- Mía: Là nguồn nguyên liệu quan trọng cho công nghiệp mía đường, rượu,
b/ Mục tiêu cụ thể
3.3.2.1. Định hướng sử dụng tài nguyên
Khai thác, sử dụng tài nguyên trên cơ sở phân chia các vùng:
- Vùng 1: Vùng đất xám đồi gò không có nước tưới, phân bố ở Tây Bắc Củ Chi, Bắc
Thủ Đức và một phần Quận 9 với diện tích khoảng 5.850 ha, chiếm 4,5% diện tích đất nông, lâm và thủy sản. Ở vùng này, rải rác còn sót lại các đốm rừng thứ sinh hoặc dấu vết rừng nhiệt đới mưa mùa Đông Nam Bộ. Tại đây, chủ yếu là ruộng rẫy với hoa màu, đậu đỗ và khoai mì một vụ vào mùa mưa, năng suất thấp và bấp bên. Hướng phát triển chủ yếu là:
+ Quận 9 và Thủ Đức bố trí các công trình công viên văn hóa, giải trí, khu di tích văn hóa lịch sử.
+ Tại Củ Chi hướng phát triển cây trồng chủ yếu là cao su, cây ăn trái, cây lâm nghiệp kết hợp với chăn thả gia súc như trâu, bò. Phát triển thêm các loại hình du lịch sinh thái, nhà vườn, cây ăn trái để làm phong phú, hấp dẫn tuyến du lịch địa đạo di tích lịch sử đến Bến Dược, Bến Đình.
- Vùng 2: Vùng đất xám vàng đỏ và đất xám bạc màu trên địa hình lượn sóng đến
bằng, ở khắp ba huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh và một phần Thủ Đức. Nó chiếm diện tích lớn nhất trong tổng diện tích 45.201 ha của nhóm đất xám nói chung. Vùng này có thể chia thành hai tiểu vùng:
+ Vùng hơi cao khoảng 10 m trở xuống, địa hình lượn sóng, có tầng đất dày, độ màu mỡ khá, mực nước ngầm không sâu quá 10 m, có thể trồng cây công nghiệp lâu năm (cao su) ở khu vực các nông trường An Phú, Phạm Văn Cội phía Đông Bắc Củ Chi và các cây rau, đậu ngắn ngày.
+ Vùng thấp dưới 10 m đến 3 – 4m, địa hình lượn sóng nhẹ đến bằng, có diện tích khoảng 20.230 ha. Ở Củ Chi, từ khi có kênh Đông sản xuất nông nghiệp có bước phát triển nhảy vọt, từ một vụ tăng lên 3 vụ lúa /năm. Trên cao hoặc triền
125
có thể phát triển ruộng màu hai vụ đậu phộng luân canh một vụ lúa; dưới thấp là ruộng lúa hai vụ (hè thu và mùa) luân canh với một vụ đậu phộng.
Tại vùng này là địa điểm chủ yếu cho hoạt độn g chăn nuôi bò thịt và bò sữa, heo và các vật nuôi có giá trị kinh tế khác.
- Vùng 3: Vùng đất phù sa ngọt với diện tích 10.100 ha (chiếm 7,9% diện tích đất
nông, lâm và thủy sản), phân bố tập trung chủ yếu ở vùng giữa phần phía Nam huyện Bình Chánh (các xã Tân Túc, Bình Chánh, An Phú Tây, Tân Quý Tây, Hưng Long và Quy Đức); vùng giao lưu của quá trình tạo thành đất giữa Thành phố với Đồng bằng sông Cửu Long. Là vùng chủ yếu trồng lúa nước hai vụ năng suất cao (lúa mùa và lúa hè thu), rau màu và hệ sinh thái vườn cây ăn trái hiện tại ưu thế với Dừa, Xoài, Hồng Xiêm, Táo, v.v…Nơi đây có thể phát triển chăn nuôi heo, bò quy mô hộ gia đình
- Vùng 4: Vùng đất phèn nhiều (phèn nặng), thấp trũng ở phía Tây Nam thành phố,
kéo dài hàng chục km từ Tam Tân, Thái Mỹ huyện Củ Chi, qua Nhị Xuân huyện Hóc Môn, xuống khu vực Tây Nam huyện Bình Chánh với diện tích
8.930 ha (chiếm 7,0% diện tích đất nông, lâm và thủy sản). Vùng này chủ yếu là các hệ sinh thái ruộng nhiễm phèn, lúa một vụ năng suất thấp; đất ngập phèn lên líp trồng Khóm, Mía, Điều, Mãng cầu tháp Bình bát tỏ ra có hiệu quả và đặc biệt thích hợp hơn là rừng trồng cây nguyên liệu và phòng hộ mọc nhanh như Tràm, Bạch đàn, Keo lá tràm, Keo tai tượng, Keo lai.
- Vùng 5: Vùng đất phèn trung bình và phèn ít (phèn vừa và phèn nhẹ), thấp trũng,
đất có lớp phù sa trên tầng mặt; ở rẻo ven sông Sài Gòn, kéo dài từ xã Bình Mỹ (Củ Chi); Nhị Bình (Hóc Môn), đến các phường Thạnh Lộc, Thạnh Xuân, An
Phú Đông (Quận 12) và từ Rạch Tra đến vùng Bưng Sáu Xã thuộc Quận 2 và Quận 9. Với diện tích 18.420 ha (chiếm 14,3% diện tích đất nông, lâm và thủy sản). Vùng này, nhất là phía ven sông Sài Gòn là hệ sinh thái của các loài hoa trái nổi tiếng, nay
đang và sẽ phát triển ngày càng phong phú, đa dạng hơn; có thể kết hợp với phát triển du lịch sinh thái nhà vườn.
Vùng 6: Vùng đất phèn mặn theo mùa 6 – 7 tháng/năm, có diện tích 19.262
ha (chiếm 15% diện tích đất nông, lâm và thủy sản), ở toàn bộ Nhà Bè và phía Bắc các xã huyện Cần Giờ. Vùng này, có các hệ sinh thái ruộng lúa chịu mặn một vụ năng suất thấp và bấp bênh; rừng dừa nước và ao thủy sản nuôi tôm, cua chiếm đa số. Hướng phát triển chủ yếu là phát triển các ao nuôi tôm sú, tôm thẻ, cá chẽm v.v…trên hệ sinh thái rừng ngập triều và dừa nước.
- Vùng 7: Vùng đất phèn mặn hay đất mặn dướ i rừng ngập mặn, diện tích
45.670 ha (chiếm 35,6% diện tích đất nông, lâm và thủy sản), tập trung ở huyện Cần Giờ. Hệ sinh thái rừng ngập mặn chiếm tới 34.000 ha; trong đó, 24.000 ha là rừng trồng, chủ yếu là rừng Đước với 21.000 ha và một số loài khác như Bạch đàn, Keo lá tràm. Số còn lại là diện tích đất muối, v.v…Ngoài ra, đất giồng cát có diện tích nhỏ có thể trồng cây ăn trái thông thường như: Mãng cầu, Nhãn, Xoài, Mận, Ổi, v.v…Một số diện tích mặt nước sử dụng để nuôi tôm.