hoạt động du lịch nông nghiệp cho du khách là trang trại, đồng ruộng, vườn cây, rừng trồng đến cả những ao nuôi, cơ sở thuần

2.2.3.6.Quan hệ sở hữu và chính sách nông nghiệp

Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA

2.2.3.6.Quan hệ sở hữu và chính sách nông nghiệp

Với nhiều chính sách khoán của Nhà nước, người nông dân được giao đất, giao rừng đã tạo ra tâm lí an tâm, khuyến khích thúc đẩy sản xuất. Bên cạnh đó, những chính sách ưu tiên phát triển nông nghiệp của thành phố như đầu tư, hỗ trợ vốn cho sản xuất nông nghiệp; khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp; mở rộng thị trường; thành lập các trung tâm nghiên cứu giống cây trồng, vật nuôi; xây dựng địa bàn cư trú nông thôn, v.v… đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển NNĐT trên địa bàn. 2.2.4 . Đánh giá chung

2.2.4.1. Thuận lợi

Nằm ở trung tâm vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, kinh tế phát triển năng động, nơi tập trung nhiều trường đại học, các cơ quan và viện nghiên cứu; thị trường tiêu thụ rộng lớn; hệ thống CSHT và CSVCKT được đầu tư phát triển, chính sách phát triển nông nghiệp được chú trọng; có nhiều tiềm năng về đất - nước – khí hậu nên cây trồng vật nuôi đa dạng, phong phú, có nhiều nguồn lực để phát triển nông nghiệp theo đặc thù NNĐT.

2.2.4.2 . Khó khăn

Bên cạnh những thuận lợi, các nhân tố về tự nhiên và KT - XH cũng gây không ít khó khăn cho sản xuất nông nghiệp:

- Lượng mưa phân bố không đều trong các mùa gây khó khăn trong công tác điều tiết nước tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp.

- Phần diện tích thấp, trũng có cao trình dưới 2,0m và diện tích mặt nước chiếm đến 61% diện tích tự nhiên của thành phố, hệ thống thủy lợi và giao thông phục vụ sản xuất chưa hoàn thiện.

51

- Đất sản xuất nông nghiệp của thành phố không kém màu mỡ so với đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ.

- Ô nhiễm môi trường đất và nước tác động xấu đến sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt và đời sống nhân dân.

- Lao động nông nghiệp ngày càng già đi, giá nhân công nông nghiệp trên địa bàn cao hơn so với các tỉnh khác từ 1,5 – 2,0 lần.

- Đất đai ngày càng manh mún, CSHT một số vùng sản xuất chưa hoàn chỉnh, chưa đồng bộ dẫn đến hạn chế quá trình cơ giới hóa và áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật vào trong sản xuất nông nghiệp.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển nông nghiệp đô thị ở tp hồ chí minh trong quá trình đô thị hóa (Trang 50 - 51)